Monday, 16 April 2018

BỘ TÀI CHÍNH ĐANG MUỐN VÔ SẢN HÓA NHỮNG NGƯỜI VỪA MỚI THOÁT NGHÈO BẰNG THUẾ NHÀ Ở (tin tổng hợp)




17/04/2018

Một nhà nước giảm thuế để khoan sức dân nhằm làm cho dân giàu nước mạnh là một nhà nước tử tế. Một nhà nước liên tục tăng thuế để tước đoạt tài sản của dân nhằm duy trì sự cồng kềnh của bộ máy quan liêu dung túng cho tham nhũng là một nhà nước phản dân hại nước, Nhà nước ta nên hết sức cảnh giác với nguy cơ này.

Việc chuẩn bị tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) tới đây cũng như ý định đánh thuế tài sản với lý do được viện dẫn là tăng nguồn thu nội địa nhằm bù đắp cho thuế nhập khẩu về 0 theo lộ trình thực hiện các hiệp định thương mại đều nằm trong mưu đồ làm “xấu hóa” bộ máy nhà nước. Lẽ ra việc mất đi nguồn thu từ thuế nhập khẩu là cơ hội để người dân tăng tích lũy (do được mua hàng giá rẻ) và doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào (do vật tư, thiết bị nhập khẩu giảm giá), đồng thời là cơ hội cho Đảng và Nhà nước tinh giản bộ máy, cắt giảm chi tiêu để nâng cao hiệu quả quản lý và chống tham nhũng, thì cơ quan quản lý tài chính quốc gia lại loay hoay với việc vắt kiệt sức dân để tiếp tục duy trì sự cồng kềnh của bộ máy mà sự chi tiêu lãng phí đã lên đến đỉnh điểm kinh hoàng.

Việc đề xuất tăng thuế và thêm thuế đang khiến cho toàn xã hội bất an, khiến cho đông đảo người dân, cả người nghèo, người vừa thoat nghèo và người giàu đều sợ hãi.. Bộ Tài chính và các chuyên gia kinh tế mang “thông lệ quốc tế” ra phụ họa cho đề xuất này đang tự biến mình thành “kẻ địch” của nhân dân.

Tôi hoàn toàn tán thành với nhận định của tiến sĩ Đinh Tuấn Minh:

“Bạn hãy tưởng tượng bạn làm việc cật lực và mua được một ngôi nhà hay một căn hộ trị giá 3-4 tỷ đồng. Hằng năm bạn sẽ phải nộp khoản thuế là 7-9 triệu đồng. Khi bạn còn sung sức bạn có thể làm việc có thu nhập tương đối tốt, nuôi gia đình và vẫn trả được khoản thuế đó.

Nhưng vì một lý do nào đó thu nhập của bạn bị giảm sút hoặc đơn giản là khi bạn về hưu. Bạn sẽ không có tiền trả thuế. Và thế là bạn nợ thuế nhà nước. Và để thu thuế, nhà nước sẽ tìm cách cưỡng chế bắt bạn bán nhà để trả thuế. Bạn sẽ trở thành người không có nhà và phải đi thuê nhà để ở.

Như vậy, tuy khoản tiền thuế người giàu nộp thuế cho nhà nước nhiều hơn so với người trung lưu nhưng khả năng trả thuế tài sản của người trung lưu thấp hơn rất nhiều so với người giàu. Rõ ràng là loại thuế này là loại thuế khiến cho tầng lớp trung lưu bị cào bằng xuống tình trạng vô sản chứ không phải là sự công bằng đích thực” (hết trích)

Cần có một cuộc vận động giúp cho Chính phủ bãi bỏ mọi ý đồ tăng thuế, thêm thuế. Đây chính là nhiệm vụ “chống các thế lực thù địch” để bảo vệ công cuộc Đổi Mới.

----------------------------------

XEM THÊM

Thiền Lâm  -  Báo Cali Today
April 15, 2018

Việt Nam – Cali Today News – “Nhà Sản” – biệt danh mang tính châm biếm của dân gian đặt cho chính quyền cộng sản ở Việt Nam – vừa “kiến tạo” thêm một sắc thuế, nhưng cũng đồng thời để lộ ra tình trạng ngân sách năm 2018 tiếp tục bội chi lớn, hụt thu đáng kể và chẳng biết tương lai đi về đâu.

Bộ Tài chính của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng – một “đầu sai” của đảng dùng riêng cho nhiệm vụ “thu cùng diệt tận giai đoạn cuối” – đang vội vã xây dựng Luật Thuế tài sản, dự kiến đánh thuế đối với nhà, đất ở, tàu bay, du thuyền, ô tô có giá trị 1,5 tỷ đồng trở lên.

