Thursday, 6 February 2020

TẤT CẢ 63 TỈNH THÀNH VIỆT NAM CHO HỌC SỊNH NGHỈ HỌC VÌ VIRUS CORONA (BBC Tiếng Việt)




NỘI DUNG :
Minh Anh  -  RFI
.
Thu Hàng  -  RFI
.
BBC Tiếng Việt 
.
.
.
Tú Anh  -  RFI
.
==============================================


BẤM ĐƯỜNG LINK ĐỂ XEM SỐ THỐNG KÊ MỚI NHẤT

*
*
Minh Anh  -  RFI
Đăng ngày: 06/02/2020 - 11:47

Số ca tử vong và lây nhiễm vì virus corona mới tiếp tục tăng mạnh. Chính quyền Trung Quốc phải đối phó với tình trạng thiếu giường bệnh nghiêm trọng. Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO kêu gọi quyên góp 675 triệu đô la để dự phòng chống virus corona trong vòng 3 tháng tới.

Chính quyền Trung Quốc ngày 06/02/2020 đưa ra con số thống kê mới nhất, cho biết đã có 563 người chết và hơn 28.000 ca lây nhiễm viêm phổi cấp do virus corona mới gây ra. Đó là chưa tính hai trường hợp tử vong ngoài lãnh thổ Trung Quốc : Một tại Philippines và một tại Hồng Kông.

Hệ thống y tế Trung Quốc bị quá tải trước dòng người nhập viện. Tại Vũ Hán, hai bệnh viện dã chiến có sức chứa 1.000 và 1.600 giường bệnh hôm nay đã bắt đầu đi vào hoạt động. Tại nhiều nơi khác, các cơ sở y tế bị thiếu giường bệnh nghiêm trọng. Chính quyền địa phương thông báo cải tạo hàng chục công sở như trung tâm văn hóa hay các nhà thi đấu thể thao thành cơ sở y tế tạm thời.

Tập đoàn công nghệ sinh học BGI thông báo đưa vào hoạt động tại Vũ Hán một phòng thí nghiệm có khả năng thực hiện hơn 10.000 xét nghiệm dò tìm virus mỗi ngày.

Trước đó, ngày 05/02/2020, tổ chức Y Tế Thế Giới WHO kêu gọi thành lập một quỹ dự phòng 675 triệu đô la để tài trợ cho kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho ba tháng tới đây. Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhamon Gebreyesus giải thích rõ « số tiền 60 triệu đô la của quỹ sẽ được dùng cho các chiến dịch của WHO, phần còn lại dành cho các nước đặc biệt bị virus corona đe dọa ».

Vẫn theo lãnh đạo WHO, trong thời gian đầu, cơ quan chuyên trách của Liên Hiệp Quốc sẽ cung cấp trang thiết bị phòng hộ cho 24 nước bị ảnh hưởng như 500 ngàn khẩu trang và 350 ngàn đôi găng tay. Và khoảng 250.000 thiết bị thử nghiệm sẽ được gởi đến cho 70 phòng xét nghiệm trên toàn thế giới.

-----------------------------------------------
.
Thu Hàng  -  RFI
Đăng ngày: 06/02/2020 - 15:54

Tại Pháp, khủng hoảng niềm tin trong nội bộ đảng cầm quyền Cộng Hòa Tiến Bước (LREM) giữa một bên là lập pháp và và bên kia là hành pháp ; đảng Dân Chủ Mỹ bị chia rẽ sau kết quả bầu cử sơ bộ ở tiểu bang Iowa, tổng thống Mỹ đương nhiệm trên thế thượng phong trong cuộc bầu cử tổng thống là chủ đề chính trên các nhật báo Pháp ra ngày 06/02/2020.

Dù không đăng trên trang nhất, nhưng virus corona mới (2019-nCoV) vẫn tiếp tục được các báo đề cập. Cả Le Monde và Les Echos cùng quan tâm đến sự kiện « Các biện pháp giam lỏng được mở rộng ở Trung Quốc », ngoài Vũ Hán, hiện được áp dụng thêm ở ba thành phố ở tỉnh Chiết Giang (phía đông Trung Quốc) để phòng lây nhiễm virus corona mới (2019-nCoV).

