Friday 4 April 2014

UKRAINA Ở CHÂU MỸ LA TINH (Jorge G. Castaneda, Project-Syndicate)




Jorge G. Castaneda, Project-Syndicate

Tuệ Mẫn chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Apr 4, 2014

MEXICO CITY – Bằng tất cả các dẫn chứng trong thời gian vừa qua, cộng đồng quốc tế đã bất lực trước hành động “chiếm đất” Crimea của Tổng thống Nga Vladimir Putin – tương tự như lời Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã miêu tả. Một khi ông Putin quyết định muốn gánh chịu những hậu quả cho các hành vi của mình thì Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Liên Hiệp Quốc chẳng thể làm gì khác được.

Biểu tình phản đối chính phủ ở Venezuela. Ảnh: GuardianLV.com

Trong khi đó, Châu Mỹ Latinh đang gặp vấn đề ngược lại. Mặc dù các quốc gia trong khu vực có phương tiện để ngăn chặn các vụ thảm họa chính trị, kinh tế và nhân quyền ngày càng gia tăng ở Venezuela thì họ lại thiếu ý chí giữa lúc các nước còn lại trên thế giới thì lại bị chi phối bởi vấn đề ở Ukraina.

Ở Ukraina, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu dường như đã quyết định một hành động – hoặc đúng hơn là một phản ứng thực tế mang tính hai chiều – đó là hành động không có khả năng tạo ra kết quả ngoạn mục, nhưng chắc chắn là thích hợp trong tình thế hiện nay còn hơn là thụ động.

Đầu tiên, các biện pháp trừng phạt áp đặt cho đến nay – chẳng hạn như hủy bỏ thị thực, phong tỏa tài sản và những điều tương tự – sẽ không giúp Ukraina lấy lại Sevastopol, nhưng biện pháp này về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nặng nề vào nền kinh tế nước Nga. Cho dù việc này có giúp các đầu sỏ chính trị đoàn kết lại hoặc chia thêm hay buộc họ rút tiền ra khỏi nước Nga thì cho đến nay không ai có thể tiên đoán được.

Nhưng sự không chắc chắn dù sao vẫn tốt hơn nhiều so với sự im lặng. Ngoài các biện pháp trừng phạt hiện nay Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu không còn cách nào khác.

Thứ hai, và điều này quan trọng hơn nhiều, một tối hậu thư không nhân nhượng đã ngầm được thông báo cho điện Kremlin: Nếu Nga mở rộng thêm các vụ chiếm đóng ở Ukraina thì sẽ dẫn đến nhiều biện pháp trừng phạt mạnh mẽ và đau đớn hơn. Điều này có thể thành công hoặc không thành công nhưng quyết định và thông báo này ít nhất cũng có cơ hội trở thành hiện thực. Nó cho thấy sự sẵn sàng của nhóm G- 7 và những nước khác trong việc duy trì các nguyên tắc và giá trị mà Nga cũng đã cam kết. Rõ ràng, các nền dân chủ trên thế giới cho đến nay vẫn không có sự lựa chọn hoàn hảo nhất, và việc này góp phần cho tất cả mọi người trong việc miễn cưỡng và viện lý do để sử dụng vũ lực.

Đối với vị trí cũng như lịch sử và tiềm năng xung đột tại khu vực Ukraina, chúng ta cũng không lắm ngạc nhiên vì sao cộng động quốc tế dồn sự quan tâm vào nơi này so với cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Venezuela. Nhưng điều này chưa chắc đã đúng. Sự kiện gần đây ở Venezuela bao hàm nhiều mối rủi ro và bất trắc, và có thể dẫn đến những hậu quả tương tự như ở Ukraina nên cộng đồng quốc tế cũng như hầu hết các nền dân chủ trong khu vực Mỹ Latinh cần chú ý nhiều hơn nữa.

Lý do đầu tiên là an ninh năng lượng. Venezuela có số lượng trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới và là nhà xuất khẩu lớn (mặc dù nhỏ hơn so với mười năm trước đây). Và , dù tốt hoặc tồi tệ thì nước này là nhà cung cấp chính cho một số các quốc gia nhất định trong khu vực.

Gần như tất cả các vùng biển Caribbean, Trung Mỹ và một số cảng ở Hoa Kỳ đều phụ thuộc vào lượng dầu thô chứa chất lưu huỳnh thấp của Venezuela cho các nhà máy điện, nhà máy lọc dầu cũng như bản cán cân thanh toán. Cuba là trường hợp ấn tượng nhất đối với sự phụ thuộc này: Nếu Venezuela không trợ cấp xăng dầu và các khoản tiền khổng lồ để trả cho các bác sĩ của Castros – những bác sĩ tuyệt vời nhưng đồng thời cũng gian lận nhất – thì có lẽ nền kinh tế tại hòn đảo đã bị chìm từ lâu, gây ra làn sóng người dân Cuba rời khỏi nước này và đã xảy ra trong nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, đối với Florida và Mexico thì lần này những hậu quả có thể sẽ nghiêm trọng hơn so với trước đây.