Nhà có giá trị 700 triệu đồng trở lên có thể sẽ bị đánh thuế tài sản ở mức 0,4%. Như vậy, giá trị nhà càng cao, thì số tiền thuế phải nộp sẽ càng nhiều.

Đến lúc này, ngay cả tờ báo Lao Động của chính quyền cũng phải giật một cái tít hiếm thấy: “Động não kiếm tiền quá khó, đánh vào túi dân rất dễ”, cho biết “dư luận phản ứng dữ dội khi báo chí đưa tin, trong dự luật Thuế Tài sản, Bộ Tài chính đưa ra phương án toàn bộ nhà ở trị giá hơn 700 triệu đồng phải nộp thuế 0,4%… Dân chưa kịp thở để lấy sức trước chính sách thuế này, đã phải thất kinh vì chính sách khác. Tăng thuế VAT, tăng thuế môi trường chưa đủ nên tiếp tục nghĩ cách tăng khác”.

Nếu Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đang bị dư luận xã hội cáo buộc về liên đới trách nhiệm với vụ nhập hàng triệu viên thuốc ung thư giả mà có thể đã khiến nhiều bệnh nhân ung thư phải chết đến hai lần, hậu quả mà Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng gây ra khi đề xuất tăng thuế VAT (giá trị gia tăng) từ 10% lên 12% từ năm 2019, cùng hàng loạt sắc thuế đè đầu dân khác, cũng có thể gây tác hại ghê gớm không kém tính độc dược của thuốc ung thư giả.

Mưu đồ tăng thuế VAT lại xảy ra trong bối cảnh dân tình Việt ngày càng khốn khó trong một nền kinh tế đã rơi vào thảm trạng suy thoái đến năm thứ 10 liên tiếp, một xã hội bị acid đậm đặc bởi căn bệnh tham nhũng không còn cách gì cứu chữa. Thuế chồng thuế, chồng lên đôi vai gày guộc của người nghèo. Hàng triệu bệnh nhân, vốn đã bị các bệnh viện “bóp cổ bóp họng” và “không có tiền thì chỉ có chết,” sẽ phải nuốt nước mắt vào lòng với biểu viện phí chất cao như núi…

Thói vô tâm, vô cảm và vô trách nhiệm của giới quan chức Bộ Tài Chính đã tích tụ từ nhiều năm qua và mang tính hệ thống.

Ngay trước mưu đồ tăng thuế VAT, Bộ Tài Chính đã tham mưu cho chính quyền âm thầm, hoặc lén lút tăng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gấp 3-4 lần mà không thông báo trước cho dân.

Trong cơ cấu thu ngân sách quốc gia, tiền thuế sử dụng đất chiếm khoảng 9%, tương đương khoảng 100 ngàn tỷ đồng. Nếu đồng loạt tăng thuế sử dụng đất ở các tỉnh thành, ngân sách sẽ có thể “móc túi” dân gấp ít ra vài ba lần con số trăm ngàn tỷ đó.

Nếu kế hoạch đánh thuế tài sản đối với nhà ở và xe hơi đạt “thành công”, ngân sách chính quyền sẽ có thêm số thu từ 20.000 – 30.000 tỷ đồng hàng năm, bù đắp cho khoảng trống toang hoác.

2017 là năm đầu tiên mà ngân sách bị hụt thu đến hơn 3% so với sụ toán đầu năm, nếu không tính đến khoản “bán mình” – tức 110.000 tỷ đồng thu được từ bán vốn nhà nước tại Sabeco (Tổng công ty Rượu bia – nước giải khát).

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng – một “đầu sai” của đảng, và “chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy.” Ảnh: Cali Today

Kết quả thu ngân sách chỉ đạt 96,8% dự toán của năm 2017 là một chỉ dấu lớn cho thấy thu ngân sách 2018 sẽ có thể còn tồi tệ hơn, nếu không tính tới phần “bán mình”.

Kết quả 96,8% thu ngân sách trên không những không được xem là thành tích mà còn bị coi là một thất bại, bởi đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, thu ngân sách quốc gia không đạt so với dự toán. Cũng là năm thứ ba liên tiếp, thu ngân sách từ khối trung ương không đạt dự toán.

Trong năm 2017, ngay cả khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài – một trong những niềm tự hào lớn nhất của ngành thuế Việt Nam trong nhiều năm qua – cũng rơi vào số phận hụt thu có thể lên đến hơn 20%, còn khối doanh nghiệp nhà nước còn tồi tệ hơn cả thế – đã quá đủ để phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, dù có được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phóng lên mức tăng trưởng 7,46% trong quý 3 và 6,7% trong cả năm 2017, vẫn đang tồi tệ với gia tốc nhanh dần, khiến cả khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng không còn duy trì được mức doanh thu và lợi nhuận như những năm trước.

