Lu Chen,
Epoch Times
April 14, 2014
Khu dân cư bị sập ở thành phố Phụng Hóa, tỉnh Chiết Giang, ngày 04 tháng
Tư. Một người chết và sáu người bị thương nặng trong trường hợp đó đã đưa lộ ra
ánh sáng của toàn bộ ngành công nghiệp xây dựng. (ChinaFotoPress qua Getty
Images)
Một lô các căn hộ đã được xây dựng trong những năm
1990 đột nhiên bị sụp đổ vào ngày 04 tháng Tư ở tỉnh Chiết Giang , vùng bờ biển của Trung Quốc, chôn lấp bảy người, một trong số đó đã
chết. Cư dân của tòa nhà đã phàn nàn về tình trạng tòa nhà trong nhiều tháng:
vết nứt đã xuất hiện trên trần nhà, và trát vữa đã bong khỏi bức tường.
“Tôi thấy cửa sổ kính đột nhiên vỡ, và sau đó các
bức tường bắt đầu sụp đổ từ góc trên từng chút một, ” Ông He, một cư dân sống
trong tòa nhà trả lời trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình Quảng
Đông. Sau đó, toàn bộ đều sụp đổ.
Thảm kịch góp phần phơi bày chất lượng xây dựng ở
Trung Quốc ra ánh sáng, nơi bất động sản có truyền thống là một trong những
động lực chính của tăng trưởng kinh tế, và một số lượng lớn tài sản cá nhân
được đầu tư vào khu vực nhà ở. Bộ Nhà ở của Trung Quốc đã thừa nhận chất lượng
thấp của các công trình xây dựng, các tòa nhà chỉ có thể tồn tại trong hai hoặc
ba thập kỷ.
“Chúng ta không thể phủ nhận rằng sau khi cải cách
và mở cửa, quả thực Trung Quốc đã xây dựng một loạt các ngôi nhà theo kiểu đồ
ăn nhanh” ở nhiều nơi, “Chen Xuwei, phó bí thư của Viện Xây dựng và Kiến trúc
Hàng Châu cho biết, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước Tân Hoa
Xã.
Trường hợp gần đây ở Chiết Giang đã diễn ra tại
thành phố Phụng Hóa. Có 15 hộ gia đình trong tòa nhà đã xuống cấp. Bà Mao, một
người dân cho biết, cô không thể mở được cửa ra vào và cửa sổ trong căn hộ của
mình vì chúng đã bị biến dạng.
Cư dân sống trong các tòa nhà gần đó cũng phàn nàn
về các vấn đề tương tự như: xuất hiện các vết nứt lớn trên tường, đủ lớn để đặt
một nắm tay vào trong.
Theo những cuộc kiểm tra đã được tiến hành, cần một
chi phí khoảng 4,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 726.000 Mỹ Kim) để sửa chữa. Chính
quyền địa phương và các hộ gia đình không thể đi đến sự nhất trí bên nào sẽ
phải gánh chịu chi phí-và sau đó tòa nhà sụp đổ.
Phó trưởng banTuyên giáo của Thành phố Phụng Hóa, Xu
Mengting, đã nói với Legal Evening News rằng chính quyền địa phương không thể
cung cấp toàn bộ số tiền 4,5 triệu nhân dân tệ, và vẫn còn đang đàm phán với
người dân.
Cảnh sát Phụng Hóa đã bắt giữ ba nghi phạm liên quan
đến vụ việc, mặc dù danh tính của họ đã không được tiết lộ. Người dùng Internet
Trung Quốc đang theo dõi trường hợp này tự hỏi liệu các nghi phạm có phải là
con dê tế thần gánh chịu trách nhiệm thay cho chính quyền dịa phương.
Không rõ có bao nhiêu tòa nhà như thế này ở Trung
Quốc, và không có cơ quan chính phủ nào giữ số liệu thống kê về vấn đề này.
Nhưng các tòa nhà chất lượng thấp chỉ là một trong nhiều vấn nạn ở Trung Quốc,
là hệ quả của một nền văn hóa tham nhũng đặt lợi ích ngắn hạn lên trên chất
lượng bền vững. Những bài báo cáo mang tính chủ quan dồn dập gửi đến các phương
tiện than phiền về những tòa nhà đang sụp đổ, trong khi người dân đôi khi
thường phải chịu đựng những bức tường bị nứt, khung cửa sổ bị biến dạng, và ống
dẫn bị rò rỉ.
Chất lượng kém của công trình xây dựng đã bộc lộ rõ
khi xảy ra thảm họa. Trận động đất cường độ 7,9 độ ở tỉnh Tứ Xuyên vào năm 2008
với gần 70.000 trường hợp tử vong đã biết, và khiến 4,8 triệu người trở thành
vô gia cư.
Phần lớn các tòa nhà bị sụp đổ là trường học và các
tòa chung cư.Nghiên cứu phối hợp thực hiện bởi ba trường đại học Trung Quốc cho thấy,khả năng sụp đổ của các công trình trường học cũng như tòa nhà chình phủ
tăng gấp bốn lần. Trung Quốc đổ lỗi cho tham nhũng trong quá trình xây dựng,
các nhà đầu tư bất động sản hút hết tiền mặt và giảm bớt tiền vật tư, tiền trợ
cấp.
Công trình xây dựng cẩu thả là hậu quả của tham
nhũng, một vấn đề lớn ở Trung Quốc. Báo cáo của lực lượng đặc nhiệm chống tham
nhũng được đưa ra tại một cuộc họp Quốc hội nhân dân tháng Mười năm ngoái cho thấy một nửa số các quan chức bị sa thải kể từ năm 2000
đã tham gia vào việc hối lộ và biển thủ công quỹ trong lĩnh vực bất động sản. .
Nhiều người Trung Quốc cũng đặt câu hỏi liệu cơ quan giám sát chất lượng dự án xây dựng có đang thực thi công
việc của mình hay không.
” Việc giám sát và kiểm tra chất lượng nhà ở chỉ là
một hình thức. Các tòa nhà đều sẽ đạt tiêu chuẩn miễn là hối lộ đầy đủ “, người
dùng Internet Diguo Liangmin cho biết, thể hiện ý nghĩ chung của người dân Trung Quốc vốn bị kìm nén
trong lòng. “Vậy tiền hối lộ đến từ đâu? Nó được tiết kiệm từ việc những
hàng giả và vật liệu kém chất lượng. “
Trong thập kỷ qua giá bất động sản của Trung Quốc đã
bùng nổ, và nhiều nhà kinh tế nhiều năm qua đã nói rằng thị trường bất động sản
là quả bong bóng dễ vỡ. Thường là hai hoặc ba thế hệ của Trung Quốc trong một
gia đình cùng góp tiền để mua một căn hộ.
Phải đối mặt với những chi phí này, cộng với cơ hội
nhận được một ngôi nhà chất lượng kém không trụ được quá 30 năm, nên trên bảng
thông báo điện tử Tianya, những bình luận như thế này trong các câu chuyện bàn
về vấn đề trên rất phổ biến: “Nếu tôi có tiền, tôi muốn đi Mỹ ” và ” Có quá
nhiều thứ cần giải quyết “.
Dịch
Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
No comments:
Post a Comment