Nhưng những gì xảy ra ở Venezuela có các lý do khác nhau. Các mục tiêu đàn áp, bỏ tù các lãnh đạo phe đối lập, kiểm duyệt báo chí, tình trạng thiếu hụt, lạm phát, và bạo lực bừa bãi – Caracas đã trở thành một trong những thành phố nguy hiểm nhất thế giới – và đã tạo ra tình huống bất ổn định trong thời gian trung hạn.

Các biện pháp kinh tế và an ninh khắc nghiệt mà Venezuela đã vượt lên từ những thất bại hiện tại không thể thực hiện được nếu không đưa ra một sự đồng thuận, trong đó yêu cầu chấm dứt đàn áp và phân cực. Thật không may, những điều không này có khả năng thực hiện được nếu rơi vào tay của nhân dân Venezuela, những người đã thất bại nhiều lần trong vòng 15 năm qua trong việc tìm kiếm giải pháp cho tình huống khó xử của họ. Một số người đề nghị Đức giáo Hoàng đứng ra hòa giải và một số người khác ủng hộ sự can thiệp của một nhóm các cựu tổng thống Mỹ Latinh.

Nhưng vấn đề là không có chính phủ Mỹ Latinh nào, ngoại trừ Panama, muốn đụng vào các vụ này. Ba nước lớn trong khu vực là Argentina, Brazil, và Mexico đều sợ hãi về những hậu quả mà họ phải gánh chịu: Brazil lo ngại các công ty của họ sẽ mất nhiều hợp đồng lớn ở Venezuela, Mexico lo ngại nhân dân Venezuela sẽ tài trợ cho phe đối lập để cải cách chương trình năng lượng, và Argentina thì sợ mất một nước đồng minh vốn biết quá nhiều về họ.

Hai nước khác có liên quan – Colombia và Chile – từ chối tham gia vì các lý do khác nhau. Colombia cần sự hợp tác của Tổng thống Nicolás Maduro để duy trì các cuộc đàm phán với quân du kích FARC; trong khi đó tổng thống mới của Chile – Michelle Bachelet – thì luôn luôn có quan điểm mềm dẻo đối với Chavismo.

Trong trường hợp của Crimea, sự hy sinh của hàng trăm người biểu tình tại Kiev và việc Nga tiếp quản phía đông Ukraina đã đặt dấu hỏi về các nguyên tắc nếu như không có quốc tế can thiệp. Nhưng sự tình ở Mỹ Latinh thì lại khác: số lượng sinh viên ở Venezuela bị giết hại bởi nhóm bán quân sự do chính phủ tài trợ vẫn tiếp tục được xem là chuyện riêng của nước này, mặc dù Venezuela là một nước có ký kết nhiều văn bản luật pháp khu vực và nhân quyền quốc tế. Và việc hòa giải đến từ bên ngoài rất khó thực hiện nếu không có một lời chỉ trích hoặc phê bình các hành động chủ nghĩa cực đoan của ông Maduro.

Điều nghịch lý là trong khi các cường quốc phương Tây có thể bất lực ở Ukraina nhưng họ có thể gây ảnh hưởng lớn tại Venezuela. Trừng phạt nền kinh tế Nga có thể cuối cùng dẫn đến một số tổn hại và điện Kremlin có thể từ bỏ ý định xâm lấn sâu hơn nữa vào Ukraina, nhưng cuộc khủng hoảng Ukraina phần lớn là khó tránh khỏi. Ở Venezuela thì tình hình đang ngày càng trở nên nguy hiểm hơn đối với tất cả mọi người, và việc chúng ra giải quyết có thể sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng làm như vậy đòi hỏi những gì hầu hết các chính phủ Mỹ Latinh đều vô cùng thiếu thốn: tầm nhìn và lòng can đảm.

© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
________

Jorge G. Castaneda đã Ngoại trưởng của Mexico từ năm 2000-2003, sau khi gia nhập với đối thủ  của ông, tức Tổng thống Vicente Fox, để tạo ra chính phủ dân chủ đầu tiên tại nước này. Ông hiện là giáo sư chuyên về môn Chính trị và Mỹ Latinh và Caribê tại Đại học New York, và là tác giả cuốn sách “The Latin American Left After the Cold War and Compañero: The Life and Death of Che Guevara”.



No comments:

Post a Comment

View My Stats