Trong khi đó, một nguồn thu lớn của ngân sách Việt Nam là dầu khí thì lại bị “đồng chí tốt” Trung Quốc siết bức. Trong hai năm 2017 và 2018, lần lượt hai mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ và Cá Voi Xanh đã bị Bắc Kinh gây sức ép khiến Bộ Chính trị Hà Nội phải “cắm mặt” rút giàn khoan thăm dò mà không dám có phản ứng gì.

Trong tình cảnh hết sức bĩ cực ấy, tăng giá và thuế má là một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của một cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt. Sự tồn vong của đảng cầm quyền cũng lệ thuộc không khác hơn, nếu xét trên phương diện những thiệt hại về chính trị trên trường quốc tế và ngay trong lòng dân.

Xã hội cùng dân chúng lâm vào cảnh thảm thương đọa đày – chẳng khác gì bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh cách đây 72 năm đã mô tả về thực dân Pháp: “chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy.”

--------------------------------


Báo Hà Nội Mới đặt câu hỏi về đề xuất đánh thuế tài sản nhà trên 700 triệu đồng: Liệu có là thuế chồng thuế? Về lý do “đánh thuế tài sản nhà ở là theo thông lệ quốc tế” do Bộ Tài chính đưa ra, PGS.TS Ngô Trí Long, cựu Viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả, Bộ Tài Chính, lưu ý:

“Đúng là theo thông lệ quốc tế nhưng không phải nước nào cũng thực hiện, chỉ những nước kinh tế phát triển mới thực hiện. Thậm chí tại Thái Lan, nước có thu nhập cao hơn Việt Nam, vẫn chưa áp dụng”. Các nước phương Tây đánh thuế tài sản, nhưng họ thu chi minh bạch và họ dùng số tiền thuế đó phục vụ dân, như chi cho các vấn đề y tế, giáo dục, an sinh xã hội. Còn ở Việt Nam, phần lớn số tiền thu thuế chỉ vào túi quan tham.

Trang Zing đặt câu hỏi: Đánh đồng thuế nhà trên 700 triệu: Dân nào chịu thấu? Bà Nguyễn Thị Cúc, cựu Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, cảnh báo: “Ngưỡng chịu thuế sẽ là một vấn đề lớn cần giải thích rõ ràng cho dân, nếu không sẽ dẫn đến việc phản ứng rất mạnh”. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, “dự thảo luật này chưa rõ ràng, gây ra một nghịch lý khiến ngay cả người nghèo cũng có nguy cơ bị thu thuế”.

TS Lưu Bích Hồ nhận định: “Thuế đất, nhà sinh ra chủ yếu là để góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân… chứ không phải để nuôi bộ máy Nhà nước đã phình quá to nhưng chưa cải cách hợp lý”.

Zing có làm khảo sát, hỏi rằng: “Bạn có ủng hộ việc áp dụng thuế tài sản với nhà ở có giá trên 700 triệu đồng?” Đến gần 7 giờ tối ngày 16/4/2018, kết quả khảo sát cho thấy có gần 61% số người tham gia khảo sát không đồng ý với toàn bộ đề xuất đánh thuế nhà ở, gần 26% chỉ đồng ý đánh thuế từ ngôi nhà thứ 2 trở đi, chưa đến 5% chấp nhận bị “vặt lông” để nuôi chế độ.

Kết quả khảo sát trên Zing về đề xuất đánh thuế tài sản với nhà ở có giá trị trên 700 triệu. Ảnh chụp màn hình

Báo Tuổi Trẻ bàn về đề xuất đánh thuế nhà hơn 700 triệu: Bất hợp lý và phi thực tế. TS Phạm Thái Sơn cho rằng: “Cách tiếp cận của Bộ Tài chính dường như nhấn mạnh tới mục tiêu tăng thu ngân sách hơn là chống đầu cơ, vì thế dẫn đến phản ứng trong dân chúng và một số chuyên gia vì hiện nay người dân đang phải đóng rất nhiều loại thuế, phí”.

Báo Xây Dựng có bài: Đánh thuế nhà ở trên 700 triệu đồng, người dân không đồng thuận. Một cô giáo tiểu học cho biết: “Nếu áp dụng việc 0,4% với phần chênh lệch ngoài 700 triệu, mỗi năm gia đình chị sẽ phải chi thêm 5 triệu đồng tiền thuế tài sản, chưa kể tiền thuế đất hàng năm theo quy định. Rồi tiền trả cả lãi và gốc ngân hàng mỗi tháng. Thuế chồng lên thuế, gánh nặng đè lên gánh nặng, vậy gia đình tôi phải ra đường ở”.











No comments:

Post a Comment

View My Stats