Hai nhật báo đưa tin, Hàng Châu (Hangzhou), ở tỉnh Chiết Giang, đang áp dụng biện pháp hạn chế đi lại. Mỗi gia đình chỉ được phép có một người ra khỏi nhà đi chợ hai ngày một lần. Sau Hàng Châu, thêm ba thành phố cũng áp dụng biện pháp « giam lỏng » là Thai Châu (Taizhou), Ôn Châu (Wenzhou) và Ninh Ba (Ningbo). Liệu Thượng Hải, thành phố lớn thứ hai của Trung Quốc, chỉ cách Hàng Châu chưa đầy 200 km, sắp phải chịu những biện pháp tương tự ?

Thị trưởng Ôn Châu, nói rõ : « Người dân không được ra khỏi nhà trong vòng một tuần ». Ôn Châu có hơn 3 triệu dân và có hơn 170.000 người đi làm ở tỉnh Hồ Bắc, vùng dịch virus corona mới và về nhà ăn Tết nguyên đán. Trong số lao động đó, có thể rất nhiều người đã nhiễm virus corona mới và biến thành phố này thành địa phương bị nhiễm nặng nhất ngoài vùng ổ dịch Hồ Bắc.

Một số nhân chứng ở Ôn Châu thuật lại đời thường của họ với nhật báo Le Monde. Joss Van der Broek, một người Hà Lan 49 tuổi, chủ một nhà hàng ở Ôn Châu từ 9 năm nay, cho biết là đã 3 đêm, ông phải ngủ lại nhà hàng ở trung tâm thành phố. Dân làng nơi ông sinh sống, nằm ở ngoại ô, đã đóng mọi ngả đường, chỉ để mở một lối vào duy nhất, được người dân thay nhau canh gác trước rào chắn bằng tre. Họ để ông đi, nhưng cảnh báo « không thể cho ông vào làng ». Trong làng có rất nhiều người già.

Hou Shenglie, một người dân khác sống ở Ôn Châu, cho Le Monde biết cả gia đình ông phải ở trong nhà. Ông được nhiều tờ giấy mầu hồng, kiểu « giấy thông hành », trên đó ghi : « Khu phố Doumen, giấy phép ra ». Giấy này chỉ được sử dụng một lần nên chính quyền địa phương khuyến cáo mỗi gia đình chỉ nên dùng một phiếu hai ngày một lần để đi chợ. Ngoài ra, theo ông Hou, « các biện pháp kiểm tra được thực hiện rất chặt chẽ. Họ đang tách các khu dân cư trong thành phố ».

Ở Hàng Châu, cũng tương tự, người dân nhận được giấy cho phép ra khỏi nhà hai lần mỗi tuần để đi chợ và mỗi nhà chỉ có một người được phép ra. Còn ở Thai Châu, xe mang biển số từ địa phương khác bị cấm vào thành phố, nếu lái xe không có giấy tờ hợp lệ cần thiết. Một số thành phố khác ở tỉnh Chiết Giang, như Thiệu Hưng (Shaoxing) hay Nghĩa Ô (Yiwu), cũng áp dụng những biện pháp tương tự.

Trên mạng xã hội, nếu như một số người dường như chấp nhận bị hạn chế đi lại, một số khác thì lên án những biện pháp kiểu « chuyện đã rồi ». Khác với Vũ Hán, các thành phố ở Chiết Giang không báo trước các biện pháp cách ly. Ví dụ ở Ôn Châu, trong số 46 điểm vào thành phố, chỉ có 9 điểm được mở cửa và bị kiểm soát.

