Hoàng
Thủy Ngữ chuyển ngữ
Dịch giả gửi tới Dân Luận
04/07/2019
Ngày 29/6, trong cuộc họp tại hội nghị G20, Hoa
Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý bắt đầu lại các cuộc đàm phán thương mại
và đình việc áp đặt thuế quan mới lên hàng hóa xuất khẩu của Trung
Quốc (Reuter).
*
Tổng thống Trump đã hạ nhiệt cuộc chiến mậu
dịch với Trung Quốc vào cuối tuần này, tuyên bố sẽ đình việc tăng
thêm thuế quan. Nhiều doanh nghiệp cổ võ chuyển biến này, diễn ra vào
sáng thứ Bảy ở Nhật Bản (tối thứ Sáu ở Hoa Kỳ) bên lề cuộc họp
G20 của các nhà lãnh đạo trên thế giới.
Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã
đồng ý tiếp tục nói chuyện, làm sống lại hy vọng có được một thỏa
thuận sớm. Trump gọi thời gian của mình với Tập là “vĩ đại” và
“tuyệt vời”.
Nhiều người đã mong chờ việc tái thảo luận
thương mại, vốn đã sụp đổ từ hai tháng trước, sẽ khiến Trump tăng
thuế quan đập lên người Trung Quốc và theo đuổi các biện pháp trừng
phạt đối với công ty khổng lồ công nghệ Huawei. Nhưng Trung Quốc đã
được gần như tất cả những gì họ muốn trong cuộc họp này: Trump đã
đồng ý không tăng thuế quan và đã đưa ra một số nhượng bộ đối với
Huawei. Đổi lại, Trump cho biết Tập đã đồng ý mua thêm nông sản của
Mỹ.
Còn quá sớm để biết liệu thỏa thuận mong
manh có giữ được hay không, nhưng hiện tại, đây là danh sách những
người thắng và kẻ thua từ vòng đàm phán Mỹ-Trung lần này.
NGƯỜI THẮNG
Trung
Quốc – Trung Quốc có thể đã thua World Cup ở Pháp,
nhưng quốc gia này đã có một màn trình diễn mạnh mẽ tại G20. Trung
Quốc đã giành được một số nhượng bộ từ Hoa Kỳ. Trump đồng ý sẽ
không áp thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu còn lại từ Trung
Quốc trong lúc hai bên tiếp tục nói chuyện. Trump cũng rút lại một
số hạn chế đối với Huawei. Công ty này phải đối mặt với một tương
lai đen tối hơn nếu không thể làm ăn với các công ty công nghệ Hoa Kỳ.
Đổi lại, Trung Quốc đồng ý tái lập việc mua một số mặt hàng nông
sản của Mỹ – đó là cái Trung Quốc vẫn muốn và đã được cung cấp
trong hơn một năm (Trung Quốc không cho biết rõ sẽ mua bao nhiêu).
Các
nhà bán lẻ Mỹ (Walmart, Target, Amazone v.v..) – Tiếng thở phào nhẹ nhõm. Trump đã dọa sẽ áp thuế lên tất cả
số hàng nhập khẩu còn lại của Trung Quốc, bao gồm các mặt hàng như
điện thoại thông minh, sản phẩm dành cho trẻ em và giày dép. Nhưng
những mức thuế quan này nay không được áp dụng nữa. Đây là chiến
thắng lớn của các nhà bán lẻ vốn thường nhập khẩu gần như tất cả
các sản phẩm cho giai đoạn mua sắm lớn vào tháng Bảy, tháng Tám và
tháng Chín.
Người
tiêu dùng Hoa Kỳ – Thuế quan hiện tại của Trump khiến một gia
đình bốn người phải trả thêm khoảng 800 USD một năm. Nếu ông đi bước
trước và đánh thuế tất cả số mặt hàng còn lại của Trung Quốc, chi
phí trong một gia đình điển hình sẽ tăng hơn gấp đôi, hơn 1800 USD.
