Thursday, 19 April 2018

CỘNG SẢN HÀ NỘI CHƯA GIẢM BỚT TRÒ ĐÙA TỘI ÁC, NHẠO BÁNG CÔNG LÝ (Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ)




18/04/2018

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

BỨC TƯỜNG Ô NHỤC 100 NĂM TÙ GIAM
CỘNG SẢN HÀ NỘI CHƯA GIẢM BỚT TRÒ ĐÙA TỘI ÁC, NHẠO BÁNG CÔNG LÝ

Chỉ trong một tuần, từ ngày 5 đến 12 tháng Tư năm 2018, 10 nhà bất đồng chính kiến, dân chủ đối kháng ​​và người bảo vệ nhân quyền đã bị kết án tù giam nặng nề và bất công kèm thêm những năm tù quản chế mất nhân phẩm. Những nạn nhân vô tội gồm có các tác giả, nhà thơ, dịch giả, nhà báo, người viết nhựt ký điện tử, luật sư, tu sĩ và sinh viên. Đó là một cuộc đàn áp tàn bạo và vô nhân đạo chống lại quyền tự do phát biểu và diễn đạt quan điểm. Bạo quyền đã tuyên án gần 100 năm tù giam mười người dân lương thiện, yêu nước, thèm khát tự do và công bằng xã hội. Các thẩm phán tay sai trung tín của chế độ độc tài chẳng những sớm đạt được thành tích kinh khiếp này mà sau đó còn vượt qua, dựng lên cao hơn bức tường ô nhục 100 năm tù giam. Thật là một kỷ lục thế giới đối với một Nhà nước thành viên của Tổ chức Quốc tế Pháp thoại và Hội đồng Nhân quyền. Chúng ta cũng không quên gần đây, Cộng hòa XHCNVN thiếu liêm sĩ và vô văn hóa đã dám ứng cử (nhưng bị thất bại thê thảm) vào chức vụ Tổng giám đốc của cơ quan UNESCO.

Hơn nữa, các hành vi tội ác của bạo quyền hiện hữu chưa bị trừng phạt theo công pháp quốc tế. Những lãnh tụ độc tài Hà Nội tiếp tục nhạo báng Công Lý mặc dầu các chuyên gia Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc từng lên tiếng tố cáo nhà nước cộng sản vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Gần đây nhứt, ngày 12 tháng Tư năm 2018, từ Genève, các chuyên gia Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc* đồng công bố một bản Thông Cáo Chung. Trong văn bản đó, họ tố cáo những phiên tòa vi luật và bất công tuần vừa qua ở Việt Nam. Họ thúc giục nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội

-      trả tự do tức khắc cho tất cả tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm.
-      tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của những người bảo vệ nhân quyền và môi trường.
-      ngừng mọi cuộc đàn áp xã hội dân sự độc lập, tôn trọng quyền tự do ngôn luận và quyền tự do hội họp và lập hội ôn hòa.

Họ cũng cho biết Nhóm Công tác của Liên Hiệp Quốc về sự Giam Cầm độc đoán đã kết luận rằng việc giam cầm các ông Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức là tùy tiện, vi luật. Cho nên phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho các nạn nhân. Sau hết, các chuyên gia Nhân Quyền báo động tình trạng bắt bớ, giam nhốt những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2017 đã gia tăng nghiêm trọng.

* Các chuyên gia Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ký tên trong Thông Cáo Chung : ông Michel Forst, Báo cáo viên đặc biệt về Tình hình các nhà Bảo vệ Nhân quyền; ông José Antonio Guevara Bermúdez, Chủ tịch kiêm Báo cáo viên của Nhóm Công tác về sự Giam Cầm độc đoán và ông David Kaye, Báo cáo viên đặc biệt về việc Cổ xúy và Bảo vệ quyền Tự do Phát biểu và Diễn đạt Quan điểm.

Tóm lược, sau đây là 10 Bản Án Tù mà Cộng sản Hà Nội đã tuyên phạt 10 người dân lương thiện, yêu nước, thèm khát tự do và công bằng xã hội :

1)    Ông Nguyễn Văn Đài (49 tuổi), luật sư nhân quyền, hội viên bị Hội Luật sư Hà Nội khai trừ (sau khi bị bắt lần đầu năm 2007), nhà phiên dịch, tác giả nhựt ký điện tử, đồng chủ nhiệm và chủ bút tập san Tự Do Ngôn Luận, đồng sáng lập Ủy ban Nhân Quyền Việt Nam và Hội Anh Em Dân Chủ. Từng trải qua 4 năm tù giam 2007-2011. Bị bắt lại từ ngày 16 tháng Mười Hai năm 2015 và bị kết án 15 năm tù giam và 5 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018. Trong một bản Nhận Định ​​được thông qua ngày 25 tháng Tư năm 2017, Nhóm Công tác Liên Hiệp Quốc về sự Giam cầm độc đoán kết luận rằng việc giam cầm ông Nguyễn Văn Đài là tùy tiện và thúc giục nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội trả tự do cho ông ngay lập tức và vô điều kiện.

