Saturday, 26 March 2022

PUTIN ĐANG ĐẨY NGA THỤT LÙI VÀO QUÁ KHỨ (The Economist)

 



Putin đang đẩy Nga thụt lùi vào quá khứ   

The Economist   

Anh  Khoa  dịch  

21.03.2022 8:07

https://vietnamthoibao.org/vntb-putin-dang-day-nga-thut-lui-vao-qua-khu/

 

Putin đẩy Nga thụt lùi không phải vài chục năm mà cả thế kỷ

 

Hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Nga là một quái thú ấn tượng, một thứ vũ khí siêu hạng nặng gần 17 tấn có khả năng bắn hạ máy bay cách xa hàng chục km.

 

Mặc dù vậy, hình chụp hệ thống Pantir-S1 nằm cách Kherson (Ukraine) không xa là một cảnh tượng đáng tiếc: các họng phóng tên lửa chỉa lên như những chiếc lông nhím, nhưng xe lại bị ngập sâu trong bùn. Cả ngàn thiết bị của Nga như thế đã chịu chung số phận bi thảm ở Ukraine: lớp bị phá hủy, hư hỏng, lớp bị vất bỏ hoặc thu giữ trong hai tuần lễ chiến sự vừa qua.

 

Quan sát hệ thống tên lửa Pantsir trên phương tiện truyền thông xã hội, Trent Telenko, cựu kiểm toán viên của bộ máy quốc phòng của Mỹ, nhận thấy một chi tiết chứng tỏ công tác bảo trì rất kém: lốp xe bị nứt rất nhiều. Tệ hơn nữa, Jon Hawkes of Janes, một công ty tình báo quốc phòng phát hiện đây là những lốp xe giá rẻ của Trung Quốc. Lốp xe sẽ không thể nào chịu đựng được trọng lượng của cả cỗ máy khi được trang bị đầy đủ tên lửa.

 

Tuy nhiên, truyền thông Nga không hề đăng tải những hình ảnh nào tương tự như miêu tả ở trên, từ “chiến tranh” cũng không hề xuất hiện. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chưa sử dụng từ này và cũng không tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

 

Trong một sự kiện rõ ràng kỳ lạ nhưng được công bố bình thường được truyền hình trực tiếp vào ngày 5/3, Putin nói với một nhóm tiếp viên hàng không của Hãng Aeroflot rằng hoạt động đặc biệt nhằm phi quân sự hóa đất nước anh em của Nga đang được lên kế hoạch và sẽ sớm hoàn thành. Quân Nga sử dụng các loại vũ khí chính xác và chỉ tấn công các mục tiêu quân sự. Các tòa nhà dân sự bị thiệt hại là do bọn quốc xã Ukraine độc ác pháo kích chính các thành phố của họ.

 

Để bảo đảm thông điệp quan trọng này không bị bóp méo, một đạo luật đã được thông qua vào ngày 4/3 quy định hành động phổ biến bất kỳ thông tin nào mâu thuẫn với tin chính thức về cuộc xung đột có thể bị phạt tù đến 15 năm. Như tiểu thuyết gia người Anh George Orwell đã nói tiên tri: Khi chiến tranh là hòa bình, sự dốt nát là sức mạnh.

 

Hầu như tất cả các phương tiện truyền thông độc lập ở Nga đã đóng cửa và chính phủ chặn dân truy cập vào một số phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, tin tức chuẩn xác được lan truyền qua Telegram, một dịch vụ nhắn tin được mã hóa, các trang web nước ngoài tiếp cận được thông qua các các mạng ảo cá nhân và, đơn giản nhất, các cuộc gọi điện thoại với người thân ở Ukraine. Khi người thân của họ ở Kyiv nói rằng thành phố này đang bị Putin bắn phá, một số người Nga không muốn nghe và vẫn tin vào truyền hình nhưng nhiều người khác thì không vậy.

 

Một trong những điều khó điều chỉnh nhất là số người tử vong. Ngày 2/3, phía Nga thừa nhận 498 binh sĩ thiệt mạng. Tuy vậy, ngày 8/3, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra con số từ 2.000 đến 4.000. Sau hơn một năm xâm lược Afghanistan vào năm 1979, Liên Xô vẫn có chưa đến 2.000 lính tử vong; còn Mỹ đã phải mất ba năm mới đạt tới “ngưỡng” 2.000 này sau khi xâm lược Iraq.