Huawei
– Chính phủ Hoa Kỳ đã cáo buộc công ty công
nghệ khổng lồ Huawei sử dụng điện thoại và các sản phẩm khác cơ
bản là để theo dõi người Mỹ. Bộ Thương Mại đã hạn chế việc các
công ty Hoa Kỳ làm ăn với Huawei nhưng Trump đã nới lỏng lệnh cấm vào
cuối tuần này. Đó là chiến thắng lớn dành cho Huawei vì Trump, qua
động thái này, đã qua mặt một số cố vấn của mình - và thậm chí
cả các thượng nghị sĩ GOP – Điều này cũng có nghĩa là Trump sẵn
lòng biến Huawei thành một phần trong các cuộc đàm phán thương mại.
Đây là cái Trung Quốc muốn nhưng một số cố vấn của Trump đã cố gắng
tách ra vì họ cho rằng làm ăn với Huawei nguy hại đến an ninh quốc
gia.
Wall
Street – Thị trường chứng khoán tăng mạnh trong tháng
này với mức trung bình công nghiệp của Dow Jones trong tháng Sáu ở
mức tốt nhất kể từ năm 1938. Các nhà đầu tư ở Phố Wall đã đánh cá
là Trump sẽ khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại và diễn
biến đã xảy ra đúng như vậy. Họ cũng hoan nghênh ý định giảm lãi
suất, nếu cần thiết, của Cục Dứ Trữ Liên Bang để thúc đẩy nền kinh
tế trong trường hợp cuộc chiến mậu dịch của Trump thực sự bắt đầu.
KẺ THUA
Phe
diều hâu trong chính phủ Trump – Những người lo
ngại ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc và những thách thức an
ninh và kinh tế của quốc gia này đối với Hoa Kỳ dường như không hài
lòng với thỏa thuận này. Trong đó bao gồm Bộ trưởng ngoại giao Mike
Pompeo, người mà báo chí Trung Quốc gọi là “thủ lãnh cổ võ hận
thù”. Pompeo là người ủng hộ chính các biện pháp trừng phạt cứng
rắn đối với Trung Quốc. Ngoài ra còn có Peter Navarro, tác giả quyển
sách “Chết dưới tay Trung Quốc”, ngồi ở cuối bàn đàm phán khi Trump
đồng ý từ bỏ cú đánh tiềm năng nặng ký nhất của mình đối với
Trung Quốc: thuế quan đánh trên tất cả mặt hàng nhập khẩu.
Phe
diều hâu trong quốc hội Mỹ – Các nhà lập
pháp của cả hai đảng: thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa, Florida)
và Lãnh đạo thiểu số Thượng Viện Charles E. Schumer (Dân Chủ, New
York). Cả hai đều bày tỏ sự quan ngại về việc Trump tỏ ra yếu kém
trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc, đặc biệt là về
Huawei. Quyết định nới lỏng lệnh cấm của Trump đối với công ty công
nghệ khổng lồ Trung Quốc này và xem nó là một phần trong cuộc đàm
phán thương mại giống như mời gọi sự chỉ trích.
2020
Dân Chủ – Các ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ luôn
thi nhau đả kích Trump về thương mại. Biện pháp tấn công tốt nhất của
họ – cách mà Pete Buttigieg sử dụng trong các cuộc tranh luận hôm thứ
Năm – là nói rằng thuế quan nhằm áp lực Trung Quốc là sai lầm vì chúng
chỉ khiến giá cả tăng lên gây khó khăn cho người Mỹ. Nhưng quyết định
không áp dụng siêu thuế quan của Trump đã làm giảm bớt nỗi lo của
người tiêu dùng.
CHƯA RÕ RÀNG
Trump
– Ông đã khởi động lại các cuộc đàm phán.