2)   Ông Trương Minh Đức (58 tuổi), nhà báo độc lập, tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhân quyền, hoạt động chống tham nhũng, đồng sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ. Từng trải qua 5 năm tù giam 2007-2012. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.

3)   Mục sư Nguyễn Trung Tôn (47 tuổi), tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhân quyền, đồng sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ. Từng trải qua 2 năm tù giam 2011-2013. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.

4)   Ông Nguyễn Bắc Truyển (50 tuổi), nhà luật học, tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhân quyền, đồng sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ, một thành viên hoạt động của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Từng trải qua 3 năm 6 tháng tù giam 2006-2010. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 11 năm tù giam và 3 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.

5)   Bà Lê Thu Hà (35 tuổi), nhà giáo, nhà phiên dịch, hội viên và phụ tá điều hành Hội Anh Em Dân Chủ. Bị bắt từ ngày 16 tháng Mười Hai năm 2015 và bị kết án 9 năm tù giam và 2 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.

6)   Ông Phạm Văn Trội (46 tuổi), nhà văn bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền, đồng sáng lập Ủy ban Nhân Quyền Việt Nam và Hội Anh Em Dân chủ. Từng trải qua 4 năm tù giam 2008-2012. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 7 năm tù giam và 1 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.

7)   Ông Nguyễn Văn Túc (54 tuổi), nông dân, nhà thơ, người bảo vệ nhân quyền, chống tham nhũng và bất công xã hội, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ. Từng trải qua 4 năm tù giam 2008-2012. Bị bắt lại ngày 1 tháng Chín năm 2017 và bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm tù quản chế ngày 10 tháng Tư năm 2018.

8)   Bà Trần Thị Xuân (42 tuổi), hoạt động xã hội độc lập, người bảo vệ nhân quyền và môi trường, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ. Bị bắt ngày 17 tháng Mười năm 2017 và bị kết án 9 năm tù giam và 5 năm tù quản chế ngày 12 tháng Tư năm 2018.

9)   Ông Vũ Văn Hùng (52 tuổi), nhà giáo, tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhân quyền, hội viên Hội Anh Em Dân Chủ. Từng trải qua 3 năm tù giam 2008-2011. Bị bắt lại ngày 1 tháng Chín 2017 và bị kết án một năm tù giam ngày 12 tháng Tư năm 2018.

10) Ông Nguyễn Viết Dũng (32 tuổi), cựu sinh viên, người bất đồng chính kiến, tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhân quyền và môi trường. Từng trải 15 tháng tù giam 2015-2016. Bị bắt lại ngày 27 tháng Chín năm 2017 và bị kết án 7 năm tù giam và 5 năm tù quản chế ngày 12 tháng Tư năm 2018.