Hàng triệu người lao động, về quê ăn Tết, giờ chờ đèn xanh của chính quyền để trở về nơi làm việc. Chính những đợt di chuyển lớn như thế này khiến giới chuyên gia lo ngại dịch bệnh lan truyền nhanh hơn, đặc biệt trong hệ thống giao thông công cộng ở những thành phố lớn. Để cố hạn chế phần nào khả năng lây lan, kiểm tra thân nhiệt trở thành chuyện bình thường ở mỗi lối vào chung cư hay siêu thị. Nhiều cơ quan hành chính ở Bắc Kinh cho phép công chức « từ nơi khác đến » làm việc tại nhà trong vòng hai tuần.

Le Monde kết luận, ba thành phố ở tỉnh Chiết Giang đang trở thành phòng thí nghiệm cho một Trung Quốc, xây từng bức tường nhỏ ngăn cách, để dựng lên Vạn Lý Trường Thành ngăn dịch. Trong khi chưa dập tắt được dịch, chính phủ Trung Quốc che giấu những lời chỉ trích và mở rộng tuyên truyền. Một chiến dịch được Le Figaro phân tích trong bài : « Virus corona : Tập Cận Bình mạnh tay kiểm duyệt ».

Virus corona : Bao nhiêu ca được chữa khỏi ?
Tính đến ngày 06/02/2020 đã có hơn 28.000 ca nhiễm virus corona mới được xác nhận. Nhưng có bao nhiêu ca được chữa khỏi ? Nhật báo Libération đặt câu hỏi, vốn cho đến nay vẫn ít được đề cập.

Theo kết quả của một nhóm nghiên cứu, thuộc trường Đại học Johns-Hopkins ở Baltimore, Mỹ, có 910 người được chính thức chữa khỏi virus corona mới. Con số này lớn hơn tổng số người chết là 563, tính đến ngày 06/02. Riêng tại Pháp, 6 người nhiễm virus corona mới vẫn chưa được chữa khỏi.

Để có được số liệu trên, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Johns-Hopkins đã dựa vào dữ liệu được 5 tổ chức cung cấp : Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ và DXY (cơ sở dữ liệu của các chuyên gia y tế Trung Quốc).

Theo Tổng Cục Y Tế Pháp (DGS), một người bệnh được coi là được chữa khỏi khi đáp ứng được các « điều kiện khỏi bệnh » do WHO ấn định : sau khi hết triệu chứng, bệnh nhân đó được thử mẫu nước bọt và niêm dịch và phải có kết quả « thử PCR âm tính trong vòng 24 giờ cách biệt ».

Công xưởng thế giới đắp chiếu vì virus corona
Theo nhật báo Le Figaro, về mặt chính thức, hàng trăm nghìn nhà máy ở Trung Quốc sẽ hoạt động trở lại vào ngày 09/02, hoặc chậm nhất là ngày 13/02 ở tỉnh Hồ Bắc. Thế nhưng, chưa có gì là chắc chắn.

Truyền thông Trung Quốc đồng loạt chỉ trích việc một nhà máy dệt may ở miền nam mở cửa trở lại. Ông chủ nhà máy đang bị tạm giam. Chính quyền trung ương đưa ra chỉ thị rõ ràng : an ninh trước đã, kinh tế tính sau. Hiện chỉ có những nhà máy sản xuất trang thiết bị y tế và một số nông phẩm được phép hoạt động. Hàng loạt nhà máy gia công cho các tập đoàn quốc tế đành đắp chiếu cho đến khi có lệnh mới. Dịch virus corona đưa ra bằng chứng : Trung Quốc vẫn là công xưởng của thế giới, cung cấp đến 20% sản lượng thế giới và các nhà máy này cung cấp gần 1/3 GDP của Trung Quốc.

Hệ quả, Foxconn tạm ngừng cung cấp thiết bị cho Apple, các nhà máy của Hyundai ở Hàn Quốc phải ngừng sản xuất vì thiếu thiết bị dây cáp được sản xuất ở Trung Quốc, Tesla phải thông báo hoãn ngày ra mắt mẫu xe điện Model 3 ở Trung Quốc, được dự kiến vào đầu tháng Hai. Văn phòng IHS Markit thẩm định virus corona có thể sẽ làm giảm 1,7 triệu xe được sản xuất trong năm 2020.

