Friday, 11 March 2022

LUẬT SƯ ĐỨC ĐẾN BUÔN MA THUỘT GẶP GỠ MỘT SỐ NHÀ HOẠT ĐỘNG và THÂN NHÂN TÙ CHÍNH TRỊ (RFA)

 



Lãnh sự Đức đến Buôn Ma Thuột gặp gỡ một số nhà hoạt động và thân nhân tù chính trị

RFA
2022.03.11

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/german-consulate-meets-activists-in-ban-me-thuoc-03112022104525.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/german-consulate-meets-activists-in-ban-me-thuoc-03112022104525.html/@@images/91861b3e-8b24-4c85-82d7-210588b8f5c6.jpeg

Mục sư Tin Lành Mennonite Phạm Ngọc Thạch tại cuộc gặp với Tổng Lãnh sự Đức tại TPHCM- Bà Josefine Wallat hôm 9/3/2022.  Courtesy MS Phạm Ngọc Thạch

 

Vào ngày 9 tháng 3 năm 2022, Tổng Lãnh sự Đức tại TPHCM- Bà Josefine Wallat đã có cuộc gặp với một số nhà hoạt động cho nhân quyền, tự do tôn giáo và gia đình các tù nhân lương tâm tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

 

Có mặt tại buổi gặp gỡ, cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Ngọc Tuấn - thân phụ của nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy, hôm 11/3 cho RFA biết về cuộc gặp với bà Josefine Wallat:

 

“Hôm 9/3, lúc 6 giờ chiều tôi được bà Tổng Lãnh sự Đức mời đến dự bữa cơm tại một nhà hàng ở thành phố Buôn Ma Thuột. Tôi đi cùng anh Võ Ngọc Lục, Mục sư Phạm Ngọc Thạch, MS Khánh và cô Huỳnh Thị Kim Nga (vợ của tù nhân lương tâm Ngô Dũng)... Mục đích của cuộc gặp là bà Tổng Lãnh sự muốn biết về tình hình của Thục Vy hiện nay đang bị giam giữ ở đâu? Có được gặp gia đình chưa? Tôi có nói Vy đang bị giam ở trại Gia Trung, có gọi và gởi thư về nhà 3 lần. Chúng tôi không được gặp nhưng được gởi quà, gởi thư... thì bà nói như vậy cũng tạm ổn.”

 

Ông Huỳnh Ngọc Tuấn cho biết, khi ông kể về những cuộc nói chuyện giữa Huỳnh Thục Vy và các con... thì bà Tổng lãnh sự Josefine Wallat cho biết rất buồn và xin chia sẻ cùng gia đình ông. Ông Huỳnh Ngọc Tuấn cho biết thêm về những kiến nghị ông gởi đến Tổng lãnh sự Đức:

 

“Bà có hỏi tôi có đưa ra yêu cầu gì không vì sắp tới bà sẽ gặp một số giới chức VN. Tôi có xin bà nói dùm cho gia đình chúng tôi một tiếng... là với những người lớn trong gia đình chúng tôi thì chịu khổ, chịu đau thương và vất vả quen rồi... nhưng với hai đứa nhỏ con Thục Vy thì đúng là một sự tổn thương tình cảm và tinh thần rất lớn... Nên tôi mong bà nói với họ để cho Thục Vy được gặp hai cháu. Tôi chỉ yêu cầu chừng đó thôi.”

 

Bà Huỳnh Thục Vy, 36 tuổi, là một blogger nổi tiếng và là một trong những thành viên sáng lập của Hội Phụ nữ Nhân quyền. Bà bị toà án tại Buôn Hồ vào ngày 30/11/2018 tuyên án hai năm chín tháng tù giam với cáo buộc “Xúc phạm Quốc kỳ” theo Điều 276 Bộ Luật Hình sự.

 

Bà Vy sau đó được tạm hoãn thi hành án vì nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Tuy nhiên bà đã bị công an bắt giữ lại vào ngày 1/12/2021 tại Đắk Lắk mà không rõ lý do, dù chưa hết thời gian hoãn thi hành án.

 

Năm 2012, bà Vy cùng cha mình là cựu tù nhân lương tâm - nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn được tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) trao giải Hellman/Hammett để “ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị”.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/german-consulate-meets-activists-in-ban-me-thuoc-03112022104525.html/hinh-2-960.jpg/@@images/0b01079a-f946-4a34-8334-7849c43eebc2.jpeg

Tổng Lãnh sự Đức Josefine Wallat gặp gỡ các nhà tranh đấu hôm 9/3/2022. Photo courtesy of Vo Ngoc Luc.