Bản Tin này đã được đăng lần đầu trên tờ báo Actualitté ở Paris và sau đó trên một số báo điện tử ở Âu châu, Á châu–Thái Bình dương và Phi châu. Ngoài ra, bản văn tiếng Pháp và tiếng Anh còn được phổ biến rộng rãi trên mạng lưới xã hội toàn cầu, trong đó có Văn Bút Quốc Tế, các Trung tâm Văn Bút bạn, các tổ chức quốc tế Bảo vệ Nhân quyền, bộ ngoại giao Thụy Sĩ và các chính phủ dân chủ. Cuộc vận động công luận và cộng đồng quốc tế nói chung và giới văn học và truyền thông độc lập nói riêng được thực hiện như đã làm giữa mùa xuân-hạ năm 2017 để ứng viên cộng sản Hà Nội không có chút chỉ số may mắn nào được đắc cử vào chức vụ Tổng Giám đốc cơ quan Văn Hóa UNESCO. Cũng cần nhắc lại, Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại luôn luôn làm việc chặt chẽ với Ủy Ban Nhà Văn bị Cầm tù của Văn Bút Quốc Tế. Cho nên lúc nào Văn Bút Quốc Tế cũng có hồ sơ đầy đủ, chính xác, thường xuyên phối kiểm và cập nhựt, liên quan đến tất cả những tù nhân ngôn luận và lương tâm Việt Nam. Các hồ sơ được Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại thiết lập ngay sau khi các nạn nhân bị bắt giữ hoặc bắt cóc, bị hành hung thô bạo hoặc đang ở trong tình trạng nguy cấp. Sự quan tâm, lên tiếng báo động, tố cáo và lên án nhà nước thủ phạm tội ác, yêu cầu can thiệp và bênh vực, không bao giờ chờ đến khi nạn nhân bị tòa cộng sản kết án tù giam mới bắt đầu. Hồ sơ của các cựu tù nhân thì vẫn được lưu trử và bổ túc. Nhờ vậy, Ủy Ban Nhà Văn bị Cầm tù của Văn Bút Quốc Tế mới có hành động thích ứng với tình thế như đã từng làm trong hàng chục năm qua. Các văn hữu Ủy ban Nhà Văn bị Cầm tù thuộc Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại được sự tiếp trợ của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam và các nhà văn Việt Nam độc lập, cố gắng hoạt động 24/24 giờ/ngày và 7/7 ngày/tuần. Không những phải đặc biệt quan tâm về tình trạng vi phạm nhân quyền tàn bạo và đại qui mô ở Việt Nam mà còn ủng hộ Văn Bút Quốc Tế để giúp đỡ nhiều nhà bảo vệ nhân quyền, nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử, luật sư, nhà phiên dịch…bị đàn áp, bị đe dọa sát hại trên thế giới. Cuối cùng, không thể quên sự đóng góp tận tình, bất vụ lợi, chịu nhiều hy sinh thiệt thòi của đông đảo cựu tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm Việt Nam, cùng gia quyến, thân nhân của họ, bị lưu đày trong nước hoặc bị buộc tị nạn, tạm lưu vong ở hải ngoại.

LA PARODIE DE JUSTICE NE S’ESTOMPE PAS AU VIET NAM
En une semaine, du 5 au 12 avril 2018, 10 dissidents et défenseurs des droits humains, dont des auteurs, poètes, traducteurs, journalistes, blogueurs, avocats, religieux vietnamiens, ont été condamnés à de lourdes et injustes peines de prison accompagnées d’humiliantes années de détention probatoire. Ainsi, la violente et inhumaine répression contre la liberté d’expression et d’opinion touche bientôt et dépasse ensuite la barre des 100 ans d’emprisonnement. Un record mondial pour un Etat membre de l’Organisation Internationale de la Francophonie et du Conseil des Droits de l’Homme, sans oublier sa récente candidature (échouée) au poste du Directeur général de l’UNESCO.
Et cela, en toute impunité, malgré de multiples appels solennels et pressants des experts des Nations Unies en matière des droits l’homme: * M. Michel Forst, Rapporteur spécial sur la situation des défenseurs des droits de l'homme; M. José Antonio Guevara Bermúdez, actuel président-rapporteur du Groupe de travail sur la détention arbitraire; et M. David Kaye, Rapporteur spécial sur la promotion et la protection du droit à la liberté d'opinion et d'expression. En résumé, voici les dix condamnations citées ci-dessus, dont 9 membres de l’Association des Frères et Sœurs pour la Démocratie (AFSD) et sept anciens prisonniers :

1. Nguyên Van Dai, avocat, traducteur, blogueur, éditeur et rédacteur, membre de l’AFSD, et du Comité des Droits de l’Homme, condamné le 5 avril 2018 à 15 ans de prison et 5 ans de détention probatoire;
2. Truong Minh Duc, journaliste, blogueur, défenseur des droits humains, membre de l’AFSD, condamné le 5 avril 2018 à 12 ans de prison et 3 ans de détention probatoire;
3. Nguyên Trung Tôn, pasteur, blogueur, défenseur des droits humains, membre de l’AFSD, condamné le 5 avril 2018 à 12 ans de prison et 3 ans de détention probatoire;
4. Nguyên Bac Truyên, juriste, blogueur, défenseur des droits humains, membre de l’AFSD, condamné le 5 avril 2018 à 11 ans de prison et 3 ans de détention probatoire;
5. Lê Thu Hà (f), enseignante, traductrice, membre de l‘AFSD; condamnée le 5 avril 2018 à 9 ans de prison et 2 ans de détention probatoire;
6. Pham Van Trôi, écrivain dissident, défenseur des droits humains, membre de l’AFSD, condamné le 5 avril 2018 à 7 ans de prison et 1 an de détention probatoire;
7. Nguyên Van Tuc, agriculteur, poète, défenseur des droits humains, membre de l’AFSD, condamné le 10 avril 2018 à 13 ans de prison et 5 ans de détention probatoire;
8. Trân Thi Xuân (f), travailleuse sociale, défenseuse des droits humains et de l’environnement, membre de l’AFSD, condamnée le 12 avril 2018 à 9 ans de prison et 5 ans de détention probatoire;
9. Vu Van Hung, professeur, blogueur, défenseur des droits humains, membre de l’AFSD, condamné le 12 avril 2018 à 1 an de prison;
10. Nguyên Viêt Dung, ancien étudiant, dissident, blogueur, défenseur des droits humains et de l’environnement, condamné le 12 avril 2018 à 7 ans de prison et 5 ans de détention probatoire.