Những lĩnh vực khác như dệt may, điện thoại di động, đồ gia dụng… đều gặp vấn đề với các nhà cung cấp Trung Quốc vì dịch virus corona. Đối với một số tập đoàn lớn, đã đến lúc phải tìm đến giải pháp đa dạng hóa nguồn sản xuất. Xiaomi đã chuyển một phần đơn hàng sang Việt Nam và Thái Lan. Electrolux, phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc, đã lập một nhóm nghiên cứu để tìm những nhà cung cấp mới.

-------------------------------
.
BBC Tiếng Việt 
06/02/2020

Tính đến ngày 5/2, 62 tỉnh, thành phố đã báo cáo quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng dịch do virus corona gây ra.
Theo Cafebiz.vn, đa số các tỉnh, thành phố này cho học sinh nghỉ một tuần từ 3/2 đến hết 9/2. Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ 2 tuần (từ 3/2 đến 16/2); các tỉnh Nghệ An, Điện Biên, Hà Tĩnh, Khánh Hoà sẽ cho học sinh nghỉ học đến khi có thông báo mới.
Riêng tỉnh Bến Tre, báo Tuổi Trẻ Online đưa tin, dù chưa gửi báo cáo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng đã cho học sinh nghỉ một ngày (3/2) để phun xịt khử trùng trường lớp, vệ sinh khuôn viên trường học.
Cũng theo báo Tuổi Trẻ Online, Phòng GD-ĐT huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên cho biết có 34 học sinh và 2 giáo viên có biểu hiện cúm, ho, sốt. Nhiều người trong số này có người thân đi làm ăn tại Trung Quốc và trở về đợt Tết Nguyên đán. Phòng GD-ĐT đề nghị cơ quan chức năng cách ly, kiểm tra phòng ngừa nhiễm virus corona.
Ngày 5/2, UBND tỉnh Điện Biên quyết định cho học sinh nghỉ học trên toàn tỉnh để phòng chống dịch.
Như vậy, chính thức đã có 63/63 tỉnh, thành trên toàn quốc cho học sinh nghỉ học để phòng chống dịch bệnh do virus corona.

-------------------------------
.
06/02/2020

Trang Facebook chính thức của chính phủ Việt Nam hôm 6/2 cho hay Việt Nam phát hiện thêm 2 ca nhiễm virus corona chủng mới (nCoV) ở tỉnh Vĩnh Phúc, đều là người nhà của một bệnh nhân đã dương tính với loại virus nguy hiểm đang gây ra dịch lớn ở Trung Quốc, cũng như lây lan ra nhiều nước trên thế giới.

Hai ca mới là người mẹ 49 tuổi và em gái 16 tuổi của một bệnh nhân đã đi Vũ Hán, Trung Quốc, để tập huấn và trở về Việt Nam hôm 17/1, cách đây 3 tuần, trang Thông tin Chính phủ cho biết.
Cơ quan y tế và chính quyền địa phương trong thời gian qua đã “giám sát chặt chẽ, theo dõi sức khoẻ” của hai mẹ con nêu trên, tin cho hay.
Đến hôm 4/2, khi hai mẹ con này “xuất hiện các triệu chứng ho, mệt mỏi”, họ đã được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm. Kết quả cho thấy họ “dương tính với virus nCoV”, vẫn theo Thông tin Chính phủ. “Hiện tại, sức khoẻ của hai bệnh nhân ổn định”, trang này nói thêm.

Thống kê chính thức của nhà chức trách Việt Nam cho thấy đến tối 6/2, có tổng cộng 12 ca nhiễm nCoV và không có ai tử vong vì virus này ở Việt Nam.