 

Kinh tế cũng khó có thể diễn ra như bình thường. Hầu hết các thương hiệu toàn cầu đã rời khỏi Nga, để lại sau lưng các cửa hàng đóng cửa im ỉm và hàng ngàn người Nga bị thất nghiệp (trước khi xâm lược Ukraine, 5% số người Nga làm việc cho các công ty nước ngoài). Chính phủ Nga đang xem xét tiếp quản tài sản của các công ty nước ngoài nhằm duy trì hoạt động của một số doanh nghiệp. Trong khi đó, thị trường chứng khoán đã sụp đổ.

 

Các siêu thị đã bắt đầu bán phân phối thực phẩm. Dữ liệu theo dõi ẩn danh từ Google cho thấy lượt truy cập vào các trang web bán lẻ và tạp hóa đã tăng lên kể từ khi nổ ra cuộc xâm lược, cho thấy nguồn cung và giá cả trong tương lai thật đáng lo ngại. Chỉ số giá theo thời gian thực mà State Street Global Markets và PriceStats thu thập được từ các thông tin đăng tải trực tuyến đang tăng nhanh. Về phần mình, các nhà kinh tế Nga dự kiến lạm phát hằng năm là 30-40%.

 

Do các lệnh trừng phạt từ việc bảo vệ đồng rúp, Ngân hàng trung ương Nga chứng kiến đồng rúp bị mất giá 40% kể từ tháng 1 năm nay và hầu hết các chuyến đi quốc tế không thể thực hiện được. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng khiến một số nhà máy phải ngừng hoạt động. Cuộc tẩy chay bảo dưỡng và cung ứng phụ tùng thay thế của các hãng Boeing và Airbus có thể chẳng mấy chốc làm cho các hãng hàng không Nga không thể cất cánh.

 

Lãnh đạo Nga đã gây ra thiệt hại nặng cho cả nước. Mức giảm 10% GDP hằng năm trong các cuộc suy thoái do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và vỡ nợ tài chính năm 1998 xem ra có thể là tiền đề cho thực trạng hiện nay. Nhưng tình trạng sụp đổ về cấu trúc có thể nặng nề hơn. Theo đánh giá của nhiều người, lần cuối cùng Nga trải qua sự thay đổi huỷ hoại chóng vánh như vậy là do hệ quả của việc Liên Xô bị sụp đổ, khi đó phần lớn người Nga ngày nay là trẻ em hoặc chưa được sinh ra và các công ty hiện đang rời đi chưa đến Nga.

 

Vĩ đại nhất

 

Về mặt chính trị và xã hội, có thể cần phải quay trở lại gần một thế kỷ để tìm ra nét tương đồng: năm 1929, khi Stalin thanh trừng tầng lớp doanh nhân để củng cố quyền lực. Cuộc chiến của Putin không chủ trương tiêu diệt tầng lớp trung lưu đô thị, có học thức ngày nay. Nhưng những người và những công ty chịu thiệt hại nhiều nhất trong cuộc chiến tranh này là những đối tượng hội nhập nhiều nhất vào nền kinh tế toàn cầu, và do đó, nói chung, đó là những người ông ta ít có thiện cảm nhất.

 

Thiệt hại mà họ gánh chịu không chỉ trong lĩnh vực tài chính. Đã qua rồi kênh truyền hình “ lạc quan” TV Rain, như họ tự mệnh phong; đã qua rồi những kỳ nghỉ ở châu Âu, những chiếc điện thoại iPhone cũng như đi mua sắm ở IKEA. Cũng đã chấm dứt luôn ảo tưởng về nước Nga biết trân trọng phẩm giá con người và được hưởng những tiện nghi trong cuộc sống, và coi trọng cả tinh thần lẫn vật chất.

 

Đã 10 năm kể từ khi các thành viên của tầng lớp này lần đầu tiên lên tiếng phản đối Putin. Sự chuyển đổi tiếp theo sau của Putin từ một triều đại dựa trên thành tựu về kinh tế sang một triều đại được đánh giá bằng sự vĩ đại quốc gia được phủ lên phần nào trên các vết nứt: chứng thực sự ủng hộ của quần chúng đối với hành vi sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga năm 2014. Nhưng sau đó mâu thuẫn trở nên gay gắt hơn bao giờ hết giữa một chế độ chuyên chế đế quốc ngày càng tăng và sự phát triển của cả lối sống tư sản lẫn xã hội dân sự.