 

Mục sư Phạm Ngọc Thạch, người cũng được mời gặp gỡ Tổng Lãnh sự Đức hôm 9/3, nói với RFA:

 

“Tôi được mời dùng cơm với Tổng Lãnh sự Đức, sau đó tôi mời bà về nhà để dùng bát cơm rau thắm mối tình quê trong sự thân ái. Không có sự cản trở nào từ phía chính quyền, tuy nhiên họ vẫn theo dõi sát sao. Sáng hôm nay họ vẫn còn gác nhà tôi đến 2 giờ chiều họ mới về. Tôi cũng nói với Lãnh sự về những tù nhân tôi giáo, đặc biệt những người án nặng, khi bà gặp chính quyền thì nói một tiếng để cùng nhau tháo gỡ khó khăn, giúp cho những tù nhân tôn giáo sớm được trả tự do. Tôi thấy mọi chuyện cũng dễ, quan trọng là chính quyền có thương người dân Việt không thôi? Chứ tôi thấy họ không làm gì sai, họ rất tốt, chỉ biết Chúa... Hôm đó tôi thấy họ (an ninh) rất dè chừng, tôi gặp bà Lãnh sự về rồi mà không hiểu sao họ còn gác tôi từ sáng đến 2 giờ chiều, đến lúc bà lên máy bay thì họ mới về. Tôi thấy vậy là không cần thiết, không hay, tôi đi đâu cũng đi theo, mất đi sự tự do của tôi.”

 

Mục sư Tin Lành Mennonite Phạm Ngọc Thạch, một cựu tù nhân lương tâm từng bị án tù hai năm và liên tục bị sách nhiễu, hành hung về những hoạt động tôn giáo cũng như đấu tranh cho quyền con người tại Việt Nam.

 

Được biết, tại buổi gặp các nhà hoạt động, bà Tổng Lãnh sự Josefine Wallat cũng tìm hiểu thông tin về một số tù nhân lương tâm đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ. Cùng được mời tham dự cuộc gặp, bà Huỳnh Thị Kim Nga, vợ của tù nhân lương tâm Ngô Văn Dũng nói với RFA về cuộc gặp:

 

“Chị cũng nói với bà Lãnh sự là anh Dũng không được khỏe. Ăn tối xong rồi về. Cô có hẹn thăm nhà chị, thì hôm đó chị bị hai an ninh kèm sát luôn, không đi đâu được. Họ (an ninh) nói vô nhà Mục sư Thạch ăn cơm thôi, khỏi vô nhà chị... Chị mới nói việc của Lãnh sự sắp xếp muốn thăm nhà tôi thì họ về thôi, chứ làm sao mà tôi nói ‘không’ được... Bà Lãnh sự thăm nhà chị một chập cũng vui vẻ. Tôi có kể ngày 7/3 có Trần Thanh Phương, trong nhóm Hiến pháp là thành viên thứ 2 được về. Thì Phương có nói thần kinh anh Dũng giờ không bình thường, la hét... chị mới nói lâu nay anh Dũng bình thường, hay là do trận đánh năm 2019 ở số 4 Phan Đăng Lưu... nên ảnh mới bị vậy. Ý kiến từng người bà Lãnh sự ghi vào sổ hết.”

 

Bà Huỳnh Thị Kim Nga cho biết thêm, bà cũng bị an ninh canh gác, theo dõi cho đến khi bà Josefine Wallat lên máy bay vào lúc 2 giờ chiều.

 

Ông Ngô Văn Dũng cùng bảy người khác cùng bị kết tội âm mưu ‘phá rối an ninh’ do kêu gọi biểu tình. Trong thực tế, họ đều là thành viên nhóm có tên Hiến Pháp. Đây là một mạng lưới các phóng viên và những nhà hoạt động kêu gọi việc thực thi Điều 25 trong Hiến Pháp Việt Nam về quyền tự do báo chí.

 

Tổ Chức Phóng viên Không Biên Giới - RSF vào tháng 8 năm 2020 đã ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Ngô Văn Dũng.

 

Bà Josefine Wallat là Tổng lãnh sự tại Tổng Lãnh Sự Quán Đức thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8 năm 2019. Bà từng đích thân đến tham dự, quan sát phiên tòa xét xử ba nhà báo của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn hồi tháng 1 năm 2021. Bà cũng thường thăm hỏi thân nhân các tù nhân lương tâm đang bị cầm tù.

 

--------------------

Tin, bài liên quan

 

·         Giới hoạt động nhân quyền Việt Nam bị vi phạm quyền đi lại như thế nào?

 

·         Đạo Dương Văn Mình có là ‘tà đạo’ như tuyên truyền của chính quyền?

 

·         Tết với tù nhân lương tâm Việt Nam

 

·         Vụ Tịnh Thất Bồng Lai: Công an ngăn cản đăng ký thủ tục luật sư và tiếp cận thân chủ

 

·         Thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia có giúp Việt Nam cải thiện vi phạm nhân quyền?





No comments:

Post a Comment

View My Stats