Trong một diễn biến khác giữa lúc dịch nCoV vẫn trong giai đoạn căng thẳng ở Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói tại một cuộc họp báo hôm 6/2 rằng bộ “sẵn sàng đưa công dân ở vùng có dịch về nước khi cần thiết”.
Bà Hằng khẳng định rằng Bộ Ngoại giao Việt Nam “đang nỗ lực cao nhất để thực hiện việc này trong thời gian sớm nhất".
Bà cho biết Đại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc đã tiếp nhận 29 yêu cầu của công dân Việt Nam tại khu vực có dịch là tỉnh Hồ Bắc có nguyện vọng trở về Việt Nam.
Phát ngôn viên này thông báo rằng trong những ngày qua, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc đã giữ liên hệ chặt chẽ với hơn 400 công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc và du lịch tại Trung Quốc.
Con số kể trên không bao gồm những ai không đăng ký công dân, sang Trung Quốc ngắn hạn, lao động… mà không thông báo với các cơ quan đại diện, bà Lê Thị Thu Hằng nói.
“Đến nay, nhìn chung tình hình sức khỏe của các lưu học sinh và công dân Việt Nam tại Trung Quốc vẫn ổn định”, theo lời bà Hằng.

Cho đến nay, theo quan sát của VOA, chính phủ Việt Nam chưa tiến hành sơ tán công dân Việt khỏi Vũ Hán nói riêng và Trung Quốc nói chung. Chưa có chuyến bay chuyên biệt nào của Việt Nam đưa công dân về nước. Cũng chưa có tuyên bố chính thức nào của Việt Nam về kế hoạch dùng máy bay hoặc phương tiện gì khác để sơ tán công dân Việt khỏi Trung Quốc.

--------------------------------------
.
06/02/2020

Mỹ và Anh mới ra khuyến cáo về virus Corona ở Việt Nam, trong đó đề cập tới việc người dân nên hay không nên đeo khẩu trang, vốn là một vấn đề đang gây tranh cãi trên mạng xã hội ở trong nước.
Hôm 6/2, cơ quan ngoại giao Mỹ ở Hà Nội khuyên mọi người “không đến các cơ quan trực thuộc của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ hay Trung tâm Hoa Kỳ” nếu “cảm thấy không khỏe; đã đến/trở về từ Trung Quốc Đại lục trong vòng 14 ngày qua; đã tiếp xúc với người nhiễm virus Corona 2019”.
Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam cũng đề cập tới chuyện có nên đeo khẩu trang hay không với thông tin nói rằng “Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh liên bang Mỹ (CDC) không khuyến nghị mọi người thường xuyên đeo khẩu trang như một biện pháp phòng bệnh hiệu quả trừ khi bạn đã nhiễm bệnh”.
“Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn khi đeo khẩu trang, hãy đeo khẩu trang”, cơ quan ngoại giao Mỹ nói trên Facebook, trong bối cảnh chuyện mua bán và đeo khẩu trang đã trở thành một vấn đề nóng ở Việt Nam mấy ngày qua.


Khuyến cáo của Hoa Kỳ được đưa ra bốn ngày sau khi Việt Nam xác nhận thêm một ca nhiễm chủng virus Corona mới (nCoV) là một Việt Kiều từng quá cảnh khoảng hai tiếng tại sân bay Vũ Hán, Trung Quốc, tâm điểm của dịch bệnh đang lan rộng trên thế giới.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Anh cũng đã cảnh báo công dân nước này về sự bùng phát virus Corona, đồng thời nói rằng “chính quyền Việt Nam đang tăng cường các bước đi nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan, trong đó có việc kiểm tra y tế tại các sân bay và biên giới trên bộ”.
“Những người có dấu hiệu về bệnh hô hấp khi tới Việt Nam có thể bị kiểm tra [y tế]. Quý vị cần phải tuân thủ với bất kỳ các biện pháp kiểm tra nào của chính quyền địa phương. Bất kỳ ai được xác định nhiễm virus Corona, kể cả người nước ngoài, có thể bị cách ly”, cảnh báo của Bộ Ngoại giao Anh có đoạn.
Thông báo của cơ quan đối ngoại của Anh cũng nhắc tới việc “chính phủ Việt Nam khuyến nghị công dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng, cũng như công bố việc cấp giấy phép đặc biệt cho những ai muốn tổ chức các sự kiện lớn ở nơi công cộng”. Hiện chưa rõ Bộ Ngoại giao Anh đăng khuyến cáo về virus Corona ở Việt Nam trên trang web của Bộ này khi nào.


