34 năm
Gạc Ma, 48 năm Hoàng Sa
Phạm
Đình Trọng
13/03/2022
https://baotiengdan.com/2022/03/13/34-nam-gac-ma-48-nam-hoang-sa/
1. Ngày 24.2.2022 Nga nổ súng xâm lược Ukraine. Cùng với
toàn dân Ukraine cầm súng đứng trong chiến hào chống quân Nga xâm lược và chỉ
hai ngày sau, ngày 26.2.2022, từ chiến hào, Tổng thống Ukraine Volodymyr
Zelensky đã kí đơn khẩn gửi Toà án Công lý Quốc tế, ICJ ở The Hague, Hà Lan, kiện
Nga gây chiến xâm lược phi pháp đất nước Ukraine. Toà ICJ đã nhận đơn.
Chưa có và chưa cần biết phán xử của Toà, lá đơn kiện của Ukraine đã tố
cáo với thế giới tội phạm chiến tranh của Nga, buộc Nga phải đối mặt với luật
pháp quốc tế, đối mặt với công lí của loài người, đặt Nga vào vị trí tội phạm
gây chiến xâm lược.
Lá đơn kiện mỏng manh của Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đưa nhân dân
Ukraine đứng cao trên nền tảng vững chắc của công lí, tạo ra tư thế hiên ngang
của chính nghĩa cho đất nước và nhân dân Ukraine.
Người dân Ukraine càng lẫm liệt cầm súng chiến đấu không phải chỉ bảo vệ
đất nước Ukraine mà còn bảo vệ cả luật pháp quốc tế, bảo vệ công lí của cả loài
người. Cả loài người đứng cùng chiến hào với người dân Ukraine chống quân Nga
xâm lược, chống quân Nga chà đạp luật pháp quốc tế.
2. Việt Nam vẫn luôn khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có lịch
sử lâu đời của Việt Nam, là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Nhưng Việt Nam
hoàn toàn câm lặng chấp nhận quân đội Tàu cộng xâm lược làm chủ quần đảo Hoàng
Sa, và một phần quần đảo Trường Sa.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/03/1-13.jpg
Bia chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường
Sa. Ảnh tư liệu
Trường Sa, Hoàng Sa là chủ quyền lịch sử, đúng luật pháp quốc tế của Việt
Nam. Nhưng Trường Sa, Hoàng Sa cũng là cánh cửa mở ra thế giới với Tàu cộng. Từ
lâu Hoàng Sa, Trường Sa đã có trong mưu đồ, trong hoạch định bước đi thâu tóm
thế giới, thống trị loài người của những hoàng đế đỏ Trung Hoa. Từ năm 1954, những
bước đi bành trướng xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa đã được Tàu cộng tuần tự thực
hiện.
Buộc đảng Cộng sản Việt Nam phải kí hiệp định chia đôi đất nước Việt
Nam. Buộc Việt Nam phải nhận súng đạn Made in China bắn vào một nửa đồng bào ruột
thịt của mình, người Việt tự bắn giết người Việt đến người Việt cuối cùng, tàn
phá đất nước Việt Nam thành tro bụi, thành hoang mạc không còn sức sống.
Đúng như hoạch định của Tàu cộng. Cuộc nội chiến Nam Bắc được đảng Cộng
sản Việt Nam phát động bằng nghị quyết 15/1959 bùng nổ từ cuộc đồng khởi ở Giồng
Trôm và Mỏ Cày, Bến Tre ngày 17.1.1960 kéo dài mười lăm năm đến 30.4.1975, gây
mất mát đau thương khủng khiếp làm cho nội lực Việt Nam chia rẽ, suy yếu, kiệt
cùng. Chỉ đợi có vậy, Tàu cộng liền ra tay.
Ngày 19.1.1974, Tàu cộng đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong phần
lãnh thổ Việt Nam do nhà nước Việt Nam Cộng Hoà quản lí.
Ngày 14.3.1988 Tàu cộng đánh chiếm các bãi đá san hô Gạc Ma, Chữ Thập,
Châu Viên, Ga Ven, Huy Gơ trong quần đảo Trường Sa của nhà nước Cộng Hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam.
3. Sau 30.4.1975, nhà nước Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam là chủ thể
cả dải đất Việt Nam, là chủ thể Biển Đông, chủ thể Hoàng Sa, Trường Sa.
