Cập nhật lần cuối ngày Thứ tư, 09 Tháng 4 2014 19:43
Tác giả của bài viết này đã từng là quân nhân của
khối NATO. Và đã có mặt trong lực lượng chống lại những cuộc biểu tình của dân
chúng đòi hủy bỏ vũ khí nguyên tử, tranh chấp chủng tộc, đòi giảm ngân sách ,
chống khủng bố...
Muốn đánh bại được kẻ thù thì phải hiểu kẻ thù. Muốn
chống biểu tình hiệu quả thì cũng phải học luôn cách thức tổ chức biểu tình và
tâm lý của đám đông. Nên người lính chuyên nghiệp nào cũng được huấn luyện cặn
kẻ về cách thức chống biểu tình lẫn cách thức …tổ chức biểu tình.
Hầu hết những cuộc biểu tình mà tôi tham gia đều xảy
ra rất êm thắm, thậm chí có thể nói là … vui vẻ. Đến mức bên biểu tình và lực
lượng trấn áp chào hỏi, mời thuốc lá, chia bánh trái, cung cấp nước uống cho
nhau. Lắm chàng lính dễ thương còn được mấy cô nàng trao đổi số điện thoại để
hẹn hò.
Để được kết quả như vậy thì những thành viên trong
lực lượng chống biểu tình phải được huấn luyện công phu và tỉ mĩ. Đến từng cử
chỉ và lời nói với mọi tình huống có thể xảy ra. Còn phía biểu tình cũng ý thức
rõ rệt về quyền hạn bản thân đối với pháp luật. Hai bên đều hiểu rằng phía nào
dùng bạo lực trước sẽ bị báo chí và dư luận lên án. Dù có lý do chánh đáng hay
không, những kẻ dùng bạo lực vẫn là những kẻ thất bại.
Với tình hình hiện nay, chính quyền Việt Nam không
thể giải quyết những vấn đề xã hội. Càng ngày sẽ có càng nhiều biểu tình. Càng
ngày số lượng sẽ càng đông đảo.
Với cái nhìn của một người được huấn luyện về những
phương pháp chống biểu tinh, tác giả phải công nhận những cách thức đàn áp biểu
tình của cộng sản rất ...bài bản.
Cách điều hành đất nước của họ vô trách nhiệm. Phát
biểu của họ có dấu hiệu tâm thần nhưng phương pháp chống biểu tình của họ đã có
hiệu quả, có thể dập tắt « thế lực thù địch » từ trong trứng nước.
Nhưng nó chỉ có hiệu quả trong quá khứ. Sẽ không còn
hiệu quả trong tương lai. Lý do : Quá ít và quá trễ.
Trong bài Đấu tranh bất bạo động hiệu quả hơn nhiều lần so với bạo động
để lật đổ chế độ độc tài, Max Fisher đã viết rằng chỉ cần
một số ít 3 đến 5 % dân số quyết tâm là lật được chế độ độc tài. Gót chân
Achille của mọi chính quyền độc tài là nó cần rất nhiều nhân lực. Nhất là những
bộ phận an ninh. Các chế độc độc tài đều hiểu rằng không thể sử dụng một
lục lượng tương đương để trấn áp. Mà phải nhiều rất gấp mấy lần. Ở Việt Nam,
nhà đấu tranh nào cũng biết rằng luôn luôn có 5, 7 người đang canh chừng họ.
Cuộc cách mạng sẽ xảy ra khi số lượng chống đối tăng lên mà lực lượng an ninh
không thể theo kịp. Nếu không có lối thoát bằng chính trị, không có chính quyền
nào có thể chạy đua nhân lực như thế được.
Dù thành công ở trong quá khứ, chính quyền cộng sản
sẽ bị kiệt sức vì người chống đối trong nước không ngừng gia tăng.
Chúng ta nên hiểu rằng ở đâu cũng vậy, cách thức
chống biểu tình đều hao hao giống nhau. Nếu có lời Tuyên Bố Công Dân Tự Do đòi
xóa bỏ điều 4 thì sẽ có hội nghị ở đâu đó sẽ đòi công bố ủng hộ độc quyền của
đảng ( Do đảng nghĩ ra để đối lại). Sau này nếu có biểu tình đòi lật đổ chế độ
thì ngoài trù dập và giam cầm ra, đảng cộng sản cũng sẽ tổ chức những cuộc mít
tinh ủng hộ đảng, vân vân và vân vân.