Việc làm này có lợi cho thị trường và có khả năng kinh tế sẽ đi
vào chiến dịch tranh cử 2020. Nhưng ông đã từ bỏ rất nhiều thứ và
dành chúng cho Trung Quốc để đi được đến đó. Ông từng quay lại đe dọa
bằng thuế quan lớn của mình, cái mà Trung Quốc, Âu Châu và các cường
quốc khác khó có thể quên khi các cuộc đàm phán thương mại tiếp tục
trên toàn cầu. Trump vẫn có thể đạt được một thỏa thuận với Trung
quốc và nhận được một số nhượng bộ chính từ Tập, nhưng trong vòng
này, ông tỏ vẻ rất sốt sắng khi làm việc với Trung Quốc.
Mối
quan hệ kinh tế Mỹ – Trung - Ngay cả khi một
số nhà phê bình chỉ trích nặng nề cách tiếp cận trong việc đàm
phán của Trump với Trung Quốc, đã có tin lan rộng về một thỏa thuận
theo đó Trung Quốc cần thực hiện các cải cách quan trọng trong nền
kinh tế để trở thành sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp nước
ngoài. Không rõ liệu quyết định xuống thang của Trump như một thỏa
thuận có áp lực được Trung Quốc thay đổi hay không.
Nông
dân – Trung Quốc có vẻ sẵn sàng tiếp tục mua đậu
nành, thịt và các nông phẩm khác của Hoa Kỳ. Việc này sẽ giúp gíá
cả tăng lên một chút sau một năm tàn khốc. Tuy nhiên vẫn chưa rõ liệu
Trung Quốc có duy trì mức mua như trước khi cuộc chiến mậu dịch xảy
ra hay không (huống hồ đến mức cao hơn). Giống như mọi doanh nghiệp
khác, nông dân muốn có sự chắc chắn nhưng họ vẫn chưa được điều đó.
Robert
E. Lighthizer – Nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ
giờ đây là người chơi chính. Ông phải nghĩ ra chi tiết trong bất cứ
thỏa thuận cuối cùng nào với Trung Quốc. Vẫn còn nhiều việc phải làm,
đặc biệt là làm cách nào khiến Trung Quốc thay đổi chính sách cạnh
tranh với nước ngoài và sở hữu trí tuệ. Không rõ cuộc họp này hữu
ích hay làm tổn thương bàn tay của ông, đặc biệt khi Tập nhấn mạnh
là “nên bình đẳng và thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau”.
Nguồn:
Heather
Long June 29,
2019 The
Washington Post
Thanh
Hà – RFI
Đăng ngày 04-07-2019
Theo
báo cáo của bộ Thương Mại Mỹ công bố ngày 03/07/2019, xuất khẩu của Việt Nam
vào Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2019 tăng 36 % so với cùng thời kỳ năm 2018, cao
hơn cả khối lượng hàng hóa của Ấn Độ bán sang Hoa Kỳ. Nếu chỉ nhìn vào số liệu
trên, Việt Nam thực sự hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc
Kinh.
Vậy Việt Nam giờ đây có nguy cơ rơi vào tầm ngắm của
chính quyền Trump hay không ?
Đây là câu hỏi được nhật báo tài chính Nhật Bản
Nikkei nêu lên đúng vào lúc Mỹ đánh thuế hơn 400% vào mặt hàng thép Việt Nam
bán sang thị trường Hoa Kỳ nhưng có xuất xứ Hàn Quốc và Đài Loan.
Tuần trước, trên đường đến Osaka dự thượng đỉnh nhóm
G20 mà Việt Nam là một trong những khách mời của nước chủ nhà Nhật Bản, tổng thống
Donald Trump đã đe dọa : Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc nhưng "còn tệ
hơn" cả Trung Quốc khi lợi dụng Hoa Kỳ.
Theo số liệu của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ,
trong năm 2017, trao đổi mậu dịch giữa Hoa Kỳ với Việt Nam đã lên tới 58,2 tỷ
đô la, nhưng cán cân thương mại nghiêng về phía Việt Nam nhiều hơn. Trong năm
2018, mức xuất siêu của Việt Nam đối với Mỹ lên tới gần 35 tỷ đô la.
Chính Donald Trump trong tháng 2 vừa qua khi đến Hà
Nội dự thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên lần thứ hai đã cảm ơn nước chủ nhà nỗ lực
thu hẹp thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ. Thế nhưng điều đó không ngăn cản
Washington tháng 5 vừa qua đưa Việt Nam vào danh sách các nước bị nghi ngờ thao
túng tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu.