Genève ngày 16 tháng Tư năm 2018
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

*******************
         
 Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
               
NHÀ THƠ NGUYỄN VĂN TÚC, THÀNH VIÊN HỘI ANH EM DÂN CHỦ, BỊ PHẠT 13 NĂM TÙ GIAM.
    
BÁO PHÁP ACTUALITTÉ VIẾT : CỘNG SẢN HÀ NỘI ĐÃ NHẠO BÁNG CÔNG LÝ


Ông Nguyễn Văn Túc

Ông Nguyễn Văn Túc (54 tuổi) là nông dân, nhà thơ, người bảo vệ nhân quyền, chống tham nhũng và bất công xã hội, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ. Được biết ông là một cựu tù nhân ngôn luận và lương tâm, từng trải qua 4 năm tù giam và 3 năm tù quản chế (2008-2012) về ‘’tội tuyên truyền chống nhà nước cộng sản’’. Bị bắt lại ngày 1 tháng Chín năm 2017, ông Nguyễn Văn Túc bị đưa ra xử tại tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình (Bắc Việt) ngày 10 tháng Tư năm 2018. Nhà nông, chân lấm tay bùn, lại là một kẻ sĩ khí khái, nặng lòng yêu nước thương dân, nhà thơ Nguyễn Văn Túc không nhận tội mà bạo quyền cáo buộc ông một cách trơ trẽn : "các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Ông bị các thẩm phán tay sai trung tín của chế độ kết án 13 năm tù giam và 5 năm tù quản chế. Án tù bất nhân và bất công áp đặt lên ông làm nhớ đến phiên tòa ngày 5 tháng Tư năm 2018 mà báo Pháp Actualitté gọi là ‘’Nhạo báng Công Lý’’. Thật vậy, Cộng sản Hà Nội đã nhạo báng Công Lý với phiên tòa phi pháp đó mới có thể xử phạt sáu thành viên Hội Anh Em Dân Chủ tổng cộng 66 năm tù giam và 17 năm tù quản chế. Xin đọc Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ngày 6 tháng Tư năm 2018 dưới đây, cùng với nguyên văn bài báo tiếng Pháp của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt (ấn bản mới tu chỉnh). Bản Tin LHNQVN và bài báo Actualitté đã được phổ biến trên các mạng xã hội toàn cầu, trong đó có Văn Bút Quốc Tế, các Hội Nhà Văn và Nhà Báo độc lập vùng Á Châu Thái Bình Dương, Phi Châu và một phần Trung Nam Mỹ Châu.

Genève ngày 6 tháng Tư năm 2018
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ                                  
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

*************************


Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Báo Pháp Actualitté : Cộng sản đã nhạo báng Công Lý với phiên tòa ngày 5 tháng Tư năm 2018 tại Hà Nội.

Mỗi bản án tù giam đối với Hội Anh Em Dân Chủ là một Tội Ác đối với Dân Tộc Việt Nam và  Nhân Loại Văn Minh.


Ngày 5 tháng Tư năm 2018, sáu thành viên Hội Anh Em Dân Chủ đã bị cái gọi là ‘’tòa án nhân dân’’ Cộng sản Hà Nội tuyên án phi pháp từ 7 đến 15 năm tù giam kèm theo nhiều năm tù quản chế. Sáng sớm ngày 6 tháng Tư năm 2018, tập san Văn Chương ACTUALITTÉ (tòa soạn ở Paris), có biệt danh ‘’Những Vũ Trụ Sách’’, đã giới thiệu và cho đăng nơi trang nhứt Ấn bản Thời Sự Quốc Tế một bài của Nguyên Hoàng Bảo Việt, nhà thơ và nhà báo Việt Nam độc lập, đại diện Ủy Ban Nhà Văn bị Cầm Tù và Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại. Chỉ vài giờ sau, bài báomang tựa đề ‘’Parodie de justice au Vietnam pour six dissidents sacrifiés’’ đã được nhiều người đọc và phổ biến rộng rãi trên các mạng xã hội toàn cầu. Trung Tâm Văn Bút Pháp và nhiều văn hữu Văn Bút Quốc Tế đã mau chóng chuyển tiếp bài báo.

