3-4-2014
Người lương thiện là người có trái tim yêu thương.
Tình thương theo lẽ tự nhiên sẽ dành cho người thân, bạn bè, rồi mới đến đất
nước, đồng bào. Tôi cũng vậy.
Giây phút mẹ tôi khóc, yêu cầu tôi về quê (http://www.thanhblog.org/2014/02/tiep-theo-cau-chuyen-me-toi-ra-on-ca-xa.html?m=1)
là giây phút khủng hoảng tinh thần đối với tôi. Lúc đó tôi rất đau khổ và cũng
định nghỉ, về quê cùng với mẹ. Nhưng lý trí mách bảo tôi rằng, tôi cần phải
vượt qua, không thể để mình mềm lòng (tôi về nhà lúc đó bố mẹ tôi sẽ nhốt tôi
lại, tịch thu máy móc liên lạc vì họ quá sợ tôi sẽ bị giết). Tôi biết rằng,
giai đoạn này đất nước cần những người như tôi, tôi không thể đầu hàng và gục
ngã. Và bây giờ tôi thấy đó là lựa chọn đúng.
Thời gian rồi tôi về quê, bố mẹ tôi đã hiểu, không còn sợ, không còn can ngăn tôi, công an không còn dọa dẫm họ nữa. (http://www.thanhblog.org/2014/03/con-uong-vuot-qua-so-hai.html)
Tuy nhiên đó chỉ mới là một nửa. Điều tôi đau lòng,
mệt mỏi nhất lúc này là chuyện vợ.
Bất cứ người phụ nữ nào cũng muốn có một gia đình
yên ấm, công việc ổn định, an toàn cho chồng con. Vợ tôi cũng vậy. Vợ tôi là
một giáo viên nhà nước nên càng ít có lựa chọn hơn. Dù cô ấy có lúc ủng hộ việc
tôi làm nhưng cô ấy không thể đứng vững trước sự truy kích, làm khó của cường
quyền suốt trong thời gian dài. (https://danluan.org/tin-tuc/20131226/du-a-lien-noi-voi-anh)
Nắm được điểm yếu này, lâu nay cường quyền liên tục
tấn công làm khó khăn không cho tôi thuê nhà.
Tôi nghĩ họ biết việc họ làm là bẩn thỉu và không
hiệu quả nhưng họ vẫn làm vì mục tiêu là tác động đến sự xáo động gia đình,
dùng vợ để ngăn cản chồng hoặc làm cho tôi mệt mỏi, nhụt ý chí.
Thời gian rồi tôi phải sống ở Lăng Cô-Huế(nhà anh
Phan Đình Thành- www.dinhthanh.net),
trong khi vợ tôi sống ở Đà Nẵng. Sự xa cách, chia rẽ tư tưởng và việc làm khó
của chính quyền (http://www.thanhblog.org/2014/03/gay-phien-ha-va-nhung-lam-qua-muc.html)
làm cho tình cảm vợ chồng tôi chia rẽ. (Tất nhiên là vợ chồng nào cũng có sự
xung đột trong cuộc sống, nhưng chính sự truy kích của cường quyền trong thời
gian qua làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn).
Đây là điều làm tôi rất đau lòng. Nhiều khi tôi muốn
buông xuôi nhưng hình ảnh ánh mắt trẻ thơ oan ức do bố bị công an đánh chết mà
không tìm được công lý, hình ảnh ngư dân bị Trung Quốc ức hiếp, đánh đập thậm
chí là giết chết, rồi hình ảnh người yêu nước như thầy Định bị bách hại làm tôi
thấy có điều gì đó đau đớn, bứt rức trong người nếu không tiếp tục nói, viết ra
điều mình biết, mình cho là đúng.
Hình :
Tôi đang đứng trước sự lựa chọn vô cũng khó khăn: im
lặng để có một gia đình yên ấm hay tiếp tục đi con đường đã chọn?
Tôi biết rằng dù lựa chọn thế nào trong tôi cũng có
những tổn thương ghê gớm (http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/nguyen-trung-ton-blog-0228-02282014112348.html).
Tôi đang đau khổ.
-------------------------------------
Tôi hay nghe nhiều người nói "đời là bể
khổ" và sự thật tôi thấy họ khổ vô cùng. Người nghèo thì làm việc quần
quật suốt ngày đêm cũng không đủ tiền cho con ăn học, con đau không có tiền
chữa bệnh. Nhiều người đi làm không có thời gian dạy con nên người, lớn lên con
cái hỗn hào, mất dạy, thậm chí là trở thành tội phạm cướp của giết người.
Người nghèo thì khổ trăm bề nhưng tôi thấy người
giàu cũng không khá hơn. Họ vất vả làm việc, vất và kinh doanh. Nhiều doanh
nhân phải nhậu nhẹt, rượu bia để tiếp cận được sếp lớn, ký được hợp đồng. Nhưng
rồi sự giàu có họ không bền vững, nhiều doanh nhân đã phải vào tù.
Người nghèo khổ, người giàu khổ, nhiều người nói
quan chức là sướng, ngồi mát ăn bát vàng. Nhưng tôi thấy họ cũng không sướng.
Họ phải phấn đấu, phải luồn cuối mới lên được cao. Nhiều người trong số họ cuối
đời phải vào tù khi đảng thấy sâu nhiều quá làm dân oán thán, đảng mất uy tín.
Đó là chưa nói là rất nhiều người trong số họ bị tai
nạn do đường xấu, bị ung thư do thực phẩm nhiễm độc,...
Tôi thấy ở VN đúng "đời là bể khổ".
Tôi lại thấy ở các nước văn mình, người dân sống
sướng: cuộc sống thanh bình, làm việc ngày 8h, con cái được nuôi dạy tốt.
Họ có cuộc sống sướng vì họ có luật pháp nghiêm
mình, người cầm quyền không thể tham nhũng. Họ có ý thức cao, cùng nhau lên
tiếng chống lại cái ác, làm cho cái ác, cái bất công mới xuất hiện, mới nảy nở
là bị dẹp đi.
Trong môi trường luật pháp nghiêm minh thì tất yếu
kinh tế sẽ phát triển. Xã hội sẽ thịnh vượng.
Xứ ta thì không được như vậy, dưới ảnh hưởng của
Phật giáo, người ta kiến giải khổ sướng là do nghiệp. Người làm điều ác rồi bị
quả báo. Nếu luật nhân quả là có thật thì với thái độ như vậy người ta vô tình
tạo ra hai lớp ác. Lớp ác thứ nhất là người ta không lên án chống lại người
xấu, để họ tự tung, tự tác gây ra đâu khổ cho người khác, rồi sau người ác đó
lại nhận lấy đọa đày.
Khi cái ác hoành hành thì người lương thiện cũng rất
khó để sống lương thiện. Sớm muộn gì cái ác cũng hành hạ người lương thiện.
Rõ ràng, thái độ của người dân trước bất công, trước
cái ác đã tạo nên xã hội tốt hay xấu.
Trong xã hội xấu, cái ác hoàng hành, công lý không
có thì rõ ràng, đời là bể khổ, không thể tránh được.
No comments:
Post a Comment