 

Alexei Navalny thủ lĩnh phe đối lập ở Nga đang bị tù. Navalni đã bị Putin đầu độc năm 2020 khi cùng chia sẻ sự bất mãn của tầng lớp trung lưu đô thị này. Sau khi không loại được Nga ra khỏi Navalny, giờ đây Putin đang loại nước Nga khỏi những người ủng hộ Navalny.

 

Điều đó có nghĩa rằng cuộc chiến ở Ukraine đã củng cố phong trào đối lập của Navalny và mở rộng ra ngoài. “Nói không với chiến tranh” bây giờ là khẩu hiệu quan trọng duy nhất, một khẩu hiệu nói lên sự sống còn hơn là ưu tiên chính trị. Sự tận tâm đã được diễn tập nhiều của Putin đối với sự vĩ đại của nước Nga đã giúp Putin khai thác chủ nghĩa yêu nước mạnh mẽ. Cuộc chiến của Putin không xứng với danh tiếng như vậy.

 

Đội ngũ của Navalny hoạt động từ bên ngoài nước Nga, họ đã dồn tất cả các nguồn lực để phản đối chiến tranh, một động thái cho phép họ tiếp cận với một nền tảng rộng lớn hơn nhiều. Trong khi đó, khi gọi cuộc xâm lược Ukraine là một chiến dịch đặc biệt, Putin đã tự phủ nhận những lợi ích có được từ việc gây chiến.

 

He may be particularly weakened in some of the regions. The ruling elite in Tatarstan, Russia’s largest Muslim republic, for example, is deeply invested in economic ties with the outside world that have now been torn asunder. In Novokuznetsk, a Siberian coal-mining city, angry citizens yelled at the local governor, Sergei Tsivilyov, that the authorities were using young men as “cannon fodder”.

 

Putin có thể đặc biệt suy yếu ở một số khu vực. Chẳng hạn, giới cầm quyền ở Tatarstan, nước cộng hòa Hồi giáo lớn nhất của Nga, hiện đang đầu tư lớn vào các mối quan hệ kinh tế với nước ngoài đã bị xé nát. Tại Novokuznetsk, một thành phố khai thác than ở Siberia, người dân giận dữ đã hét thẳng vào mặt thống đốc Sergei Tsivilyov rằng nhà nước đang sử dụng thanh niên trẻ tuổi làm “mồi cho chiến tranh”.

 

Ông Tsivilyov đáp lại: “Khi một chiến dịch quân sự đang được tiến hành, không nên đưa ra bất kỳ kết luận nào”. Nhưng thời gian lại có hạn cho một cuộc chiến làm tê liệt kinh tế cần phải có sự kiên nhẫn. Ngày 9/3, chính phủ Nga dường như bắt đầu nhận ra điều đó, khi nói đến cái giá phải trả về kinh tế và bản chất rộng lớn của cuộc đấu tranh. Có vẻ như còn phải đánh lại bọn quốc xã bên ngoài Ukraine.

 

Thế khó xử

 

Thật khó có thể nói Nga sẽ chống lại được những kẻ thù như vậy thế nào, nếu như chúng có thật. Sự kém cỏi của bộ binh và không quân Nga ở Ukraine đã cho thấy họ thiếu nhạy bén hết sức đáng kinh ngạc. Các hoạt động phối hợp bị xáo trộn, thiết bị hoạt động kém, các đơn vị hậu cần và tiếp tế đã không theo kịp các lực lượng chiến đấu. Ít nhất ba chỉ huy cấp cao đã chết bởi vì họ xông ra mặt trận và lọt vào nơi nguy hiểm sau khi thất vọng với tốc độ tiến bộ chậm chạp.

 

Alex Vershinin, sĩ quan quân đội Mỹ mới nghỉ hưu, có nghiên cứu về công tác hậu cần của Nga. Vershinin cho rằng các vị chỉ huy này có thể đã kéo giãn các tuyến tiếp tế của họ vào điểm nóng khi cố tiến lên phía bắc và phía nam, nhưng vì “họ ở đúng nơi họ muốn”. Trong khi đó, những người khác đồng ý rằng cuộc hành quân chậm chạp là có thực và cũng đã bị phá huỷ, nhưng họ ít lạc quan hơn về triển vọng tương lai.

 

Ông Michael Kofman thuộc tổ chức tư vấn CNA nói rằng Nga đang đạt được “tiến độ ổn định” hướng tới các mục tiêu quân sự nhưng sự tiêu hao, các vấn đề hậu cần và tinh thần có thể khiến quân đội Nga chiến đấu không hiệu quả trong vòng vài tuần lễ.