Nhờ ngân sách và nhân lực, lực lượng đàn áp của cộng
sản đã đi trước những người đấu tranh tới 5, 6 nước cờ. Nào là cho phép bắn
người, nào là cho phép dùng mọi phương tiện để di chuyển quân lính, nào là cấm
máy thu hình loại nhỏ, v.v…
Lúc đầu, các cuộc biểu tình của phe đối lập còn khá
đơn sơ. Vừa chấp nhận mất mát và vừa mò mẫm tự học, họ đã có những bước đi thật
dài. Có thể tiên đoán là những người đấu tranh sẽ có khả năng đương đầu với
cộng sản trong thời gian rất gần.
Mục đích của biểu tình là gì ?
Là một cách để những người khác biết nguyện vọng,
đòi hỏi của mình. Khi người ta không thể thương lượng, đối thoại nhau bằng cách
ôn hòa thì phải biểu tình. Tại các quốc gia dân chủ, biểu tình rất là cần
thiết. Nó là một cách giải tỏa ức chế của đám đông, một cách thức đẩy xã hội đi
tới, giảm bớt quyền lực của những nhóm lợi ích, gắn bó những con người với nhau.
Tóm lại, nó làm những việc mà chính quyền độc tài nào cũng sợ hãi.
Tổng thống Rosevelt đã hô hào dân chúng và công đoàn
xuống đường. Nhờ áp lực của dân chúng mà quốc hội Hoa Kỳ phải thông qua chính
sách New Deal, cứu nước Mỹ khỏi suy thoái kinh tế. Để cho những cuộc biểu tình
này thêm hiệu quả mà ít tổn thất cho cả hai bên. Tôi xin nêu ra vài quy tắc để
làm những cuộc biểu tình thành công. Vì không phải muốn biểu tình là cứ đi biểu
tình. Bản thân người tranh đấu cần có vốn liếng đấu tranh. Trước khi biểu tình
thì cần phải chuẩn bị kiến thức và trang bị dụng cụ. Sau khi biểu tinh cần rút
kinh nghiệm và khai thác thành quả.
Hiểu
rõ luật pháp
Muốn được ủng hộ, người biểu tình phải rành rẽ pháp
luật. Tối thiểu cũng phải biết về vấn đề liên quan mà mình đang đấu tranh. Nếu
bị oan ức về đất đai thì phải hiểu về luật đất đai , nhà cửa. Nếu bị oan ức
trong tòa án thì biết rành rẽ về luật lệ tố tụng. Làm tài xế thì phải rành rẽ
luật giao thông. Khi đứng trước những nhà chức trách, phát biểu với công chúng,
độc thoại với máy quay phim, thậm chí lúc bị bắt giam thì người biểu tình vẫn
có thể ăn miếng trả miếng bằng tranh luận.
Hiểu biết luật pháp làm cho người biểu tình tự tin
hơn với những tình huống xấu. Phần lớn sự hèn nhát của con người là do sự kém
hiểu biết mà ra. Luật sư và nhà báo là những nghề nghiệp có rất nhiều người đấu
tranh, bị ở tù… không phải do tình cờ. Sự gan dạ, nhất là gan dạ trí thức, đều
bắt nguồn từ sự hiểu biết.
Người biểu tình biết luật pháp cũng làm cho lực
lượng trấn áp kiêng dè và kính nể hơn người biểu tình bình thường. Trong những
cuộc đối thoại với những người dùng miệng lưởi sắc bén như gươm dao này, nhân
viên làm nhiệm vụ trấn áp không hề bị chửi bới. Nhưng những câu hỏi vu vơ
như : Anh đang biết anh làm gì không ? Cũng đủ làm tôi nhức
nhối dai dẳng.
Ngược lại, phải đề cao cảng giác đối với những thành
phần bất hảo trà trộn vào đám biểu tình để đập phá và chửi bới, vì người lính
hiền lành đến đâu cũng có thể bị dễ dàng lôi kéo vào vòng bạo lực. Dù lý do
biểu tình có chính đáng hay không, thì nói thẳng ra, người lính cũng không cần
biết.
Áp
dụng phương tiện truyền thông để làm đòn bẫy cho biểu tình.
