Friday 18 March 2022

CUỘC KHỦNG HOẢNG UKRAINE SẼ KẾT THÚC RA SAO (Henry A. Kissinger - The Washington Post)

 



Cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ kết thúc ra sao   

Henry A. Kissinger | The Washington Post

Trà Mi dịch thuật

POSTED ON MARCH 18, 2022

https://dcvonline.net/2022/03/18/cuoc-khung-hoang-ukraine-se-ket-thuc-ra-sao/

 

Công luận về Ukraine tất cả đều nói chuyện đối đầu. Nhưng liệu chúng ta có biết mình đang đi đâu không? Trong đời mình, tôi đã chứng kiến bốn cuộc chiến bắt đầu với sự nhiệt tình và ủng hộ của công chúng, trong cả bốn chúng ta không biết phải kết thúc như thế nào và chúng ta đã đơn phương rút lui trong 3 cuộc chiến. Bài kiểm về chính sách là nó kết thúc như thế nào, chứ không phải nó bắt đầu như thế nào.

 

https://smarthistory.org/wp-content/uploads/2021/05/Kievan-Rus-map-3.jpg

Bản đồ của Đế chế Byzantine và Kyivan Rus ’(bản đồ bên dưới © Google). Nguồn: https://smarthistory.org

 

Vấn đề Ukraine thường được đặt ra như một cuộc thách đố: liệu Ukraine nhập vào phía Đông hay phía Tây. Nhưng nếu Ukraine muốn sinh tồn và phát triển, thì nước này không thể là tiền đồn của bên này chống lại bên kia — nó phải là một cây cầu nối đông tây.

 

Nga phải chấp nhận là nếu cố ép Ukraine trở thành một nước vệ tinh, và do đó di dời biên giới của Nga một lần nữa, sẽ khiến Moscow lặp lại lịch sử tự hoàn thành ước nguyện đặt áp lực với cả châu Âu và Hoa Kỳ.

 

Phương Tây phải hiểu rằng, đối với Nga, Ukraine không bao giờ có thể chỉ là một ‘nước ngoài’. Lịch sử Nga bắt đầu từ cái gọi là Kievan-Rus*. Tôn giáo Nga phát triển từ cái nôi đó. Ukraine đã là một phần của Nga trong nhiều thế kỷ, và lịch sử của họ đã gắn liền với nhau trước đó. Một số trận chiến quan trọng nhất giành tự do cho Nga, bắt đầu với Trận Poltava năm 1709, đã diễn ra trên đất Ukraine. Hạm đội Biển Đen — phương tiện để phô trương sức mạnh của Nga ở Địa Trung Hải — dựa trên hợp đồng thuê dài hạn ở Sevastopol, thuộc Crimea. Ngay cả những nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng như Aleksandr Solzhenitsyn và Joseph Brodsky vẫn khẳng định rằng Ukraine là một phần không thể thiếu của lịch sử Nga và thực sự là của Nga.

 

Liên minh châu Âu phải thừa nhận rằng sự sự quan liêu chậm chạp là hệ quả của việc không bắt tay giải quyết vấn đề của họ và sự phụ thuộc của yếu tố chiến lược vào chính trị trong nước trong cuộc đàm phán mối quan hệ của Ukraine với châu Âu đã góp phần biến một cuộc đàm phán thành một cuộc khủng hoảng. Chính sách đối ngoại là nghệ thuật xếp đặt ưu tiên.

 

Người Ukraine là nguyên tố quyết định. Họ sống trong một đất nước có lịch sử phức tạp và đa ngôn ngữ. Phần phía Tây được hợp nhất vào Liên Xô vào năm 1939, khi Stalin và Hitler chia nhau chiến lợi phẩm. Crimea, 60% dân số là người Nga, chỉ trở thành một phần lãnh thổ của Ukraine vào năm 1954, khi Nikita Khrushchev, một người sinh ra tại Ukraine, đã tặng nó như một phần của lễ kỷ niệm 300 năm thỏa thuận giữa Nga với Cossacks. Phía tây phần lớn là dân Thiên chúa giáo; phía đông phần lớn là người Chính thống giáo của Nga (Eastern Orthodox). Phương tây nói tiếng Ukraine; phương đông phần lớn nói tiếng Nga. Bất kỳ nỗ lực nào của một bên của Ukraine nhằm thống trị bên kia — như khuôn mẫu đã xảy ra — cuối cùng sẽ dẫn đến nội chiến hoặc tan rã. Việc coi Ukraine là một phần của cuộc đối đầu Đông-Tây sẽ nhận chìm bất kỳ triển vọng nào trong nhiều chục năm nhằm đưa Nga và phương Tây — đặc biệt là Nga và châu Âu — trở thành một hệ thống hợp tác quốc tế .

