Ts.
Nguyễn Đình Thắng
Posted on Monday, April 14, 2014 @ 01:02:00 EDT
Từ ngày Chiến Dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm
Việt Nam được phát động, chúng ta chứng kiến một số trường hợp được trả tự do.
Động cơ nào từ phía nhà nước Việt Nam là đề tài còn nhiều bàn tán, lý giải. Hơn
nữa, con số này còn rất nhỏ so với lượng tù nhân lương tâm vẫn còn tù đày ở
Việt Nam. Tuy nhiên, điều không thể phủ nhận là áp lực quốc tế đã có ảnh hưởng
nhất định và tập thể người Việt ở hải ngoại đã ngày càng thêm hiệu quả trong
quốc tế vận.
Kể từ ngày 24 tháng 7, 2013 khi Chiến Dịch Đòi Tự Do
Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam được phát động, đến nay đã có 7 tù nhân lương
tâm được tự do: Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nhật Uy, Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu
Cầu, Ts. Cù Huy Hà Vũ, Vi Đức Hồi và Nguyễn Tiến Trung. Nhiều người đã đóng góp
cho thành quả này. Tuy nhiên, chúng tôi muốn nêu lên những khuôn mặt đặc biệt
mà có thể trong công luận ít ai biết đến.
Trước hết tôi muốn nhắc đến Dân Biểu Ed Royce, Chủ
Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ. Ông là người lên tiếng mạnh mẽ nhất
về hồ sơ của Nguyễn Phương Uyên. Ngay sau chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Ông
Trương Tấn Sang, DB Royce đã cử một vị phụ tá lập pháp đi Việt Nam để tiếp xúc
với giới chức chính quyền và một số nhà đấu tranh dân chủ. Vị phụ tá này đã nêu
một số trường hợp tù nhân lương tâm với chính quyền Việt Nam, trong đó Nguyễn
Phương Uyên, kèm với Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha, đã được nêu lên hàng đầu.
Ít lâu sau Nguyễn Phương Uyên được trả tự do và Đinh Nhật Uy nhận án treo.
TNS Ben Cardin, Chủ Tịch Tiểu Ban Đông Á và Thái
Bình Dương của Thượng Viện Hoa Kỳ, là người đã nêu hồ sơ của Ts. Cù Huy Hà Vũ
với Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang tại buổi tiệc khoản đãi tại Bộ Ngoại Giao Hoa
Kỳ trong ngày 24 tháng 7 vừa qua, với sự hiện diện của Ngoại Trưởng John Kerry.
Ngay trước đó, TNS Cardin đã gặp Ls. Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của Ts. Cù Huy Hà
Vũ. TNS Ben Cardin đã từng chính thức tuyên bố loại trừ Việt Nam ra khỏi TPP
nếu không có sự cải thiện nhân quyền.
Anh Đặng Đức Hân Hoan, Ls. Nguyễn Thị
Dương Hà và Ts. Nguyễn Đình Thắng cùng với TNS Ben Cardin, ngày
11/07/2013 (ảnh BPSOS)
Nhiều vị dân biểu đã đứng ra đỡ đầu cho các tù nhân
lương tâm vừa được trả tự do: DB David Price đỡ đầu Ts. Cù Huy Hà Vũ, DB Alan
Lowenthal đỡ đầu Nguyễn Tiến Trung và DB Sheila Jackson Lee đỡ đầu Nguyễn
Phương Uyên. Hai vị dân biểu khởi xướng chương trình đỡ đầu là DB Frank Wolf và
DB James McGovern, đồng chủ tịch Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos. Uỷ hội này đã
làm nổi bật tình trạng tù nhân lương tâm Việt Nam qua trường hợp của Đỗ Thị
Minh Hạnh tại buổi điều trần ngày 16 tháng 1 năm nay.
DB Christopher Smith đã tổ chức họp báo cùng ngày để
phát động Chiến Dịch Xoá Bỏ Tra Tấn nhằm bảo vệ tù nhân lương tâm khi vẫn còn ở
trong tù. Vị dân biểu này cũng là một trong những dân biểu đầu tiên tham gia
chương trình đỡ đầu tù nhân lương tâm. DB Smith đỡ Lm. Nguyễn Văn Lý.
Tổ chức mạng lưới những ngưởi bảo vệ nhân quyền
VETO! có trụ sở Đức đã hướng dẫn bà Đặng Thị Dinh, vợ của thầy giáo Đinh Đăng
Định, từng bước vận động cho chồng được tự do. Và ít ai biết rằng Ls. Nguyễn
Thị Dương Hà, vợ của Ts. Cù Huy Hà Vũ, đã là người hướng dẫn bà Dinh đến tiếp
xúc với các toà đại sứ Hoa Kỳ và Liên Âu. Kết quả là các toà đại sứ đã cùng ký
tên trong văn thư gởi chính quyền Việt Nam mạnh mẽ yêu cầu trả tự do cho thầy
giáo Đinh Đăng Định. Các toà đại sứ cùng ký tên văn thư chung để lên tiếng về
một tù nhân lương tâm là sự kiện chưa từng xẩy ra bao giờ trước đây.
Ban phiên dịch do BPSOS thành lập đã giúp cho tổ
chức VETO! dịch sang Anh ngữ các tài liệu về tù nhân lương tâm để nộp cho Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ, cho các toà đại sứ, cho Liên Hiệp Quốc... Bên cạnh đó là một
số người đang lánh nạn ở Thái Lan đã giúp chúng tôi thu thập thông tin và lập
hồ sơ tù nhân lương tâm để dung trong vận động.
Tôi không thể không nhắc đến những cá nhân kết nghĩa
với tù nhân lương tâm. Những người kết nghĩa đóng vai trò rất quan trọng: củng
cố tinh thần của tù nhân lương tâm và thân nhân của họ, cũng như thường xuyên
cập nhật cho chúng tôi về tình trạng của tù nhân lương tâm để có thể can thiệp
cấp thời nếu cần thiết. Điều hi hữu là một người trẻ nhận kết nghĩa với hai tù
nhân lương tâm và cả hai đã được tự do: Nguyễn Hữu Cầu và Vi Đức Hồi.
Cuối cùng là 800 đồng hương tham gia Ngày Vận Động
Cho Việt Nam gõ cửa từng văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ để kêu gọi tự do
cho tù nhân lương tâm ở Việt Nam như là điều kiện tiên quyết nếu Việt Nam muốn
tham gia Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ts. Cù Huy Hà Vũ được tự do liền
ngay sau Ngày Vận Động Cho Việt Nam có lẽ không hoàn toàn là một trùng hợp ngẫu
nhiên.
Bài
liên quan:
Kết
Nghĩa Với Tù Nhân Lương Tâm: góp gió thành bão
No comments:
Post a Comment