Qua bản văn nói trên, thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt đã cực lực tố cáo trước công luận thế giới sự kiện Công Lý tiếp tục bị Cộng sản Hà Nội biến thành trò hề để nhạo báng ở Việt Nam. Chỉ riêng một vụ án đầu tiên xử Hội Anh Em Dân Chủ (sẽ còn những vụ án khác nữa, liên quan đến Hội Anh Em Dân Chủ), mấy thẩm phán tay sai trung tín của chế độ cũng đã dám tuyên phạt tổng cộng 66 năm tù giam và 17 năm tù quản chế. Năm người trong số sáu người bị kết án từng là những tù nhân ngôn luận và lương tâm biết tiếng. Nạn nhân thứ sáu là bà Lê Thu Hà, bị phạt tù giam lần đầu tiên. Sáu thành viên Hội Anh Em Dân chủ đã bị trừng trị nặng nề trong một vụ tòa án xét xử thiếu công minh, đằng sau những cánh cửa đóng kín, không có bằng chứng thuyết phục, cũng không có các thẩm phán độc lập và vô tư. ‘’Tội’’ của các nạn nhân đối với bạo quyền : có can đảm cổ xúy cho dân chủ, tố cáo tham nhũng được bao che và bất công xã hội, chỉ trích lạm dụng quyền thế và bảo vệ những người bị tước đoạt tiếng nói và không được tự vệ. Họ đã bị kết án tù cực kỳ nặng nề vì "các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", trong khi lời buộc tội ban đầu là "tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa". Báo chí thế giới và các nhà ngoại giao quốc tế không được phép dự khán trực tiếp cái mà cộng sản Hà Nội gọi là "phiên xử công khai".

          Tác giả bài báo nhắc lại thân thế và tình cảnh lao lung của sáu nạn nhân trong cuộc đàn áp tàn bạo này. Người viết muốn cộng đồng và công luận thế giới nhớ đến những con người dũng cảm vừa bị áp đặt những án tù giam khắc nghiệt không thể chấp nhận được :

10) Ông Nguyễn Văn Đài (49 tuổi), luật sư nhân quyền, hội viên bị Hội Luật sư Hà Nội khai trừ (sau khi bị bắt lần đầu năm 2007), nhà phiên dịch, tác giả nhựt ký điện tử, đồng chủ nhiệm và chủ bút tập san Tự Do Ngôn Luận, đồng sáng lập Ủy ban Nhân Quyền Việt Nam và Hội Anh Em Dân Chủ. Từng trải qua 4 năm tù giam 2007-2011. Bị bắt lại từ ngày 16 tháng Mười Hai năm 2015 và bị kết án 15 năm tù giam và 5 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018. Trong một bản Nhận Định ​​được thông qua ngày 25 tháng Tư năm 2017, Nhóm Công tác Liên Hiệp Quốc về sự Giam cầm độc đoán kết luận rằng việc giam cầm ông Nguyễn Văn Đài là tùy tiện và thúc giục nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội trả tự do cho ông ngay lập tức và vô điều kiện.

11) Ông Trương Minh Đức (58 tuổi), nhà báo độc lập, tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhân quyền, hoạt động chống tham nhũng, đồng sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ. Từng trải qua 5 năm tù giam 2007-2012. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.

12) Mục sư Nguyễn Trung Tôn (47 tuổi), tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhân quyền, đồng sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ. Từng trải qua 2 năm tù giam 2011-2013. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.

13) Ông Nguyễn Bắc Truyển (50 tuổi), nhà luật học, tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhân quyền, đồng sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ, một thành viên hoạt động của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Từng trải qua 3 năm 6 tháng tù giam 2006-2010. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 11 năm tù giam và 3 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.

14) Bà Lê Thu Hà (35 tuổi), nhà giáo, nhà phiên dịch, hội viên và phụ tá điều hành Hội Anh Em Dân Chủ. Bị bắt từ ngày 16 tháng Mười Hai năm 2015 và bị kết án 9 năm tù giam và 2 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.

15) Ông Phạm Văn Trội (46 tuổi), nhà văn bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền, đồng sáng lập Ủy ban Nhân Quyền Việt Nam và Hội Anh Em Dân chủ. Từng trải qua 4 năm tù giam 2008-2012. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 7 năm tù giam và 1 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.

Ban Biên Tập Actualitté cho đăng tiếp bài báo của Nguyên Hoàng Bảo Việt, vạch trần bản chất bất nhân phi nghĩa của Cộng sản Hà Nội mà Nguyễn Phú Trọng, đại diện quyền lực tuyệt đối, vừa ghé lại thủ đô Pháp hai ngày trên đường đi thăm các đồng chí Cuba.