Tin cho hay, trong một thông báo mới nhất hôm 6/2, Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo “người dân chỉ đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm virus nCov; khi chăm sóc hoặc có tiếp xúc gần với người có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp như ho, khó thở, chảy nước mũi... và khi được chỉ định tự theo dõi, cách ly tại nhà hoặc khi đi thăm hỏi, khám, điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh”.
“Người khỏe mạnh, không có các triệu chứng bệnh về đường hô hấp chỉ cần đeo khẩu trang vải khi đến các khu vực tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng”, cổng thông tin của chính phủ Việt Nam nói, trích tin nhắn di động của Bộ Y tế gửi người dân trong nước.
“Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo việc đeo khẩu trang khi không có chỉ định gây lãng phí, và có thể tạo cảm giác yên tâm ‘ảo’, khiến bỏ qua áp dụng các biện pháp bảo vệ quan trọng như: rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh vật dụng, đồ dùng”.

Theo CDC, cho tới ngày 6/2, Hoa Kỳ đã ghi nhận 11 trường hợp nhiễm virus Corona ở 5 tiểu bang, trong đó có California, nơi có đông người gốc Việt sinh sống. Còn tại Anh, theo cơ quan y tế của nước này, đã có 3 bệnh nhân dương tính với nCoV.
Trong khi đó, tại Việt Nam, Bộ Y tế hôm 6/2 thông báo đã có 12 người mắc virus Corona ở Việt Nam, trong đó có hai cha con người Trung Quốc.

-----------------------------------
.
Tú Anh  -  RFI
Đăng ngày: 06/02/2020 - 11:09

Vào lúc dịch viêm phổi chủng mới lan rộng, số người chết ngày càng nhiều thì tại tỉnh Hồ Nam (Hunan), không xa tâm dịch siêu vi corona ở Hồ Bắc (Hubei), dịch cúm gia cầm H5N1 tái phát. Đề phòng bị ảnh hưởng nặng nề, Việt Nam khẩn cấp ban hành các biện pháp đối phó.

Theo báo Pháp ngữ Le Courrier du Vietnam (thuộc Thông Tấn Xã Việt Nam), ngày 06/02/2020 thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị cho các bộ, cơ quan và các tỉnh thành Việt Nam « hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế » phát hiện và ngăn chận siêu vi H5N1 lây lan trong các loại gia cầm và cho con người trong bối cảnh siêu vi corona từ Trung Quốc truyền đi khắp nơi.

Các biện pháp cụ thể là kiểm soát thị trường, ngăn chận tệ nạn nhập khẩu, buôn bán gia cầm không rõ xuất xứ. Phải chuẩn bị đầy đủ thuốc men và thuốc sát trùng cũng như đánh động công luận về khả năng dịch H5N1 tái phát tại Việt Nam.


Từ ba ngày nay, báo chí Hồng Kông và truyền thông Tây phương cho biết dịch cúm gia cầm H5N1 bộc phát ở Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam, nằm cạnh tỉnh Hồ Bắc, nơi phát xuất dịch viêm phổi chủng mới corona. Hơn 4500 con gà đã chết trong một trang trại. Gần 18.000 con khác trong các trại chăn nuôi chung quanh bị tiêu hủy để chận dịch, theo thông báo của bộ Nông Nghiệp Trung Quốc.

Cho đến hôm nay, chưa có trường hợp lây nhiễm sang người nào được ghi nhận tại Thiệu Dương, nhưng từ khi dịch xuất hiện lần đầu vào năm 2003 tại châu Á, ít nhất 455 người tử vong vì H5N1.

Về mặt kinh tế, không kể siêu vi Corona làm đình trệ mọi sinh hoạt, nạn dịch thứ ba này, tức cúm gia cầm xảy ra song song với dịch lợn châu Phi có nguy cơ làm thực phẩm khan hiếm hơn. Giá cả sẽ leo thang tại Trung Quốc cũng như tại Việt Nam.






No comments:

Post a Comment

View My Stats