Bị chính quyền cộng sản tìm mọi cách để dẹp biểu
tình ngoài đường phố nên người dân phải biểu tình qua internet. Cũng nhờ đó mà
nó vượt quá khuôn khổ hạn hẹp của thời gian và không gian, chỉ một nơi và chỉ
một lúc. Rồi từ trên mạng, những thông tin này dội ngược trở về khắp nơi trong
xã hội thật. Làm những cơn sóng ngầm chỉ chờ đủ điều kiện là biến thành đại
hồng thủy (Trường hợp này đã xảy ra tại quảng trường Tahrir, Ai Cập)
Dụng cụ quan trọng nhất của người biểu tình của thời
đại mới hết là biểu ngữ, băng -đờ-rôn mà là dụng cụ truyền tải tin tức. Trước
khi muốn biểu tình thì hãy có máy chụp hình, quay phim hay điện thoại di động.
Vậy vẫn chưa đủ. Người biểu tình nên đi học cách quay phim, biên tập và lên
trang. Khi biềt sử dụng Photoshop Premiere, Encore, Audacity... thì người biểu
tình mới có khả năng khai thác hết những thành quả. Biến sự việc nhỏ nhoi thành
lớn lao để được ủng hộ.
Dùng lời viết để tố cáo sự xấu xa của chính quyền
cộng sản cũng chỉ cho kết quả nhất định. Vì lời viết không thể hùng hồn bằng
hình ảnh. Mà hình ảnh cũng không thể đầy đủ bằng những đoạn phim. Vậy nếu
được thì người biểu tình hãy tìm cách quay phim.
Muốn quay một đoạn phim biểu tình đầy đủ tình tiết
phải thì nên nghiên cứu những đoạn phim thời sự. Dù nói về muôn ngàn đề tài
khác nhau, dù ngắn hay dài, mỗi đoạn tường thuật trên tv vẫn phải có 5 điều cơ
bản. Giới báo chí gọi là 5W : When, What, Where , Why, Who. Dù chỉ vài
chục giây, một đoạn phim vẫn có thể xem như là hoàn chỉnh nếu trình bày
đủ hết năm điều này.
1-When : Thời gian. Lúc nào cũng có thể biểu tình,
khi bị đàn áp là lúc có thể biểu tình.
2-Where : Địa điểm. Biểu tình phải được hiểu theo nghĩa
rộng chứ không vỏn vẹn là xuống đường. Từ bờ ruộng, con đường, trong nhà,
ở công viên, ở học đường, trong trại giam...Nơi nào cũng có thể biểu tình. Vì
có xung đột với chính quyền là có thể biểu tình.
3-What: Đề tài. Đề tài gì cũng có thể biểu tình. Vì
chính phủ quyết định mọi chuyện nên những thất bại của xã hội, kinh tế, y tế,
giáo dục... đều là do lỗi của những người nắm quyền phân phát và quyết định.
4-Who : Những người có mặt, nạn nhân lẫn hung thủ.
Ai ai cũng có thể biểu tình vì ai ai cũng có thể tích tắc biến thành nạn nhân
của chế độ. Không trực tiếp thì gián tiếp. Nạn nhân phải tự làm “thám tử”
điều tra tên họ, chức vụ của những nhân viên chính quyền. Kẻ ác nào cũng sợ bị
kể tên của mình. Nêu tên hung thủ là một cách tự vệ.
5-Why: Nguyên nhân. Lý do thì có nhiều, nhưng càng
tìm hiểu xâu thì câu trả lời càng giống nhau. Thậm chí chỉ có một câu trã lời :
Vì chế độ cộng sản.
Chế độ cộng sản không giải quyết được những oan ức.
Người biểu tình phải kêu oan trước công chúng.
Hãy hình dung khán giả là những quan toà. Vì sau
này, một số trong những người này sẽ là quan tòa thật sự . Trong nhiều tòa án
dân chủ nhu Hoa Kỳ, thi thoảng một nhóm người dân được chỉ định làm hội đồng
cho tòa án. Hội đồng này sẽ quyết định rằng bị cáo có tội hay không và nếu có
thì bị tội gì...
