Đỗ Kim Thêm dịch
Dịch giả gửi tới Dân Luận
Thứ Ba, 08/04/2014
Từ khi có lịch sử thành
văn đến nay không có một quốc gia nào có mức tăng trưởng nhanh và đưa dân chúng
thoát khỏi cảnh nghèo nhiều như tại Trung Quốc trong ba thập niên qua. Một đặc
điểm của sự thành công Trung Quốc là giới lãnh đạo đã biết xét lại đúng thời
điểm và đúng nhu cầu về mô hình kinh tế, cho dù các nhóm lợi ích có nhiều thế
lực chống đối. Và hiện nay khi Trung Quốc áp dụng hàng loạt các biện pháp cải
cách cơ bản khác, thì các tập đoàn đặc quyền này cũng tiếp tục đề kháng. Liệu
các nhà cải cách có thắng lần này không?
Để trả lời câu hỏi này,
điểm mà ta cần quan tâm là các đợt cải cách hiện nay, cũng giống như trong quá
khứ, không chỉ tái cấu trúc nền kinh tế mà còn cả những nhóm đặc quyền để định
hình cho cải cách tương lai, (ngay cả xác định là thay đổi này có khả thi
không). Và hiện nay, có các sáng kiến quan trọng gây được thu hút, thí dụ như
chiến dịch mở rộng chống tham nhũng của chính quyền, nhưng vấn đề sâu xa hơn mà
Trung Quốc phải đối đầu liên quan đến những vai trò thích hợp của nhà nước và
thị trường.
Khi Trung Quốc bắt đầu
cải cách từ hơn ba thập niên qua, chiều hướng thật là rõ nét: thị trường cần
đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc sung dụng tài nguyên. Và chính thế
mà khu vực tư nhân ngày nay quan trọng hơn so với trước đây. Hơn thế, người ta
cũng đồng thuận là thị trường, theo như lời các quan chức nói, cần đóng một vai
trò chủ đạo trong một vài lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước chiếm lĩnh. Nhưng
nếu nói chung thì đâu là thị trường cho các khu vực khác và nền kinh tế?
Môt vài vấn đề của Trung
Quốc hiện nay bắt nguồn từ thực trạng là thị trường mở quá rộng và chính quyền
bị thu hẹp. Hay nói một cách khác, rõ ràng là trong khi chính quyền đang làm
một số việc mà đáng lý ra chính quyền không nên làm, và họ lại cũng không làm
một số việc mà đáng lý ra họ phải làm. Để thí dụ đó là ô nhiêm môi sinh hiện
đang trầm trọng đe doạ mức sinh hoạt, trong khi đó thì bất công về lợi tức và
tài sản có thể sánh bằng với Hoa Kỳ. Tham nhũng lan tràn trong các thể chế công
quyền giống như khu vực tư nhân. Tất cả làm suy yếu lòng tin trong xã hội và
chính quyền - đây là một trào lưu được thể hiện rõ trong vấn đề an toàn thực
phẩm.
Các vấn đề này có thể tồi
tệ hơn khi Trung Quốc chuyển đổi nền kinh tế từ đặt trọng tâm tăng trưỏng trong
khu vực xuất khẩu hướng về cung ứng dịch vụ và tiêu thụ tư nhân. Hiển nhiên
cũng cần có một phạm vi cho tăng trưởng trong tiêu thụ tư nhân, nhưng bắt chước
theo lối sống hoang phí và chạy theo vật chất cuả người Mỹ sẽ mang hoạ cho
Trung Quốc và cho địa cầu. Phẩm chất về không khí tại Trung Quốc đang làm nguy
hiểm đến sinh mạng. Độ ấm trên toàn cầu sẽ nguy hiểm hơn khi người Trung Quốc
thải khí carbon nhiều hơn.
Có những chiến lược phòng
chống tốt hơn. Trước hết mức sống của người Trung Quốc có thể được cải thiện
khi họ biết sử dụng các nguồn lực để giải quyết các thiếu sót trong lĩnh vực y
tế và giáo dục. Chính trong các lĩnh vực này chính quyền phải đóng vai trò chủ
đạo, đó cũng là điểm mà hầu hết các nền kinh tế thị trường đều làm với những lý
do chính đáng.
Hệ thống bảo hiểm sức
khoẻ tại Hoa Kỳ do tư nhân đảm nhận quá tốn kém và không hiệu năng, thành quả
đạt được kém hơn tại các nước Tây Âu, trong khi các nước này lại chi xuất ít
hơn. Một hệ thống dựa trên thị trường không phải là một chiều hướng mà Trung
Quốc phải noi theo. Trong những năm gần đây, chính quyền đã có những bước tiến
nhằm cung ứng những dịch vụ y tế căn bản, đặc biệt nhất là khu vực nông thôn và
có một vài cách của Trung Quốc giống như của nước Anh, nơi mà các dịch vụ tư
nhân dựa trên cung ứng của chính phủ. Nếu mô hình này là tốt hơn Pháp, thí dụ
như vậy, vì do chính quyền đãm nhiệm toàn bộ, thì đây là vấn đề cần thảo luận
thêm. Nhưng khi chấp nhận theo mô hình của nước Anh mức dộ cung ứng cơ bản tạo
nhiều dị biệt. Đứng trước tình trạng là vai trò cung ứng các dịch vụ y tế của
tư nhân tại Anh là còn tương đối khiêm tốn, nước này có một hệ thống cung ứng
của chính quyền là chính.