Đến nay, Tàu cộng đánh chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa đã 48 năm, Tàu
cộng đánh chiếm bãi san hô Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Huy Gơ trong quần
đảo Trường Sa đã 34 năm nhưng nhà nước Việt Nam, chủ thể đích thực, đúng luật
pháp quốc tế của Hoàng Sa, Trường Sa vẫn câm lặng.
Tàu cộng kéo hạm đội lớn, hạm đội nhỏ vào biển Việt Nam tập trận bắn đạn
thật, đùng đùng nã pháo xuống biển sát Hoàng Sa, Trường Sa. Dịp rất tốt để Việt
Nam kiện Tàu cộng xâm phạm chủ quyền, đe doạ tính mạng và cản trở cuộc sống người
dân đánh cá Việt Nam, phá hoại an ninh và hoạt động kinh tế, xã hội Việt Nam.
Nhưng Việt Nam chỉ lặp đi lặp lại lời người phát ngôn bộ Ngoại giao cầu xin Tàu
cộng không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có
hành động làm phức tạp tình hình, qua đó góp phần duy trì hoà bình, an ninh, ổn
định ở khu vực Biển Đông. Lời cầu xin yếu ớt, thảm hại và hoàn toàn vô nghĩa với
Tàu cộng xâm lược.
Dù dùng sức mạnh súng đạn xâm lược chiếm đóng lãnh thổ nước khác là phi
pháp nhưng sau 50 năm chủ thể lãnh thổ bị chiếm đóng không sử dụng sức mạnh luật
pháp quốc tế giành lại lãnh thổ chính đáng của mình. Sự im lặng hèn nhát và nhục
nhã đó là sự xác nhận, sự chối bỏ lãnh thổ bị nước ngoài chiếm đóng, là sự từ bỏ
chủ quyền.
Sau 50 năm Tàu cộng đánh chiếm Hoàng Sa, đánh chiếm Gạc Ma, Chữ Thập,
Châu Viên, Ga Ven, Huy Gơ của Việt Nam mà Việt Nam không lên tiếng với luật
pháp quốc tế là Việt Nam đã từ bỏ chủ quyền và vĩnh viễn mất chủ quyền với
Hoàng Sa, với Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Huy Gơ.
Đảng Cộng sản Việt Nam mang học thuyết đấu tranh giai cấp, chuyên chính
vô sản về tàn phá đất nước Việt Nam, giết hại, chia rẽ, li tán chính giống nòi
Việt Nam. Làm cho sức sống Việt Nam tận cùng suy kiệt, đành bất lực để Tàu cộng
đánh cướp quần đảo Hoàng Sa, đánh cướp Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Huy
Gơ trong quần đảo Trường Sa.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/03/2-9-747x420.jpg
Công an Việt Nam ngăn cản người dân phản đối
TQ. Ảnh trên mạng
Khiếp nhược trước quyền uy nước lớn cộng sản, nhục nhã nô lệ vào ý thức
hệ cộng sản, không dám lên tiếng với luật pháp quốc tế khẳng định chủ quyền ở
Hoàng Sa, Trường Sa, để vĩnh viễn mất Hoàng Sa, vĩnh viễn mất Gạc Ma, Chữ Thập,
Châu Viên, Ga Ven, Huy Gơ.
Đó là trọng tội với nhân dân, với lịch sử Việt Nam. Là phản bội cha ông
mở cõi đã để lại hồn thiêng và máu xương ở Hoàng Sa, Trường Sa. Phản bội những
người lính đã chiến đấu hi sinh giữ Hoàng Sa ngày 19.1.1974, Phản bội những người
lính đã chiến đấu hi sinh giữ Gạc Ma ngày 14.3.1988.
Để vĩnh viễn mất Hoàng Sa, mất Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Huy
Gơ, người dân Việt Nam muôn đời không để yên cho những người cộng sản, từ cộng
sản lớn đến cộng sản bé, từ cộng sản đang sống đến cộng sản đã chết. Lịch sử Việt
Nam không tha thứ cho đảng cộng sản.
Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Huy Gơ chỉ còn thời hạn 16 năm nữa
Hoàng Sa chỉ còn thời hạn 2 năm nữa!