Người biểu tình nên biết trình bày trước ống kính
như đang trình bày trước tòa án. Vì sau này , những đoạn phim của nạn nhân sẽ
đuợc dùng làm bằng chứng, lời khai. Ngoài ra, internet là nơi lưu giữ bằng
chứng an toàn và hữu hiệu nhất cho những nạn nhân. Không có nơi nào cất giữ tài
liệu và bằng chứng an toàn hơn là cất giữ trong trí nhớ của đám đông. Nhờ đó,
những người điều tra mới dễ tìm ra đầu mối dây nhợ mau hơn.
Gần đây, những người biểu tình thường mắc lỗi những
biểu ngữ đại loại như Đã đảo quan tham, Chính quyền cướp của... Những băng đờ
rôn như vậy quá chung chung. Nếu muốn có kết quả hơn thì xin chi tiết hơn như
tên họ, chức vụ, lời nói. Càng rõ ràng, mạch lạc thì càng có tác dụng. Những
thẩm phán tương lai càng dễ dàng giải quyết những oan ức.
Muôn
ngàn hình thức biểu tình.
Năm ngoái, các nhà trí thức muốn đi biểu tình bị cấm
cửa trước nhà, họ bị vây bởi công an, dân phòng mà chẳng thể khai thác được cơ
hội.
Không công bố được hình ảnh lên mạng hành động quản
thúc của lực lượng cản trở. Họ đã bỏ qua một cơ hội để biểu tình tại gia, vừa
ngồi ghế, vừa uống trà, vừa ca vọng cổ !
Họ quên rằng, nhờ internet, nơi nào cũng có thể là
nơi để... biểu tình.
Mỗi một cá nhân cũng có thể đại diện cho tập thể bị
ức hiếp . Và phía bên kia, dù muốn hay không, cũng sẽ đại diện cho nhà nước,
chánh quyền dù chỉ là một công an giao thông đứng đường, tổ trưởng dân phố!
Một cuộc biểu tình thành công có thể là chỉ mỗi một
người căng một biểu ngữ độc đáo, hài hước, lạ lẫm rồi tung lên mạng.
Giống như những quảng cáo trên TV, những cuộc
biểu tình này càng độc đáo, sáng tạo, hài hước thâm thúy thì nó càng có sức
sống mãnh liệt, được báo chí lề dân đăng tải lại và lan tràn khắp mọi nơi.
Mới đây, những người đặt vòng hoa tưởng niệm các
chiến sĩ đã hy sinh năm 1979 trong cuộc chiến Việt-Trung, tưởng niệm Hoàng
Sa... là những chuyện bình thường. Chuyện bình thường thành một cuộc biểu tình
khi có chống đối. Và đã thành công vang dội nhờ hình ảnh quay được.
Với một vòng hoa, những cựu quân nhân cũng truy điệu
được cho tất cả đồng đội đã hy sinh. Với hình ảnh của một cục đá làm bằng
chứng, họ cũng tố cáo được sự hèn hạ của cả chính quyền cộng sản.
Dù không muốn, những bảo vệ canh giữ những đài kỷ
niệm vẫn là đại diện cho chính quyền. Khi Trọng Lú, Dũng Lì... im lặng là họ
công nhận sự cấm đoán này.
Nếu không có phim ảnh, thì hiệu quả không thể lớn
lao như vậy.
Để thành công, một cuộc biểu tình phải mạnh hơn
những người chống biểu tình. Nhưng sức mạnh này không phải là tuyệt đối ở mọi
lúc và mọi nơi. Nó có thể ở một nơi nhất định trong không gian, một lúc nhất về
thời gian. Nó có thể mạnh hơn trong pháp lý. Và nói thẳng ra , nó cũng chẳng
cần thành công ngay vào lúc biểu tình, không cần phải đẩy lui lực lượng
trấn áp. Thành công hay không là do người biết biểu tình biết khai thác những
kết quả của cuộc biểu tình. Biểu tình hết còn là một chuyện phẩn nộ ức uất cá
nhân mà còn là một nghệ thuật.
Biểu tình không chỉ còn là xuống đường. Biểu tình
biến hóa trở thành muôn màu muôn vẻ.
Vợ của blogger Điếu Cày đòi quyền thăm chồng là một
hình thức biểu tình. Biểu tình dai dẳng, biểu tình hàng tuần. Bà tượng trưng
cho mẫu người vợ mà người đấu tranh nào cũng mơ ước được có.