Thành viên của Tổ chức Quốc tế Pháp thoại, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước cộng sản độc tài, độc đảng. Bạo quyền đang duy trì một chế độ kiểm soát khắc nghiệt lên tất cả các quyền tự do phát biểu và diễn đạt quan điểm, quyền tự do hội họp, lập hội và quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Độc lập hay bất đồng chính kiến, các nhà văn, nhà báo, trí thức, nghệ sĩ, tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhân quyền và môi trường thường bị hăm he, đe dọa, tấn công và đánh đập tàn nhẫn bởi công an, cảnh sát hoặc những kẻ hành hung không nhận diện được. Các nạn nhân bị cáo buộc và kết tội theo luật an ninh quốc gia mơ hồ được quy định trong bộ luật Hình sự, như điều 79 (các hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân), 87 (làm suy yếu chính sách đoàn kết dân tộc), 88 (tuyên truyền chống lại nhà nước), 245 (gây rối trật tự công cộng) và 258 (lợi dụng quyền tự do và dân chủ để làm suy yếu lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân). Họ cũng bị bắt giữ tùy tiện, giam nhốt quá lâu trước khi xét xử không chính đáng. Họ bị hạn chế tiếp xúc với luật sư trong các vụ án không công minh. Những án tù nặng nề và bất công đều đã được đảng Cộng sản phán quyết trước. Trong các trại lao động cưỡng bức, họ bị đối xử độc ác, vô nhân đạo hoặc sỉ nhục. Như bị nhốt trong các buồng quá đông tù nhân, vệ sinh tồi tệ, thiếu dinh dưỡng trầm trọng và còn bị biệt giam. Những tù nhân bị bệnh không có điều kiện để được chăm sóc y tế. Rất hiếm có chuyện tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm rời khỏi trại giam trước khi mãn hạn tù. Chưa hết, họ còn bị kềm kẹp trong thời gian quản chế rất lâu, kéo dài nhiều năm. Không quên những trường hợp tù nhân bị buộc phải lưu vong ở ngoại quốc hoặc đày ải xa, rất xa gia đình của họ (hàng ngàn cây số). Sau khi được phóng thích, họ luôn luôn bị sách nhiễu về thể chất lẫn tinh thần. Chẳng hạn như bị bắt giữ lại và thẩm vấn nhiều lần, cấm du hành ngoại quốc hoặc tịch thâu sổ thông hành và bị canh chừng nghiêm ngặt trong tình trạng quản thúc tại gia.

Genève ngày 6 tháng Tư năm 2018
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ                                  
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

*******************************



Présentés par les autorités comme dissidents, ils sont six à avoir été condamnés ce 5 avril. Des peines de prison qui vont de 7 à 15 ans — des sanctions terribles. Le régime communiste les accusait d’avoir tenté de renverser le gouvernement : ils écopent des plus lourdes peines vues ces dernières années.

« Le Viêt Nam est l’un des pays d’Asie du Sud-Est incarcérant le plus de militants pacifiques - une distinction honteuse à laquelle aucune nation ne devrait aspirer », assurait James Gomez, directeur Asie du Sud-Est et Océanie à Amnesty International. Nguyên Hoàng Bao Viêt, Membre du Comité des Ecrivains et Ecrivaines en Prison et du Centre PEN Suisse romand, s’indigne de cette « parodie de justice ». Il écrit à ActuaLitté, dénonçant à l’instar d’Amnesty International, l’attitude d’Hanoï.

Bannie au Viet Nam, l’Association des Frères et Sœurs pour la Démocratie (Hôi Anh Em Dân Chu) a été condamnée à 66 ans de prison et 17 ans de détention probatoire par le tribunal du peuple à Hanoi aujourd’hui. En vérité, cinq hommes parmi les six personnes condamnées sont des anciens prisonniers d’opinion et de conscience très connus et la sixième est une femme.

Ces six membres actifs de l’Association des Frères et Sœurs pour la Démocratie ont été lourdement punis dans un procès inéquitable à huis clos, sans aucune preuve irréfutable, en l’absence de juges indépendants et impartiaux. Leur crime : avoir le courage de promouvoir la démocratie, de dénoncer la corruption impunie et l’injustice sociale, de critiquer l’abus du pouvoir et de défendre les sans-voix et sans-défense.
Ils ont été condamnés à de terribles et lourdes peines de prison pour ‘’des activités visant à renverser l’administration populaire’’ alors que l’accusation initiale était "propagande contre l’Etat socialiste". La presse mondiale et les diplomates étrangers n'ont pas été autorisés à assister directement au soi-disant ‘’procès public’’.