Tại
sao Mỹ bỗng dưng chuyển hướng tấn công về phía Việt Nam ? Có nhiều yếu tố để trả lời câu hỏi này. Thứ nhất tổng thống Trump vừa
chính thức lao vào cuộc vận động tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, đàm phán về thương
mại với Trung Quốc đã bị bế tắc trong hai tháng 5 và 6/2019.
Washington và Bắc Kinh mới chỉ đồng ý nối lại đối
thoại, nhưng không chắc Nhà Trắng nhanh chóng ghi được những bàn thắng quan trọng
với chính quyền của ông Tập Cận Bình. Do vậy, theo một số chuyên gia, Mỹ nhắm tới
các đối tượng dễ khống chế hơn, trong đó có Việt Nam.
Thứ hai là bản thân ông Trump luôn bị ám ảnh về mức
thâm hụt của Hoa Kỳ với các đối tác thương mại trên thế giới, bất luận đấy là
những mối quan hệ đồng minh chiến lược như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc hay những
nước láng giềng sát cạnh như là Canada và Mêhicô. Trong bối cảnh này, không có
lý do gì để Nhà Trắng "tha" cho Việt Nam.
Thứ ba là nhìn vào các con số thống kê, từ khi hai
ông khổng lồ kinh tế thế giới là Mỹ và Trung Quốc đương đầu với nhau trên mặt
trận thương mại, các công ty ngoại quốc di dời cơ sở sang Việt Nam, một số khác
chuyển hàng sang Việt Nam, đóng nhãn hiệu của Việt Nam để từ đó bán sang Hoa Kỳ.
Chính quyền Hà Nội đã phải lên tiếng cam kết không để
Việt Nam biến thành cửa ngõ cho phép bất kỳ một quốc gia nào lách thuế nhập khẩu
của Mỹ. Nhưng có lẽ Washington chưa hài lòng với thiện chí đó của Việt Nam. Do
vậy, đối với Việt Nam, chiến tranh thương mại Mỹ -Trung kéo dài không hẳn là một
điềm lành.
Đành rằng kinh tế Việt Nam sẽ phát triển khi đầu tư
nước ngoài tăng mạnh, chuyển hướng sang Việt Nam. Nhưng nếu chỉ đóng vai trò
trung gian, hay tệ hơn nữa, chỉ là cánh cửa giúp hàng Trung Quốc, thép Đài Loan
và Hàn Quốc thoát thuế nhập khẩu của Mỹ, thì sản xuất và xuất khẩu của chính Việt
Nam sẽ không hưởng lợi được là bao.
Nghiên cứu gần đây của ngân hàng Mỹ Bank of America
–Merrill Lynch được công bố cách nay hai ngày cho thấy xuất khẩu từ Việt Nam
vào Hoa Kỳ tăng "đột ngột", làm tăng mức nhập siêu của Mỹ. Thế nhưng,
sự năng động trong hoạt động mậu dịch đó không hẳn là có lợi cho Việt Nam bởi
vì từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khai mào, cán cân thương mại của Việt
Nam đã "xấu đi thêm" : Việt Nam xuất siêu với Mỹ, nhưng thâm hụt mậu
dịch với Trung Quốc lại tăng.
Trả lời hãng tin Mỹ Bloomberg, một chuyên gia làm việc
tại thành phố Hồ Chí Minh cho rằng : 30 % nhập khẩu của Việt Nam là hàng của
Trung Quốc để rồi từ Việt Nam xuất khẩu trở lại sang một thị trường thứ ba. Điều
này lại càng củng cố thêm lập luận cho rằng, Việt Nam bị biến thành một trạm
trung chuyển để Trung Quốc hay những quốc gia bị chính quyền Trump áp thuế vẫn
bán được hàng sang Hoa Kỳ.