 

Nga sẽ không bị đánh bại; nhưng họ sẽ buộc phải tạm dừng hoạt động. Ông Christopher Dougherty, một cựu quan chức Lầu Năm Góc hiện đang làm việc tại tổ chức tư vấn CNAS cho rằng cuộc xâm lược đã “lên đến đỉnh điểm” và hiện có thể có đến 30-40% cơ hội xảy ra phương án các lực lượng Nga rút khỏi Ukraine và Tổng thống Volodymyr Zelensky vẫn còn tại vị. Đó là những kết cục tốt hơn nhiều so với bất cứ dự đoán nào khác khi cuộc xâm lược bắt đầu. Và cứ mỗi ngày Ukraine tiếp tục chiến đấu, ông Putin cứ thua.

 

Cuộc bao vây Kiev, nếu xảy ra, có lẽ sẽ cho thấy ai đúng. Cho dù một đoàn xe khổng lồ tấn công mạn tây bắc thành phố phải án binh bất động, thì trung tâm thành phố này chỉ có thể đi vào từ phía nam và đông nam lại ngày càng bị cô lập. Viện Nghiên cứu Chiến tranh nói rằng quân Nga đang tập trung ở các vùng ngoại ô phía tây (Irpin) và phía đông (Brovary) trong tầm bắn của tên lửa-pháo binh.

 

Viện Nghiên cứu Chiến tranh coi đây là sự chuẩn bị cho một cuộc tấn công trong những ngày tới. Nhưng cũng có những dấu hiệu cho thấy Nga đang vất vả phối hợp năng lực chiến đấu cần phải có cho một cuộc tấn công như vậy. Một lá cờ đỏ là của các tay súng thuộc Rosgvardia (vệ binh quốc gia), các chiến binh Chechnya trung thành với Ramzan Kadyrov, người đứng đầu cộng hòa Chechnya, và quân của Wagner Group, một bộ phận lính đánh thuê liên kết với Kremlin, đều tập trung chung quanh thành phố, có lẽ để bổ sung cho quân đội chính quy.

 

Một lần nữa, người ta nhận thấy một sự tương đồng với thời Stalin cai trị nước Nga – đó là “cuộc chiến mùa đông” chống lại Phần Lan vào năm 1939-1940. Chiến dịch của Nga hiện bắt đầu với những giả định cực kỳ lạc quan ở Moscow, kế hoạch kém, chiến thuật thảm hại và thương vong cao.

 

Và Stalin đã không chinh phục Phần Lan như ý muốn, vì vậy cuộc chiến thường được trích dẫn như một ví dụ về một phe lép vế gan dạ cầm chân một quân xâm lược lớn hơn.

 

Tuy nhiên, theo ông Roger Reese, một nhà sử học tại Đại học Texas A & M, thì cuộc chiến mùa đông hầu như không phải là một cuộc chiến tương tự với cuộc chiến của Putin hiện nay. Quân đội của Stalin lớn hơn nhiều so với quân của Putin và họ không phải tính đến chiến tranh đô thị. Họ cũng nhận được sự ủng hộ trong nước.

 

“Putin không thể làm được bất cứ điều gì như Stalin: chấp nhận thương vong, thay thế họ và bác bỏ thông tin về họ. Ngày 9 tháng 3, trái với những lời phủ nhận trước đó, chính phủ thừa nhận việc điều lính nghĩa vụ đến Ukraine có vẻ sẽ gây ra sự bất bình mới, bất chấp những lời hứa rằng sẽ trừng phạt những người đã điều “nhầm” quân đi.

 

Người Nga trong độ tuổi nhập ngũ tương đối ít gắn bó với đất nước ngay cả trước chiến tranh: 43% người Nga trong độ tuổi từ 18 đến 24 cho biết họ muốn rời Nga luôn. Bây giờ họ đang tuyệt vọng tìm lối thoát. Và một số người phản đối chiến tranh, bất chấp nguy hiểm ngày càng tăng khi làm như vậy.

 

Các cuộc biểu tình chống chiến tranh được tổ chức vào ngày 6/3 khiến đến 5.000 người bị giam giữ, một nửa trong số đó ở Moscow. Con số này cao gấp đôi so với chủ nhật trước đó, không phải vì có nhiều người biểu tình hơn, mà vì có nhiều cảnh sát hơn gấp mấy lần.

