Tuesday, 8 March 2022

CUỘC CHIẾN UKRAINE KHỞI SỰ NGÀY TÀN CỦA ÔNG PUTIN? (VOANews)

 



Cuộc chiến Ukraine khởi sự ngày tàn của ông Putin?

VOANews

09/03/2022

https://www.voatiengviet.com/a/cuoc-chien-ukraine-khoi-su-ngay-tan-cua-ong-putin-/6476373.html

https://gdb.voanews.com/02090000-0aff-0242-9820-08da0108068a_w650_r1_s.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin.

 

Mười ba ngày chiến tranh tàn khốc tại Ukraine mà Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa chinh phục được Ukraine. Dường như mục tiêu soán chính phủ bất khuất của Ukraine bằng một chế độ bù nhìn hãy còn xa.

 

Một Ukraine bị áp đảo về phương diện vũ khí đã thách thức những dự đoán của mọi người trước chiến tranh rằng nước này sẽ không thể cầm cự được lâu trước các lực lượng Nga chiếm ưu thế. Điện Kremlin hiện đối mặt với viễn ảnh một cuộc chiến kéo dài, khơi dậy tranh cãi trong giới chức phương Tây và giới phân tích độc lập về việc liệu cuộc xâm lược Ukraine có khởi sự ngày tàn của ông Vladimir Putin hay không.

 

Thoáng nhìn, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Putin vẫn còn được đa số ủng hộ về điều mà Điện Kremlin gọi là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ tại Ukraine.

 

Hơn 60% người Nga ủng hộ việc này, theo những cuộc thăm dò mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Công luận Nga và Quỹ Công luận, cả hai đều do Điện Kremlin kiểm soát. Tuy nhiên một số cơ quan thăm dò cho rằng cuộc khảo sát bị chỉnh sửa và rằng sự ủng hộ được báo cáo đã giảm bớt rất nhiều, nếu các công ty thăm dò hỏi những người trả lời rằng họ có đồng ý với cuộc xâm lược Ukraine thay vì hỏi về ‘chiến dịch quân sự đặc biệt.’

 

Tuy nhiên, đa số người Nga sẽ ủng hộ cho dù là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ này được bao lâu khi mà các chế tài kinh tế của phương Tây đang gây tổn hại cho Nga và ngày càng nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp và các nhà đầu tư rời bỏ Nga? Các chế tài phương Tây đã dẫn đến việc đóng cửa biên giới, hạn chế khẩu phần lương thực và giá trị đồng rúp sụp đổ, giảm tới 30% so với đồng đô la, mức thấp nhất mọi thời đại.

 

Kinh tế khó khăn

 

Với sự suy sụp của hệ thống ngân hàng, càng ngày càng hiện rõ, người Nga bị hạn chế trong việc rút tiền từ máy ATM, chỉ được rút tương đương khoảng 5 đô la. Ngân hàng trung ương Nga tăng gấp đôi lãi suất chính từ 9,5 % lên đến 20% trong nỗ lực ổn định đồng rúp.

 

Thường dân Nga là bên thấm thía nhất tác động của tất cả việc này. Họ thấy giá trị tiền tiết kiệm của họ và lương bổng tuột dốc kể từ khi lực lượng Nga xâm lược Ukraine trong khi họ đã gặp khó khăn vì giả cả leo thang do những gián đoạn trong chuỗi cung cấp toàn cầu từ đại dịch COVID.

 

Kinh tế Nga có thể co cụm lại 10% trong năm nay, theo một số nhà kinh tế, đẩy nước này vào tình trạng suy thoái sâu rộng nhất kể từ những năm 1990 khi người Nga lâm vào cảnh nghèo túng lúc Liên bang Xô Viết sụp đổ. Trong những ngày đầu cuộc chiến, người Nga đổ xô ra các máy ATM và ngân hàng để rút tiền càng nhiều càng tốt. Ai có điều kiện thì vung tiền mua hàng hóa Tây phương vì sợ sẽ khan hiếm.

 

Tuy nhiên, viễn ảnh kinh tế dài hạn đối với người Nga ngày càng u ám. Ông Mikhail Khodorkovsky, một cựu trùm dầu hỏa đang sống lưu vong và là một tiếng nói chỉ trích Putin được nhiều người biết tiếng sau 10 năm tù tại Nga, cho rằng chiến tranh ‘làm giảm đáng kể’ cơ may tại vị của ông Putin. “Tôi tin là ông Putin chẳng còn bao lâu nữa. Có thể một năm, có thể ba năm,” ông nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn.

