Monday, 7 March 2022

UKRAINA : VÙNG CẤM BAY, VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ, NGUY CƠ ĐỐI ĐẦU TRỰC DIỆN NGA - NATO? (Minh Anh - RFI)

 



Ukraina: Vùng cấm bay, vũ khí nguyên tử, nguy cơ đối đầu trực diện Nga-NATO ?

Minh Anh  -  RFI

Đăng ngày: 07/03/2022 - 14:41

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20220307-ukraina-v%C3%B9ng-c%E1%BA%A5m-bay-v%C5%A9-kh%C3%AD-nguy%C3%AAn-t%E1%BB%AD-nguy-c%C6%A1-%C4%91%E1%BB%91i-%C4%91%E1%BA%A7u-tr%E1%BB%B1c-di%E1%BB%87n-nga-nato

 

Cuộc chiến tại Ukraina hôm nay, 07/03/2021, đã bước sang ngày thứ 12 và ngày càng gia tăng cường độ. Bất chấp nhiều lời kêu gọi từ một số chính khách, chuyên gia, Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương NATO vẫn bác khả năng lập vùng cấm bay để chặn đà tiến của quân Nga. Theo một chuyên gia Mỹ, đây là một tiền đề nguy hiểm, có thể được áp dụng cho bất kỳ cuộc xung đột nào giữa các nước có vũ khí hạt nhân, kể cả ở châu Á.  

 

https://s.rfi.fr/media/display/16491a08-9e15-11ec-a3db-005056bfb2b6/w:1024/p:16x9/2022-03-04T163555Z_1662362115_RC2SVS9YA1Y9_RTRMADP_3_UKRAINE-CRISIS-USA-BLINKEN.webp

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại cuộc họp Hội Đồng Bắc Đại Tây Dương trong khuôn khổ khóa họp các ngoại trưởng NATO tại trụ sở Liên Minh Bắc Đại Tây Dương ở Bruxelles (Bỉ) ngày 04/03/2022. REUTERS - POOL

 

Trên trang mạng The Diplomat, ông Jacob Parakilas, nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại Mỹ và an ninh quốc tế trước hết lưu ý một vùng cấm bay (NFZ) không thể tuyên bố một cách tùy tiện. Kiểu lô-gic chiến lược này chẳng khác gì một hành động tuyên chiến với Nga. Máy bay phản lực của NATO khó có thể buộc tuân thủ NFZ do bị hệ thống phòng không của Nga đe dọa và dễ dàng trở thành mục tiêu bị tấn công từ nhiều loại tên lửa như S-400 Triumf. Do vậy, để có thể tiến hành tuần tra trên không, những hệ thống này của Nga cần phải bị hủy diệt. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc NATO phải tiêu diệt các binh sĩ Nga ngay trên lãnh thổ của Nga và Belarus, với khả năng thương vong dân sự rất cao.

   

Nhưng vấn đề không chỉ dừng ở đó. Vẫn theo chuyên gia này, cho đến hiện tại, lực lượng không quân Nga đóng một vai trò rất hạn chế trong cuộc xung đột, dù rằng sự hiện diện của họ có thể giúp cải thiện hiệu quả chiến thuật của Nga trên bộ. Hiểm họa thật sự cho thường dân Ukraina đến giờ chủ yếu là từ pháo binh. Nếu NATO áp dụng vùng cấm bay, điều này nhanh chóng trở thành vùng cấm lái xe như những gì từng diễn ra ở Libya.  

 

Đương nhiên, tình trạng này sẽ không dẫn đến chiến tranh hạt nhân tức thì. Nhưng đối với các nước có trang bị vũ khí hạt nhân, một khi leo thang bắt đầu, thì việc giảm leo thang sẽ càng khó, và có nguy cơ đi đến trượt đà nhiều hơn. Bởi vì, theo tác giả, việc NATO can dự trực tiếp sẽ còn mở cửa cho các đòn trả đũa của Nga, tuy không gây chết người nhưng có tính đột phá, chẳng hạn, cắt đường dây viễn thông dưới biển, làm nổ các vệ tinh của Hoa Kỳ bằng vũ khí chống vệ tinh hoặc mở cuộc tấn công lớn nhắm vào các cơ sở hạ tầng trên khắp châu Âu và Mỹ.  

 

Vladimir Putin cũng có thể « ăn miếng trả miếng » nếu thiệt hại nhân mạng phía Nga cao. Điện Kremlin có thể huy động không quân và hạm đội tầu ngầm tấn công các mục tiêu quân sự trên bộ và trên biển của NATO. Và các đơn vị tác chiến độc lập của Nga có thể tiến hành các hoạt động phá hoại phía sau tuyến phòng thủ của NATO.   

 

Vào thời điểm hai chiến binh có vũ khí hạt nhân giao đấu, quá trình trượt đà khó mà cản được. Và trước những rủi ro tổn thất cả về chính trị lẫn chiến lược, nguy cơ một bên thua mất khả năng nắm giữ các đòn bẩy quyền lực – hoặc chính tính mạng của mình, thì rủi ro sử dụng vũ khí hạt nhân lại càng cao. Đó chẳng khác gì như một giải pháp sau cùng, một hành động điên cuồng tự sát, hoặc để cứu vãn một cuộc bại trận toàn diện, hoặc ngăn chặn một cuộc đảo chính trong nội bộ, hay dập tắt một cuộc nổi dậy của quần chúng.  

 

Điều đáng lo đối với tác giả, khi đôi bên rơi vào tình huống mất cân đối thế mạnh, vấn đề này còn trở nên nghiêm trọng. Đơn cử ví dụ hồ sơ Bắc Triều Tiên chưa thể thực hiện được đòn tấn công hạt nhân thứ hai và các lực lượng chính quy của Bắc Triều Tiên vẫn còn xa mới bằng Nga. Khi xảy ra chiến tranh, rào cản cho Bắc Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân – hoặc trên bán đảo Triều Tiên, hoặc nhắm vào các mục tiêu của Mỹ ở Thái Bình Dương hay lãnh thổ Bắc Mỹ, hầu như là rất thấp.  

 

Tuy nhiên, nguy cơ leo thang hạt nhân với Trung Quốc – cho đến lúc này là rất thấp – tính đến chiều sâu chiến lược và kho vũ khí hạt nhân vẫn còn khiêm tốn, thì những chuyển động gần đây cho thấy Trung Quốc hướng tới khả năng lớn hơn mở rộng cửa cho một loạt các kịch bản leo thang tiềm tàng.  

 

Nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại Mỹ và an ninh quốc tế kết luận, cuộc khủng hoảng Ukraina hiện nay nhắc nhở thế giới rằng những hiểm họa hạt nhân tồn tại từ năm 1945 chưa bao giờ thật sự biến mất !  

 

-----------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

NATO - NGA - UKRAINA

NATO phản ứng thế nào đối với cuộc tấn công của Nga vào Ukraina

 

NGA - NATO - HẠT NHÂN

Mỹ và NATO lên án mạnh mẽ Putin đe dọa « huy động lực lượng răn đe »





No comments:

Post a Comment

View My Stats