Những cuộc biểu tình nhỏ mà thành công đòi hỏi
người biểu tình vừa là diễn viên vừa là đạo diễn. Những vị đạo diễn kiêm diển
viên này phải khai thác được phản ứng của những « diễn viên bất đắc
dĩ » ,“ diễn viên không muốn thành diễn viên” của phía bên kia.
Bởi vậy mà các công an chìm lẫn nổi sợ máy chụp
hình, quay phim như quỷ Dracula sợ ánh sáng! Việc trấn áp đầu tiên là cướp ngay
máy quay phim, chụp hình.
Ký tên cho những lời Công bố của các công dân tự
do, liên minh tôn giáo, lập hội dân oan…cũng là những cuộc biểu tình
thành công về nhiều mặt.
Nó không có địa điểm để cộng sản đóng chốt, ngăn
cản.
Ngay cái tên, chữ ký cũng đã tách ra khỏi thân thể
của người ký tên. Cái tên của người biểu tình sẽ tiếp tục đời sống biệt lập dù
người ký tên có bị giam cầm hay hãm hại. Cộng sản không thể hủy diệt một cái
tên. Tóm lại, cách thức biểu tình cũng bao la như sự sáng tạo của con người.
Dù có hiệu quả lớn, nhưng chúng ta cũng vẫn phải
công nhận rằng những cuộc biểu tình cá nhân hay quy mô nhỏ không thể lật đổ
được chế độ cộng sản. Muốn nó ngã bằng cách biểu tình thì phải có những cuộc
biểu tình cực lớn , cỡ từ vài trăm ngàn người trở lên. Muốn được lớn lao thì
nên bắt đầu từ những thứ nhỏ nhoi . Muốn có tổ chức lớn thì phải bắt đầu bằng
những tổ chức nhỏ. Người đấu tranh nên chuẩn bị cho cuộc đấu tranh lớn lao bằng
liên kết thành những tổ chức nhỏ.
Kết
nối số đông bằng những tổ chức nhỏ.
Những tổ chức nhỏ này là những nhóm từ năm đến mười
người. Nhiều hơn nữa thì sẽ gây ra nhiều phức tạp. Khi biểu tình, các phần tử
phải tôn trọng một quy luật duy nhất, bất di bất dịch là không được thất lạc
nhau. Dù bất cứ trường hợp nào. Dù có bị sách nhiễu, đánh đập , bắt đi thì họ
cũng không được bỏ rơi những thành viên trong tổ nhóm của mình.
Lợi ích của việc kết nối năm, bảy người thành một là
yếu tố tâm lý. Một cá nhân bình thường không dám làm những việc mà khi được
đồng thuận và cổ vũ của vài người khác, họ lại dám.
Sức mạnh đấu tranh của chỉ 5, 7 người mà biết đoàn
kết, bảo vệ, ủng hộ lẫn nhau tương đương bằng 50, 70 người rời rạc.
Nếu quen biết nhau lâu thì họ có thể tự huấn luyện,
bổ xung nhau để có những có những dấu hiệu nhận diện, ngôn ngữ, cử chỉ riêng.
Khi đụng chạm với lực lượng chống biểu tình, họ sẽ có những bàn bạc riêng và có
những quyết định riêng.
Các tổ chức này cũng có thể là kết hợp ngẫu nhiên
giữa năm ba người không quen biết nhưng lại bảo vệ lẫn nhau để biểu tình rồi
giải thể ngay sau đó. Số đông cứng ngắc mà được tổ chức toàn những nhóm như vậy
sẽ linh động và dễ phân biệt nhau. Với sức mạnh của năm , ba người gọp
lại, họ cũng có thể vây hãm những xe cảnh sát, vô hiệu hoá những “kẻ lạ” , bảo
vệ người đại diện, loa phát thanh…
Nhiều người đấu tranh thắc mắc làm sao đánh bại cộng
sản. Nhưng tôi thắc mắc làm sao lực lượng công an bảo vệ được chế độ ? Vì
hễ cứ một người quyết định đấu tranh, thì lực lượng trấn áp phải có thêm 5, 7 nhân
nhân viên. Dù năm ngoái thủ tướng X đã công khai tăng ngân sách cho an ninh.