 

Trường đại học Nga đuổi học những sinh viên tham gia biểu tình. Cảnh sát và cơ quan an ninh đang ngẫu nhiên chặn người dân trên đường phố và trong tàu điện ngầm để kiểm tra điện thoại thông minh và đọc tin nhắn của họ.

 

Có lẽ đáng lo ngại hơn đối với Putin là các cuộc biểu tình lớn hơn ở nước láng giềng Belarus. Franak Viacorka, cánh tay phải của bà Svetlana Tikhanovskaya, nói rằng vào ngày 6/3, Belarus đã chứng kiến cuộc biểu tình lớn nhất kể từ cuộc bầu cử năm 2020. Franak Viacorka có thế đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở Belarus năm 2020 nếu phiếu bầu được đếm công bằng. Viacorka

 

Ông Alexander Lukashenko, nhà độc tài đã đánh cắp cuộc bầu cử để kéo dài thời gian nắm quyền trông có vẻ run rẩy rõ rệt. Sau khi cho quân Nga mượn đường đến Kiev, đáng ra Lukashenko sẽ gửi quân đến hậu thuẫn. Lukashenko đã không làm như vậy, và hiện đang cam kết rằng quân đội của ông ta sẽ ở nhà – không phải vì yêu thương Ukraine mà vì sợ rằng nếu được ra lệnh đi Ukraine họ có thể quay lưng lại với ông, hoặc chạy trốn. Ông ta không còn xúc phạm Zelensky trên truyền hình nữa.

 

Địa ngục

 

Putin đã không ủng hộ Lukashenko chỉ vì ghét chứng kiến một bạo chúa giết người sụp đổ như Bashar al-Assad ở Syria. Việc chấm dứt chế độ của Lukashenko bất cứ lúc nào trong vài năm qua cũng có thể tiếp thêm sinh lực cho phe đối lập Nga một cách không thể chấp nhận được. Trong hoàn cảnh hiện tại, họ cũng sẽ làm Ukraine hài lòng khi khiến cho quân Nga ở xung quanh Kiev khó được hỗ trợ hơn.

 

Ngay cả khi Lukashenko tiếp tục nắm quyền, vị trí của Putin vẫn rất tồi tệ. Chiến thắng ở Ukraine khiến chính phủ sụp đổ có thể ít ra chấm dứt chiến tranh, nhưng sẽ hỗ trợ gì được cho nền kinh tế.

 

Trong trường hợp không có chiến thắng như vậy, thay vào đó, ông có thể chỉ đơn giản là leo thang chiến tranh, có lẽ sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt và đổ lỗi cho kẻ thù của mình làm một cái cớ cho cuộc tàn sát khủng khiếp hơn bao giờ hết. Tại một số thời điểm, các vị chỉ huy trên chiến trường có thể nổi loạn vì lòng nhân đạo hoặc sợ Tòa án Hình sự Quốc tế. Nhưng thực tế là, Nga không có nhiều cuộc nổi loạn quân sự.

 

Ngoài ra, Putin có thể rút quân và giả vờ thắng. Ông ta đã chuẩn bị nền tảng cho một cuộc diễn tập như vậy bằng cách tách các đối thủ quốc xã huyền thoại và vô danh khỏi các lực lượng vũ trang Ukraine, những người mà ông xem là nạn nhân của các chính phủ phương Tây chứ không phải là thủ phạm. Một động tác như vậy có vẻ không hợp lý; nhưng ngay từ đầu xảy ra chiến tranh cũng vậy.

 

Dù cuộc đảo chính không xảy ra, nước Nga vẫn đối mặt với tình hình tệ hại khi không thể tạo ra sự ổn định. Tuy nhiên, Putin vẫn sẽ nguy hiểm cho cả thế giới bên ngoài và trong nước, nơi ông sẽ cho đàn áp gây chết người nhiều hơn.

 

-----------

Nguồn:

Vladimir Putin is pushing Russia into the past

Maybe by a generation, maybe by a century

Mar 12th 2022

The Economist   


 

Tin Bài Liên Quan:

VNTB – Nga đe dọa Alexei Navalny sau khi bị vạch trần sự kém cỏi của đặc vụ

VNTB – Nga có đang xâm lược Ukraine? Giải thích cuộc đối đầu của Putin với NATO

VNTB – Tại sao một đoàn xe khổng lồ của Nga vẫn bị kẹt ở phía bắc Kyiv

VNTB – Liệu Trung Quốc có trợ giúp tài chính cho Nga?





No comments:

Post a Comment

View My Stats