 

https://static.ukrinform.com/photos/2013_10/thumb_files/630_360_1380607740-yulia-tymoshenkoviktor-yanukovych.jpg

Viktor Yanukovych (phải) và đối thủ chính trị chính của ông, Yulia Tymoshenko (trái). Nguồn: https://www.ukrinform.net/

 

Ukraine mới độc lập được 23 năm [đến 2022 là 31 năm]; trước đó nó đã nằm dưới một số hình thức cai trị của nước ngoài kể từ thế kỷ 14. Không có gì đáng ngạc nhiên khi giới lãnh đạo của Ukraine không học được nghệ thuật thỏa hiệp, thậm chí còn ít  hơn về quan điểm lịch. Nền chính trị Ukraine thời hậu độc lập đã chứng minh rõ ràng rằng gốc rễ của vấn đề nằm ở việc các chính khách Ukraine nỗ lực áp đặt ý chí của họ lên những vùng ngoan cố của đất nước, trước là do phe này, sau đó là tại phe kia. Đó là bản chất của cuộc xung đột giữa Viktor Yanukovych và đối thủ chính trị chính của ông, Yulia Tymoshenko. Họ đại diện cho hai cánh của Ukraine và không sẵn sàng chia sẻ quyền lực. Một chính sách khôn ngoan của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ tìm cách để hai miền của đất nước này hợp tác với nhau. Chúng ta nên đi tìm sự hòa giải hai bên, chứ không phải sự thống trị của một phe phái.

 

Nga và phương Tây, và ít nhất tất cả các phe phái khác nhau ở Ukraine, đã không hành động theo nguyên tắc này. Mỗi nhóm đã làm cho tình hình tệ hơn. Nga sẽ không thể áp dụng một giải pháp quân sự mà không tự cô lập mình vào thời điểm nhiều biên giới của Nga đã bấp bênh. Đối với phương Tây, việc hạ bệ Vladimir Putin không phải là một chính sách; nó là một bằng chứng cáo lỗi vì sự vắng mặt của một chính sách.

 

Putin nên nhận biết rằng, bất kể bất bình của ông là gì, chính sách áp đặt bằng quân sự sẽ tạo ra một cuộc Chiến tranh Lạnh khác. Về phần mình, Hoa Kỳ cần tránh coi Nga như một kẻ thù nghịch phải được dạy dỗ một cách kiên nhẫn theo đúng quy tắc ứng xử do Washington thiết lập. Putin là một chiến lược gia không thể coi thường được — trên cơ sở lịch sử Nga. Hiểu được các giá trị và tâm lý của Hoa Kỳ không phải là khiếu của Putin. Sự hiểu biết về lịch sử và tâm lý người Nga cũng không phải là điểm mạnh của giới hoạch định chính sách Hoa Kỳ.

 

Giới lãnh đạo của tất cả các bên nên quay lại kiểm tra kết quả, không tranh đua dang chân chống nạnh. Đây là khái niệm của tôi về một kết quả thích hợp với giá trị và lợi ích an ninh của tất cả mọi bên:

 

1.    Ukraine cần có quyền tự do lựa chọn các hiệp hội kinh tế và chính trị của mình, kể cả với châu Âu.

 

2.    Ukraine không nên gia nhập NATO, một vị trí mà tôi đã có cách đây 7 năm, trong lần cuối nó được bàn đến.

 

3.    Ukraine cần được tự do thành lập bất kỳ chính phủ nào thích hợp với ý chí của người dân thể hiện. Giới lãnh đạo khôn ngoan của Ukraine sau đó sẽ chọn một chính sách hòa giải giữa các vùng khác nhau trong nước họ. Trên bình diện quốc tế, họ nên theo đuổi một thế trận tương đương với Phần Lan. Quốc gia đó không để ai còn nghi ngờ gì về nền độc lập quyết liệt và sự hợp tác với phương Tây của họ trong hầu hết các lĩnh vực nhưng cẩn thận tránh sự thù địch thể chế đối với Nga.

 

4.    Việc Nga sáp nhập Crimea là không thích hợp với các quy tắc của trật tự thế giới hiện có. Nhưng có thể đặt mối quan hệ của Crimea với Ukraine trên cơ sở bớt căng thẳng hơn. Để đạt được mục tiêu đó, Nga sẽ công nhận chủ quyền của Ukraine đối với Crimea. Ukraine cần củng cố quyền tự trị của Crimea trong các cuộc bầu cử được tổ chức với sự có mặt của các quan sát viên quốc tế. Tiến trình này sẽ bao gồm việc loại bỏ bất kỳ sự mơ hồ nào về tình trạng của Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol.

 

Đây là những nguyên tắc, không phải đơn thuốc. Những người quen thuộc với khu vực này sẽ biết rằng không phải tất cả những đề nghị nêu trên đều hợp khẩu vị với tất cả mọi bên. Bài kiểm không phải là sự hài lòng tuyệt đối mà là sự không hài lòng cân bằng. Nếu một số giải pháp dựa trên những yếu tố này hoặc những yếu tố có thể so sánh được không đạt được, thì việc tiến tới tình trạng đối đầu sẽ tăng vận tốc. Thời gian giải quyết những vấn đó đề sẽ đến sớm thôi.

 

HAK 2014

https://api.time.com/wp-content/uploads/2014/09/henry-kissinger-portrait.jpg

 

Tác giả | Henry A. Kissinger là ngoại trưởng Hoa Kỳ từ năm 1973 đến năm 1977.

 

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

 

Nguồn: How the Ukraine Crisis Ends | Henry A. Kissinger | The Washington Post | March 6, 2014

 

(*) Một liên bang lỏng lẻo thời trung cổ với thủ đô là Kyiv từng hiện hữu ở Đông Âu từ cuối thế kỷ 9 đến giữa thế kỷ 13.





No comments:

Post a Comment

View My Stats