Bộ Thương Mại Mỹ áp thuế 456 % thép Việt Nam nguồn gốc
Hàn Quốc và Đài Loan bán sang Mỹ sau khi nhận thấy rằng, khối lượng thép Việt
Nam bán sang Mỹ đã được nhân lên gấp 9 lần kể từ khi Washington đánh thuế thép
của Hàn Quốc và Đài Loan.
Ngoài công cụ áp thuế nhập khẩu mà Donald Trump thường
sử dụng nhất để gây áp lực với các bạn hàng, Nhà Trắng đang hướng tới một công
cụ khác, đó là viện cớ "thao túng tỷ giá hối đoái" để phạt các
đối thủ của Hoa Kỳ. Chính quyền Washington đã thu hẹp các tiêu chuẩn quy định
thế nào là "thao túng ngoại hối" và mở rộng danh sách các đối
tác cần được theo dõi đang từ 12 lên thành 20 quốc gia.
Có thể nói xung đột mậu dịch Mỹ -Trung bắt đầu tác động
đến Việt Nam và đối với nước này, « chơi » với Mỹ thật không đơn giản chút nào.
---------------------------
XEM THÊM
Thanh
Hà – RFI
Đăng ngày 04-07-2019
Theo
báo cáo của bộ Thương Mại Mỹ công bố ngày 03/07/2019, xuất khẩu của Việt Nam
vào Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2019 tăng 36 % so với cùng thời kỳ năm 2018, cao
hơn cả khối lượng hàng hóa của Ấn Độ bán sang Hoa Kỳ. Nếu chỉ nhìn vào số liệu
trên, Việt Nam thực sự hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc
Kinh.
Vậy Việt Nam giờ đây có nguy cơ rơi vào tầm ngắm của
chính quyền Trump hay không ?
Đây là câu hỏi được nhật báo tài chính Nhật Bản
Nikkei nêu lên đúng vào lúc Mỹ đánh thuế hơn 400% vào mặt hàng thép Việt Nam
bán sang thị trường Hoa Kỳ nhưng có xuất xứ Hàn Quốc và Đài Loan.
Tuần trước, trên đường đến Osaka dự thượng đỉnh nhóm
G20 mà Việt Nam là một trong những khách mời của nước chủ nhà Nhật Bản, tổng thống
Donald Trump đã đe dọa : Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc nhưng "còn tệ
hơn" cả Trung Quốc khi lợi dụng Hoa Kỳ.
Theo số liệu của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ,
trong năm 2017, trao đổi mậu dịch giữa Hoa Kỳ với Việt Nam đã lên tới 58,2 tỷ
đô la, nhưng cán cân thương mại nghiêng về phía Việt Nam nhiều hơn. Trong năm
2018, mức xuất siêu của Việt Nam đối với Mỹ lên tới gần 35 tỷ đô la.
Chính Donald Trump trong tháng 2 vừa qua khi đến Hà
Nội dự thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên lần thứ hai đã cảm ơn nước chủ nhà nỗ lực
thu hẹp thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ. Thế nhưng điều đó không ngăn cản
Washington tháng 5 vừa qua đưa Việt Nam vào danh sách các nước bị nghi ngờ thao
túng tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu.
Tại
sao Mỹ bỗng dưng chuyển hướng tấn công về phía Việt Nam ? Có nhiều yếu tố để trả lời câu hỏi này. Thứ nhất tổng thống Trump vừa
chính thức lao vào cuộc vận động tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, đàm phán về thương
mại với Trung Quốc đã bị bế tắc trong hai tháng 5 và 6/2019.
Washington và Bắc Kinh mới chỉ đồng ý nối lại đối
thoại, nhưng không chắc Nhà Trắng nhanh chóng ghi được những bàn thắng quan trọng
với chính quyền của ông Tập Cận Bình. Do vậy, theo một số chuyên gia, Mỹ nhắm tới
các đối tượng dễ khống chế hơn, trong đó có Việt Nam.