 

Những người dự đoán đây là khởi đầu ngày tàn của ông Putin nói cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ có thể tạo nên sự sụp đổ của ông Putin. Điểm thu hút chính trị chủ chốt của ông Putin là lời hứa rằng người Nga sẽ không bao giờ trải qua nghèo đói và xáo trộn như đã từng trong những năm 1990. Lập luận chính của Điện Kremlin trong suốt thời gian ông Putin cầm quyền là ông đã ổn định kinh tế. Đây cũng là một trong những điểm mà ngay cả phe đối lập của ông cũng thừa nhận với những người Nga thuộc thế hệ trước vốn lo sợ phải sống lại thập niên đầu của thời kỳ hậu Xô Viết.

 

Họ công nhận là những phong trào phản đối của họ trong quá khứ- nhất là từ năm 2011 cho đến 2013 và trong năm 2017 và 2018- đã thất bại không thu phục được tầng lớp trung lưu và hạ lưu, nhiều người trong số này dựa vào các công việc làm cho nhà nước. Đây vẫn là một vấn đề đối với lãnh đạo đối lập Nga, đặc biệt sau những vụ đàn áp leo thang nhắm vào giới bất đồng chính kiến và sau những hành động đóng cửa nhiều hãng tin độc lập cũng như kiểm duyệt sâu rộng các nền tảng truyền thông xã hội, vốn không những làm im những tiếng nói đối lập mà còn cản trở phe đối lập tổ chức những cuộc biểu tình chống chiến tranh.

 

Phản ứng nội địa

 

Nhưng những rạn nứt đang xuất hiện, đang trỗi dậy những ‘bức phá’ thậm chí trong số con cái của giới ưu tú Nga. Con gái của phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov và con gái cựu Tổng thống Boris Yeltsin đã công khai lên án cuộc xâm lược trên truyền thông xã hội. Con gái của tài phiệt Roman Abramovich tuyên bố “lời nói dối lớn nhất và thành công nhất của tuyên truyền từ Điện Kremlin” là khi nói rằng đa số người dân Nga ủng hộ cuộc xâm lược. Và hội đồng quản trị của đại công ty dầu khí Lukoil của Nga đã kêu gọi chấm dứt chiến tranh, nói rằng cần phải theo đuổi các phương cách ngoại giao.

 

Tuy nhiên, lòng trung thành trong giới thân cận của ông Putin dường như vững chắc. Theo bà Tatiana Stanovaya, sáng lập viên R.Politik, một nền tảng phân tích độc lập, sẽ sai lầm khi dự đoán các doanh nhân và giới an ninh ưu việt Nga sẽ quay lại chống ông Putin vì họ dựa vào ông để làm giàu và có quyền hành. Những người khác thì cho rằng sẽ phải mất một thời gian để đông đảo quần chúng Nga bắt đầu đặt nghi vấn về sự cai trị của ông Putin xuất phát từ những khó khăn kinh tế mà họ gánh chịu.

 

Andrea Kendall-Taylor, từng là viên chức tình báo quốc gia phụ trách về Nga và khu vực Eurasia tại Hội đồngTình báo Quốc gia Mỹ và Erica Frantz, một nhà khoa học chính trị tại Đại học bang Michigan cho rằng ông Putin có thể sẽ không ‘ngã ngựa’ trước các phản ứng nội địa.

 

Trong bài bình luận viết trên tạp chí Foreign Affairs tuần này, họ lưu ý rằng: “Trong các chế độ theo chủ nghĩa chuyên chế, nơi quyền lực tập trung trong tay một cá nhân thay vì là cùng chia sẻ trong một đảng, một hội đồng thủ lĩnh quân sự hay hoàng gia, ít khi kẻ lãnh đạo bị mất chức vì các cuộc chiến tranh, cho dù là chiến bại.

 

Đó là bởi vì các thành phần ưu tú không đủ mạnh để buộc nhà độc tài phải chịu trách nhiệm và thường dân cũng chẳng có mấy cơ may để làm điều đó. Tuy nhiên, bà Kendall-Taylor lưu ý có điều là các chế độ đàn áp như chế độ Putin ở Nga thường trông ổn định ngay cả lúc họ không như thế.





No comments:

Post a Comment

View My Stats