Nhưng vẫn sẽ không đủ để đối phó với những người đấu tranh đang tăng nhanh. Cã
chất lượng lẫn số lượng. Càng ngày càng công khai. Càng ngày càng chuyên
nghiệp.
Cùng nghề nghiệp dù phục vụ hai quốc gia khác nhau.
Tôi có vài lời nhắn gởi đến những lực lượng công an nổi lẫn chìm. Là người được
huấn luyện để sử dụng vũ khí thành thục và tự nhiên như chân tay của mình. Nhìn
sơ qua vài hình ảnh và đoạn phim cũng thấy các anh không được trang bị với
những vũ khí hiện đại. Mà cũng chẳng được huấn luyện đầy đủ. Sức mạnh của các
anh có được là do một lý do duy nhất : Được hệ thống cộng sản bảo kê.
Cộng sản trói buộc các anh bằng cách cho phép các
anh phạm tội. Cũng như các đảng cướp ưu đãi những thành viên đã từng vấy máu.
Chuyện Dương Chí phải nộp đầu người nếu muốn gia nhập đảng cướp Lương Sơn Bạc
không phải là hư cấu. Khi phạm tội, con người ta không còn đường nào khác là
phải tiếp tục trung thành. Sadam Husein, Kadafi… đều biết rõ điều này.
Dù tôi có sức chiến đấu bằng nhiều người của các anh
gọp lại. Nhưng hoàn toàn vô lực khi đứng trước năm ba người biểu tình bằng cách
thức ôn hòa. Nếu tôi dơ dùi cui đánh vào một người không có vũ khí. Và không
giải thích được rằng mình bị đe dọa đến tính mạng là binh nghiệp sẽ đi vào bế
tắc. Nhẹ thì bị cách chức, đuổi việc vì không có bản lảnh cần thiết để thi hành
những nhiệm vụ căn bản của một người lính. Nặng thì ngồi tù và phải đền bù
người bị hại suốt đời.
Những người chỉ huy của tôi cũng bị vạ lây. Lý do?
Không huấn luyện cho những thuộc hạ của mình tỉ mĩ và không biết chỉ huy.
Những đồng đội của mình đứng kế bên cũng bị vạ lây
nữa. Lý do ? Đồng lỏa với tội ác và không cứu giúp người bị nạn.
Trong các nước dân chủ, một cú đánh thôi mà sẽ gây
biết bao nhiêu sự phiền hà. Lắm khi làm sụp đổ cả một chính quyền. Vì vậy nên
người lính nào đối đầu với đám đông cũng được huấn luyện và tuyển chọn cực kỳ
kỹ lưỡng.
Một khi cộng sản sụp đổ.Dù muốn hay không, một phần
của bộ phận an ninh sẽ thành thừa thải. Do đó sẽ mất việc. Chính quyền nào cũng
sẽ phải trừng phạt các anh. Độc tài thì cần vật tế thần để xoa dịu dân
chúng. Chính quyền dân chủ thì phải cho phép những nạn nhân thưa kiện. Các
người đánh đập, giết hại người khác sẽ là những người đầu tiên bị khởi tố. Hãy
suy nghĩ trước khi ra tay.
Là một người đấu tranh, tôi xin các người đấu tranh
khác cũng kiềm chế những hành động bạo lực. Dùng bạo lực là khi tính mạng bị đe
dọa là chính đáng. Nhưng xin đừng làm những việc vô ích như chọi gạch đá hay
chửi bới khi lực lượng đã trang bị dụng cụ trấn áp như nón bảo vệ, dùi cui,
khiên mộc...
Khi lực lượng biểu tình có số đông tuyệt đối so lực
lượng trấn áp. Tỷ lệ 1/5 trở lên thì không có lực lượng trấn áp nào dám đương
đầu với dân chúng. Dù muốn hay không, đám đông sẽ dùng sức mạnh để tự vệ trong
tình huống đó. Lực lượng trấn áp sẽ rơi ngay vào thế thụ động, lo chống đỡ và
tháo chạy chứ nói gì đến tấn công.
Với tình thế của Việt Nam bây giờ, thế nào cũng sẽ
có những cuộc biểu tình lớn như vậy.
Dương
Thành Tân
----------------------------------
Đấu
tranh bất bạo động, con đường khó khăn và cực nhọc (Mặc Lâm – RFA) 17-3-2014
No comments:
Post a Comment