Thursday, 27 February 2020

NHỮNG NGỤY BIỆN CỦA MỘT BÀI BÁO    (Nguyễn Đình Cống)





Việc tỉnh Nghệ An xây tượng đài Lê Nin gây ra vài tranh luận. Bên phản đối thuộc lề dân,.Bên ủng hộ thuộc lề đảng và nhà nước, gồm lực lượng hùng hậu, sẵn sàng đè bẹp mọi ý kiến phản biện. Đáng chú ý có bài “Luận chuyện “thư ngỏ” việc xây dựng tượng đài Lênin”. Họ cho rằng đây là một bài có lập luận sắc bén , chặt chẽ, đầy sức thuyết phục, đủ sức đánh bại mọi ý kiến của bên phản đối. Tôi không có ý kiến việc xây hay không xây tượng đài mà chỉ viết phản biện bài báo ấy.( nhằm giúp các bạn trẻ cách phát hiện ngụy biện)

Bài báo nêu quan điểm rằng : “bằng cách nào, quan điểm nào cũng phải tôn trọng hiện thực khách quan, tôn trọng những giá trị thuộc về lịch sử và cái gì đã thuộc khoa học, giá trị văn minh nhân loại thì chớ nên phỉ báng, coi thường, bởi một ý chí cá nhân thông thường làm sao tỏ khôn hơn trí tuệ nhân loại.” Quan điểm đó là đúng, nhưng tác giả bài báo định dùng nó để lừa bịp người đọc bằng các ngụy biện.

Bên phản đối viết thư ngỏ, đưa ra các lập luân sau : “Khắp nơi trên thế giới đập bỏ tượng Lênin và “ngay tại nước Nga, nhân dân đã nhiều lần đòi hỏi phải đưa Lênin ra khỏi lăng”. …Nước Nga đã hoàn toàn loại bỏ Lênin ra khỏi đời sống đã từ 30 năm nay. Hơn thế nữa, người Nga hiện thời xem Lênin là nguyên nhân đau thương cho nước Nga…. Ngay cả tại nước Nga, không nơi nào, kể cả tỉnh Ulyanovsk đặt mới tượng đài Lênin”.

Bài báo phản bác lại lập luận trên dựa vào bài viết của Lê Kiên, có chuyến đi thực tế tại Nga. Lê Kiên viết: “Trên hành trình 1.700km từ Moskva đến Saint Petersburg theo dòng Volga huyền thoại, chúng tôi đã bắt gặp nhiều hình ảnh Lênin qua những tượng đài của ông ở nhiều làng quê, thị trấn nước Nga. …Ở thị trấn nhỏ Myshkin thấy tượng đài Lênin rất sống động, … Tại các làng quê, thị trấn nhỏ, tượng đài Lênin còn rất nhiều. Như ở thị trấn nhỏ Vytergra, chúng tôi thấy đến 3 tượng đài Lênin trong bán kính chỉ 2km”…

Bài báo viết : Đó là sự thực những gì đang tồn tại trên đất nước Nga hôm nay. Vậy mà, trong “thư ngỏ” cũng như một số bài viết lại nói rằng, ngay chính người Nga, đất nước Nga. cũng không còn đặt tượng Lênin!?

Đoạn vừa dẫn ngụy biện ở 2 chỗ. Thứ nhất chỉ dùng một phần sự thật. Mà “một phần bánh mì vẫn là bánh mì, còn một phần sự thật nhiều khi là dối trá”. Sau khi Liên xô tan rã vào năm 1991, tượng Lê Nin một phần bị đập phá hoặc kéo đổ, một phần còn giữ lại. Không thể dựa vào một số tượng hiện còn mà nghĩ rằng, cho rằng dân Nga và các nước khác không đập phá tượng Lê Nin. Người ta viết : “đập bỏ “ chứ không viết “đập bỏ hết tất cả”. Làm ra một ngàn cái mà mới đập bỏ chín trăm thì vẫn còn một trăm. Số còn lại có thể do một số người nào đó vì thương tiếc hoặc vì ngại mất công. Lê Kiên chỉ thấy trong vòng 2 km có 3 tượng đài mà không biết được nguyên nhân tồn tại của nó. Biêt đâu dân ở đó đã quên các tượng do ĐCS dựng lên, không muốn tốn công đạp phá.

Ngụy biện thứ hai thuộc dánh tráo khái niệm. Người ta viết : “Không nơi nào…. đặt MỚI tượng đài Lê Nin”, trong phản bác lại viết “ cũng không còn đặt tượng Lê Nin”. Bỏ đi một chữ mới đã làm sai nghĩa câu văn. Khái niệm “đặt mới” đã bị đánh tráo thành “đặt”.

Riêng về quan điểm, còn có 2 ngụy biện (3 và 4). Ngụy biện 3 cho rằng :”cái gì đã thuộc khoa học, giá trị văn minh nhân loại thì chớ nên phỉ báng, coi thường” Cái gì ở đây là Chủ nghĩa Mác Lê nin (CNML). Có thật CNML đã thuộc khoa học, giá trị văn minh nhân loại ?. Không, không và không. Ngày nay chỉ còn một số rất ít (so với toàn thế giới) bị nhồi sọ, bị cuồng tín vẫn còn ca ngợi CNML, còn phần lớn nhân loại đã từ chối nó, đánh đổ nó. Không thể đem ý kiến của một vài tổ chức cộng sản về CNML mà cho rằng nó là văn minh nhân loại. Đó là sự gán ghép thô bạo nhằm lừa dôi.