Dù Trung Quốc đã đạt
nhiều tiến bộ trong việc chuyển đổi nền kinh tế dựa trên sản xuất là chinh sang
cung ứng dịch vụ, (lần đầu tiên trong năm 2013 cho thấy là phần chiếm của ngành
cung ứng dịch vụ vuợt qua phần của của ngành sản xuất chế biến trong Tổng Sản
Luợng Quốc Gia), đây là còn là một hành trình thiên lý cho Trung Quốc. Một vài
ngành trong khu vực công nghiệp đang chịu cảnh quá tải, thay đổi cấu trúc có
hiệu năng và xuông xẻ không phải là chuyện dễ nếu không có nhà nước hỗ trợ.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng
đang diễn ra một thay đổi cấu trúc khác: đô thị hoá một cách nhanh chóng. Để
đảm bảo cho các đô thị có thể là môi trường sống được và duy trì, điều này đòi
hỏi chính quyền có những động thái mạnh, bên cạnh các tiện ích công cộng chính,
chính quyền còn lo cung ứng đầy đủ các dịch vụ chuyên chở công cộng, trường học
công, bệnh viện công, sân chơi, các kế hoạch phân vùng hợp lý.
Một trong những bài học
rút ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sau năm 2008 là thị trường không
thể tự điều tiết. Thị trường dễ bị tổn thương cho những bong bóng về gia sản và
tín dụng, điều không thể tránh cho suy sụp - việc thường xãy đến trong trường
hợp thay đổi đột ngột trong những trào lượng tư bản tài chánh xuyên qua nhiều
quốc gia – gây tác hại cực kỳ nặng nề cho phí tổn xã hội
Vấn đề ưu tiên sai lầm
của Hoa Kỳ cho việc hủy bỏ điều tiết là nguyên nhân cuả khủng hoảng. Vấn đề
không nằm ở chổ là tốc độ và tiến trình của các biện pháp tự do hoá như một số
ngưòi lầm tưởng, mà kết quả của biện pháp tạo ra vấn đề. Cho tự do hoá việc
định các lãi suất ký thác đưa tới khủng hoàng tiết kiệm và tín dụng trong thập
niên 1980. Cho tự do đinh đoạt các loại lãi suất cho vay khuyến khích một thái
độ vô trách nhiệm và bóc lột giới tiêu thụ nghèo.
Dành nhiều tự do cho ngân
hàng không giúp thêm tăng trưởng mà đơn thuần tạo nhiều nguy hiểm hơn. Người ta
hy vọng rằng Trung Quốc sẽ không noi theo Hoa Kỳ trong đường lối có nhiều hậu
quả bi thảm này. Thách thức đối với giới lãnh đạo của Trung Quốc là tìm ra biện
pháp điều tiết phù hợp với tình trạng phát triển.
Thực hiện điều này chánh
phủ cần có nhiều tiền hơn. Tình trạng lệ thuộc hiện nay của chính quyền điạ
phương trong việc bán đất đai là nguồn gốc của mọi xáo trộn kinh tế. - và tạo
một phần lớn cho tham nhũng. Thay vào đó, các cơ quan phải tăng nguồn thu bằng
cách đánh thuế về môi sinh, (kể cả thuế Carbon) thuế lợi tức lũy tiền (kể cả
thuế doanh lợi tư bản) và thuế trên tài sản. Hơn thế, nhà nước phải trích xuất
doanh thu của doanh nghiệp quốc doanh qua cổ đông (biện pháp này có thể tác hại
đến quyền lợi của giới quản lý doanh nghiệp).
Vấn đề là Trung Quốc có
duy trì mức độ tăng trưởng nhanh hay không (cho dù có thể thấp hơn so với kỷ
lục trước đây), nếu như người ta có thể ngăn chận sự bộc phát tín dụng, dù có
thể gây ra thay đổi đột ngột trong giá tài sàn), ngay cả khi phải lo đối diện
vớí tổng số cầu đang suy yếu, nền kinh tế đang thay đổi cấu trúc và chống lại
tham nhũng. Ở những nước khác những thách thức tương tự này không mang tiến bộ
mà chỉ đem lại ngưng trệ.
Điều kiện cho một nền
kinh tế thành công thật rõ: Cần tăng thuế để tài trợ kinh phí nhiều hơn cho đô
thị hoá, y tế và giáo dục. Biện pháp này sẽ đồng thời duy trì tăng trưởng, bảo
vệ môi sinh va giảm bớt bất công. Nếu Trung Quốc thành công trong việc áp dụng
chương trình cải cách này, tương lai Trung Quốc và thế giơí sẽ tốt đẹp hơn.
Joseph E. Stiglitz là Giáo sư Kinh tế tại Đại học
Columbia, Nobel Kinh tế, tác phẩm mới nhất là The Price of Inequality: How
Today’s Divided Society Endangers our Future.
No comments:
Post a Comment