Thứ hai là bản thân ông Trump luôn bị ám ảnh về mức
thâm hụt của Hoa Kỳ với các đối tác thương mại trên thế giới, bất luận đấy là
những mối quan hệ đồng minh chiến lược như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc hay những
nước láng giềng sát cạnh như là Canada và Mêhicô. Trong bối cảnh này, không có
lý do gì để Nhà Trắng "tha" cho Việt Nam.
Thứ ba là nhìn vào các con số thống kê, từ khi hai
ông khổng lồ kinh tế thế giới là Mỹ và Trung Quốc đương đầu với nhau trên mặt
trận thương mại, các công ty ngoại quốc di dời cơ sở sang Việt Nam, một số khác
chuyển hàng sang Việt Nam, đóng nhãn hiệu của Việt Nam để từ đó bán sang Hoa Kỳ.
Chính quyền Hà Nội đã phải lên tiếng cam kết không để
Việt Nam biến thành cửa ngõ cho phép bất kỳ một quốc gia nào lách thuế nhập khẩu
của Mỹ. Nhưng có lẽ Washington chưa hài lòng với thiện chí đó của Việt Nam. Do
vậy, đối với Việt Nam, chiến tranh thương mại Mỹ -Trung kéo dài không hẳn là một
điềm lành.
Đành rằng kinh tế Việt Nam sẽ phát triển khi đầu tư
nước ngoài tăng mạnh, chuyển hướng sang Việt Nam. Nhưng nếu chỉ đóng vai trò
trung gian, hay tệ hơn nữa, chỉ là cánh cửa giúp hàng Trung Quốc, thép Đài Loan
và Hàn Quốc thoát thuế nhập khẩu của Mỹ, thì sản xuất và xuất khẩu của chính Việt
Nam sẽ không hưởng lợi được là bao.
Nghiên cứu gần đây của ngân hàng Mỹ Bank of America
–Merrill Lynch được công bố cách nay hai ngày cho thấy xuất khẩu từ Việt Nam
vào Hoa Kỳ tăng "đột ngột", làm tăng mức nhập siêu của Mỹ. Thế nhưng,
sự năng động trong hoạt động mậu dịch đó không hẳn là có lợi cho Việt Nam bởi
vì từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khai mào, cán cân thương mại của Việt
Nam đã "xấu đi thêm" : Việt Nam xuất siêu với Mỹ, nhưng thâm hụt mậu
dịch với Trung Quốc lại tăng.
Trả lời hãng tin Mỹ Bloomberg, một chuyên gia làm việc
tại thành phố Hồ Chí Minh cho rằng : 30 % nhập khẩu của Việt Nam là hàng của
Trung Quốc để rồi từ Việt Nam xuất khẩu trở lại sang một thị trường thứ ba. Điều
này lại càng củng cố thêm lập luận cho rằng, Việt Nam bị biến thành một trạm
trung chuyển để Trung Quốc hay những quốc gia bị chính quyền Trump áp thuế vẫn
bán được hàng sang Hoa Kỳ.
Bộ Thương Mại Mỹ áp thuế 456 % thép Việt Nam nguồn gốc
Hàn Quốc và Đài Loan bán sang Mỹ sau khi nhận thấy rằng, khối lượng thép Việt
Nam bán sang Mỹ đã được nhân lên gấp 9 lần kể từ khi Washington đánh thuế thép
của Hàn Quốc và Đài Loan.
Ngoài công cụ áp thuế nhập khẩu mà Donald Trump thường
sử dụng nhất để gây áp lực với các bạn hàng, Nhà Trắng đang hướng tới một công
cụ khác, đó là viện cớ "thao túng tỷ giá hối đoái" để phạt các
đối thủ của Hoa Kỳ. Chính quyền Washington đã thu hẹp các tiêu chuẩn quy định
thế nào là "thao túng ngoại hối" và mở rộng danh sách các đối
tác cần được theo dõi đang từ 12 lên thành 20 quốc gia.
Có thể nói xung đột mậu dịch Mỹ -Trung bắt đầu tác động
đến Việt Nam và đối với nước này, « chơi » với Mỹ thật không đơn giản chút nào.
No comments:
Post a Comment