Six condamnés dans un simulacre de procès

Les six victimes de cette cruelle répression se nomment, avec leur triste et brave histoire et leurs peines intolérables:

Nguyên Van Dai (49 ans), avocat des droits humains, membre exclu de l’Association des Avocats de Hanoi, traducteur, blogueur, co-éditeur et rédacteur de la revue bannie Liberté d’Expression (Tu Do Ngôn Luân), membre co-fondateur du Comité banni des Droits de l’Homme au Viet Nam et de l’Association des Frères et Sœurs pour la Démocratie. Arrêté le 16 décembre 2015 et condamné le 5 avril 2018 à 15 ans de prison et 5 ans de détention probatoire. Dans un Avis adopté le 25 avril 2017, le Groupe de Travail des Nations Unies sur la Détention Arbitraire a conclu que sa détention était arbitraire et a exhorté les autorités de Hanoi à le libérer immédiatement et sans conditions.

Truong Minh Duc (58 ans), journaliste indépendant, blogueur, défenseur des droits humains, militant contre la corruption, membre co-fondateur de l’Association des Frères et Sœurs pour la Démocratie. Arrêté le 30 juillet 2017 et condamné le 5 avril 2018 à 12 ans de prison et 3 ans de détention probatoire.

Nguyên Trung Tôn (47 ans), pasteur, blogueur, défenseur des droits humains, membre co-fondateur de l’Association des Frères et Sœurs pour la Démocratie.
Arrêté le 30 juillet 2017 et condamné le 5 avril 2018 à 12 ans de prison et 3 ans de détention probatoire.

Nguyên Bac Truyên (50 ans), juriste, blogueur, défenseur des droits humains, membre co-fondateur de l’Association des Frères et Sœurs pour la Démocratie, membre actif de l’Association bannie des Anciens Prisonniers de Conscience. Arrêté le 30 juillet 2017 et condamné le 5 avril 2018 à 11 ans de prison et 3 ans de détention probatoire.

Lê Thu Hà (f) (35 ans), enseignante, traductrice, membre assistante de l’Association des Frères et Sœurs pour la Démocratie. Arrêtée le 16 décembre 2015 et condamnée le 5 avril 2018 à 9 ans de prison et 2 ans de détention probatoire.

Pham Van Trôi (46 ans), écrivain dissident, défenseur des droits humains, membre co-fondateur du Comité banni des Droits de l’Homme au Viet Nam et de l’Association des Frères et Sœurs pour la Démocratie. Arrêté le 30 juillet 2017 et condamné le 5 avril 2018 à 7 ans de prison et 1 an de détention probatoire.


Vietnam, loin des images idylliques

Pour rappel : Membre de l’Organisation internationale de la Francophonie, la République socialiste du Viêt Nam est un État communiste autoritaire dirigé par un parti unique qui garde une poigne de fer sur la liberté d’expression, la liberté de réunion et la liberté d’association, de religion et de croyance.

Indépendants ou dissidents, écrivains, journalistes, intellectuels, artistes, blogueurs et défenseurs des droits de l’Homme et de l’environnement sont souvent victimes d’intimidation, de menaces et d’agressions brutales perpétrées par des forces de police ou d’agresseurs non identifiés. Ils sont criminalisés en vertu de lois sur la sécurité nationale vaguement définies dans le Code pénal, tels que les articles 79 (activités visant à renverser l’administration populaire), 87 (porter atteinte à la politique d’unité nationale), 88 (propagande contre l’État), 245 (troubler l’ordre public) et 258 (abuser des droits à la liberté et à la démocratie pour porter atteinte aux intérêts de l’État, aux droits et intérêts des individus).

Ils font également l’objet d’arrestations arbitraires, de mesures de détention provisoire indûment longues, de restrictions quant à l’accès à un avocat, de procès inéquitables et de lourdes et injustes peines de prison. Dans les camps de travail forcé, ils sont soumis à des traitements cruels, inhumains ou dégradants, incluant des conditions d’emprisonnement surpeuplées et insalubres, la sous-alimentation et le confinement en cellule d’isolement. Les prisonniers malades ne disposent pas d’un accès adéquat aux soins médicaux.

Les remises de peine sont très rares. Elles s’accompagnent alors de périodes de détention probatoire très longues, quand les personnes libérées ne sont pas contraintes à l’exil à l’étranger, ou déportées loin, très loin de leur famille. Une fois relâchées, elles sont toujours soumises à de harcèlement physique et moral, telles que des arrestations et interrogations répétées, interdiction de voyage ou confiscation du passeport et placées en résidence sévèrement surveillée.