Ngụy biên 4 viết rằng :’ một ý chí cá nhân thông thường làm sao tỏ khôn hơn trí tuệ nhân loại.”. Nội dung câu là đúng, nhưng vận dụng sai. Tác giả ngụ ý rằng CNML là trí tuệ nhân loại, còn những người phản bác nó chỉ là ý chí ca nhân. Có thật vậy không ?.Cũng chỉ có một số ít quá tôn sùng CNML mới nghĩ như vậy còn đại đa số nhân loại nghĩ ngược lại.

Bài bào còn viết “Một câu hỏi nữa: Tình cảm người dân Nga với Lênin hiện nay ra sao, Trả lời là : Tại Nga cũng như tại nhiều nơi trên thế giới, người dân vẫn luôn dành tình cảm, sự ngưỡng mộ đặc biệt đối với Lênin. Các hoạt động thăm viếng, bày tỏ lòng biết ơn cũng như việc tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu CNML vẫn được triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều nước khẳng định quan điểm, lập trường kiên định với CNML, các đảng cộng sản tiếp tục hoạt động trên nền tảng lý luận này và giành được những kết quả quan trọng. Năm ngoái, nhân kỷ niệm 149 năm ngày sinh Lênin (22-4-1870/22-4-2019), đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Liên bang Nga cùng đông đảo người dân đã tới đặt hoa tưởng niệm tại Lăng Lênin trên Quảng trường Đỏ.

Đoạn vừa trình bày là ngụy biện 5, ở chỗ định lấy cá biệt thay cho toàn thể, phạm vào lỗi khái quát hóa vội vàng. Trong suốt 74 năm (từ 1917 đến 1991) nhiều thế hệ dân Nga đã được tuyên truyền về sự vĩ đại của Lê Nin. Sau khi Liên xô tan rã, đa số dân Nga đã thấy được Lê Nin là nguyên nhân đau thương, còn một số ít vẫn ngưỡng mộ ông. Không thể vì số ít ấy mà khái quát hóa thành “đông đảo người dân” để đánh lừa. Sau năm 1991, đảng cộng sản Nga vẫn tồn tại, nhưng chỉ có vài ngàn đảng viên, so với hàng chục triệu đảng viên trước đó. Một nhóm người đó đến đặt vòng hoa tại lăng Lê Nin là chuyện quá bình thường. Không thể vì thế mà nghĩ rằng đại đa số người dân Nga vẫn thương mến và quý trọng ông.

Viết rằng “ Nhiều nước khẳng định quan điểm lập trường kiên định vớiCNML “ là ngụy biện 6, cách viết nhăm lừa dối. Trong khoảng 200 nước trên thế giới, nhiều nước là bao nhiêu. Việc nghiên cứu, tìm hiểu CNML không có nghĩa nó là lý thuyết tiện bộ. Tôi cũng nghiên cứu kỹ CNML, để vạch ra những sai lầm, những độc hại của nó. Trên thế giới chỉ vài nước theo cộng sản còn nghiên cứu CNML để ca ngợi nó. Ở những nước khác, nếu có nghiên cứu CNML thì đó chỉ là vài nhóm nhỏ. Làm gì có chuyện các nhà triết học của thế giới quan tâm nghiên cứu CNML.

Ngụy biện thư 7 viết :” các đảng cộng sản tiếp tục hoạt động trên nền tảng lý luận này (CNML) và giành được những kết quả quan trọng”. Đây là cách viết mập mờ, đánh lận. Chỉ lấy trường hợp ĐCSVN làm thí dụ. ĐCSVN theo CNML, đã thắng lợi trong vài cuộc chiến tranh. Người ta vội vàng kết luận rằng nhờ CNML mà thắng lợi. Không phải. ĐCSVN thắng lợi trong dấu tranh vũ trang chính nhờ bám được vào lòng yêu nước của nhân dân, nhờ vào truyền thống anh dũng của dân tộc. Cứ mỗi lần ĐCSVN vận dụng CNML là một lần thất bại thảm hai, đưa dân tộc vào con đường lụn bại. Đó là cải cách ruộng đất, là hợp tác nông nghiệp, là cải tạo công thương, là xây dựng các tập đoàn kinh tế quốc doanh. Việc mở cửa, cho kinh tế tư nhân phát triển, tiếp nhận đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế, thực chất là làm trái với CNML. Thế mà lắm kẻ bồi bút nói láo rằng đó là vận dụng sáng tạo CNML

Ngụy biện thứ 8 cho rằng :’ sự sụp đổ của mô hình Nhà nước XHCN cụ thể tại Liên Xô và Đông Âu, do những sai lầm có tính chủ quan trong lãnh đạo, vận hành của cá nhân và tổ chức đảng. Việc sụp đổ đó hoàn toàn không phải do nguyên lý CNML sai lầm”.
Sau khi Liên xô và phe XHCN tan rã, nhiều người đi tìm nguyên nhân và họ nêu ra nhiều nhận định rất khác nhau. Phần đông cho rằng vì sai lầm của CNML. Một số khác đổ lỗi cho cá nhân và bênh vực chủ nghĩa. Bài báo khẳng định chắc chắn vào sai lầm cá nhân. Đó là việc làm không khoa học, áp đặt ý kiến cá nhân .
Trên các báo và tuyên truyền của CS đầy rẫy các lập luận ngụy biện. Chùng lừa dối được nhiều người . Để tránh mắc vào ngụy biện cần biết suy nghĩ chặt chẽ theo logic.
Chú thích- Bạn nào muốn đọc toàn bài báo bị phản biện thì viết yêu cầu gửi vào Email, tôi sẽ chuyển cho.






No comments:

Post a Comment

View My Stats