Phạm Đình Trọng
Thủ
tướng Chính phủ VN tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh tại Gạc Ma năm 1988
RFA
12-03-2022
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vn-pm-sjr-martyr-03122022122904.html
Khu tưởng niệm các
chiến sỹ Gạc Ma.
Courtesy TTXVN
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông Phạm Minh Chính vào chiều ngày 12/3 đến
khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma dâng hương tưởng niệm những người lính bỏ mình
trong vụ Trung Quốc tiến chiếm nhóm đảo Gạc Ma- Cô Lin- Len đạo thuộc Trường Sa
hồi năm 1988.
Truyền thông Nhà nước loan tin với những hình ảnh người đứng đầu chính
phủ Hà Nội dâng hương tại tượng đài và khu mộ gió của 64 chiến sỹ công binh bị
phía Trung Quốc sát hại trong trận chiến đó.
Trong dịp này, ông Phạm Minh Chính cũng dẫn đầu phái đoàn đến thăm Lữ
đoàn Tàu ngầm 189 và Lữ đoàn 162 Vùng 4 Hải quân Việt Nam.
Vụ thảm sát do lực lượng Trung Quốc nhắm vào các chiến sĩ công binh Hải
quân Việt Nam tại Đá Gạc Ma 34 năm trước là một biến cố lớn trong lịch sử Việt
Nam.
Những người có mặt trên chiếc HQ-604 thuật lại, vào ngày 14 tháng 3 năm
1988, Trung Quốc đổ bộ lên đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa thảm sát 64
chiến sĩ hải quân Việt Nam và chiếm đảo. 56 người mãi mãi nằm lại biển khơi; 8
người được đồng đội mang xác về; 9 người sống sót.
Báo chí Trung Quốc hàng năm vẫn nhắc lại như một chiến thắng. Còn phía
Việt Nam thì im lặng đến mấy chục năm sau mới dè dặt đề cập đến.
Tháng 7 năm 2018, khi cuốn sách “Gạc Ma - vòng tròn bất tử” ra mắt, báo
CAND có chụp tấm ảnh ông Võ Văn Thưởng đến thăm gian hàng Trí Việt và mua ủng hộ
một cuốn. Cuốn sách này sau đó lại bị ngưng phát hành.
Ngày 12 tháng 3 năm 2016, VnExpress đăng một video “Gạc Ma - Trận hải
chiến bị lãng quên” với nội dung tóm tắt: “Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền cụm
đảo chìm Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao, với 64 liệt sĩ ngã xuống giữa làn đạn của
quân Trung Quốc xâm lược cách đây 28 năm, không được nhiều người biết đến”.
Tháng 3 năm 2013, tờ Thanh Niên có bài viết “Ký ức về trận chiến Gạc Ma
năm 1988”, trong khi Việt Nam có hàng trăm tờ báo chính thống.
Trong thời gian gần đây lãnh đạo Việt Nam công khai đến dâng hương tưởng
niệm các chiến sĩ hy sinh trong các cuộc chiến bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền
Việt Nam.
Hôm 26/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Đài tưởng niệm Pò Hèn để thắp
nhang cho các quân nhân qua đời trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 với
Trung Quốc.
Tháp tùng ông Phạm Minh Chính còn có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Huy Vịnh,
Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Lê Đức Thái và Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Nguyễn
Văn Thể.
Tờ báo điện tử của Chính phủ Việt Nam cho biết, tại Pò Hèn vào ngày
17/2/1979, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 209, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh và
cán bộ Lâm trường Hải Sơn, nhân viên thương nghiệp Móng Cái đã ngoan cường chiến
đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Trước chuyến đi của ông Chính, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đi thăm
nghĩa trang liệt sĩ huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang vào ngày 12/1.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng 12 năm 2021 cũng bất ngờ đến
thăm nghĩa trang này, nơi có binh lính tử trận trong chiến tranh với Trung Quốc.
-----------------------
Tin, bài liên quan
·
Tướng
Vịnh đánh bóng cá nhân để chạy tội
·
Hùm
chết để da, Lê Đức Anh để lại cái gì?
·
Ngăn
chặn không cho giới hoạt động độc lập tưởng niệm Gạc Ma
·
Người
dân kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa bất chấp sự ngăn cản của chính quyền
·
Việt
Nam thu hồi sách Gạc Ma- Vòng tròn bất tử
No comments:
Post a Comment