Dernière triste nouvelle : NGUYÊN VAN TUC (54 ans), agriculteur, poète, défenseur des droits humains, membre actif de l’Association des Frères et Sœurs pour la Démocratie, arrêté le 1 septembre 2017, a été condamné le 10 avril 2018 à 13 ans de prison et 5 ans de détention probatoire par le tribunal du peuple de la province de Thai Binh (Nord Viet Nam). Comme les autres six membres de l’Association des Frères et Sœurs pour la Démocratie déjà jugés et condamnés à de lourdes peines de prison le 5 avril 2018, Nguyên Van Tuc a été criminalisé en vertu de l’article 79 du code pénal du régime de Ha Noi (activités visant à renverser l’administration populaire). Nguyên Van Tuc est connu pour son activisme contre la corruption et l’injustice sociale. Ancien prisonnier d’opinion et de conscience 2008-2012 (4 ans de prison et 3 ans de détention probatoire pour ‘’propagande contre l’Etat socialiste’’).


LA PARODIE DE JUSTICE NE S’ESTOMPE PAS AU VIET NAM . 

En une semaine, du 5 au 12 avril 2018, 10 dissidents et défenseurs des droits humains, dont des auteurs, poètes, traducteurs, journalistes, blogueurs, avocats, religieux vietnamiens, ont été condamnés à de lourdes et injustes peines de prison accompagnées d’humiliantes années de détention probatoire. Ainsi, la violente et inhumaine répression contre la liberté d’expression et d’opinion touche bientôt et dépasse ensuite la barre des 100 ans d’emprisonnement. Un record mondial pour un Etat membre de l’Organisation Internationale de la Francophonie et du Conseil des Droits de l’Homme, sans oublier sa récente candidature (échouée) au poste du Directeur général de l’UNESCO. Et cela, en toute impunité, malgré de multiples appels solennels et pressants des experts des Nations Unies en matière des droits l’homme: * M. Michel Forst, Rapporteur spécial sur la situation des défenseurs des droits de l'homme; M. José Antonio Guevara Bermúdez, actuel président-rapporteur du Groupe de travail sur la détention arbitraire; et M. David Kaye, Rapporteur spécial sur la promotion et la protection du droit à la liberté d'opinion et d'expression. En résumé, voici les dix condamnations citées ci-dessus, dont 9 membres de l’Association des Frères et Sœurs pour la Démocratie (AFSD) et sept anciens prisonniers:

1. Nguyên Van Dai, avocat, traducteur, blogueur, éditeur et rédacteur, membre de l’AFSD, et du Comité des Droits de l’Homme, condamné le 5 avril 2018 à 15 ans de prison et 5 ans de détention probatoire;

2. Truong Minh Duc, journaliste, blogueur, défenseur des droits humains, membre de l’AFSD, condamné le 5 avril 2018 à 12 ans de prison et 3 ans de détention probatoire;

3. Nguyên Trung Tôn, pasteur, blogueur, défenseur des droits humains, membre de l’AFSD, condamné le 5 avril 2018 à 12 ans de prison et 3 ans de détention probatoire;

4. Nguyên Bac Truyên, juriste, blogueur, défenseur des droits humains, membre de l’AFSD, condamné le 5 avril 2018 à 11 ans de prison et 3 ans de détention probatoire;

5. Lê Thu Hà (f), enseignante, traductrice, membre de l‘AFSD; condamnée le 5 avril 2018 à 9 ans de prison et 2 ans de détention probatoire;

6. Pham Van Trôi, écrivain dissident, défenseur des droits humains, membre de l’AFSD, condamné le 5 avril 2018 à 7 ans de prison et 1 an de détention probatoire;

7. Nguyên Van Tuc, agriculteur, poète, défenseur des droits humains, membre de l’AFSD, condamné le 10 avril 2018 à 13 ans de prison et 5 ans de détention probatoire;

8. Trân Thi Xuân (f), travailleuse sociale, défenseuse des droits humains et de l’environnement, membre de l’AFSD, condamnée le 12 avril 2018 à 9 ans de prison et 5 ans de détention probatoire;

9. Vu Van Hung, professeur, blogueur, défenseur des droits humains, membre de l’AFSD, condamné le 12 avril 2018 à 1 an de prison;

10. Nguyên Viêt Dung, ancien étudiant, dissident, blogueur, défenseur des droits humains et de l’environnement, condamné le 12 avril 2018 à 7 ans de prison et 5 ans de détention probatoire.







No comments:

Post a Comment

View My Stats