Friday, April 4, 2014
Tôi biết Anh qua một
bài báo của trang Công An TPHCM, khi anh bị tuyên xử 6 năm tù giam vì
tội phạm vào luật hình 88, đăng ngày 21/11/2012. Chưa đầy 2 năm ngồi tù, thì
hôm nay Anh đã ra đi, để lại nhiều tiếc nuối cho cộng đồng dân Việt.
Chỉ vì đi vận động 3000 chữ ký của người dân để phản đối một dự án được coi là "chủ trương lớn của đảng" - dự án khai thác bôxit Tây Nguyên - mà một thầy giáo, trí thức bị khép tội "tuyên truyền chống nhà nước" bị giam cầm. Sau hơn 4 năm "chủ trương lớn của đảng" đã gây lỗ hàng nghìn tỷ cho tiền đóng thuế của dân và bao nhiêu gia đình bị màn trời chiếu đất sau khi tái định cư. Giờ thì dự án này đã nói lên Anh đúng và đảng cầm quyền đã sai.
Tôi vẫn dõi theo Anh một cách thầm lặng, và kính phục. Tôi xin làm một bài phóng sự góp nhặt ảnh về Anh xem như là, lòng thành kính dâng Anh một nén hương của một kẻ có học - chứ chưa phải là trí thức như Anh - dành cho Người Trí Thức đúng nghĩa trong thời buổi đảo điên này.
Chỉ vì đi vận động 3000 chữ ký của người dân để phản đối một dự án được coi là "chủ trương lớn của đảng" - dự án khai thác bôxit Tây Nguyên - mà một thầy giáo, trí thức bị khép tội "tuyên truyền chống nhà nước" bị giam cầm. Sau hơn 4 năm "chủ trương lớn của đảng" đã gây lỗ hàng nghìn tỷ cho tiền đóng thuế của dân và bao nhiêu gia đình bị màn trời chiếu đất sau khi tái định cư. Giờ thì dự án này đã nói lên Anh đúng và đảng cầm quyền đã sai.
Tôi vẫn dõi theo Anh một cách thầm lặng, và kính phục. Tôi xin làm một bài phóng sự góp nhặt ảnh về Anh xem như là, lòng thành kính dâng Anh một nén hương của một kẻ có học - chứ chưa phải là trí thức như Anh - dành cho Người Trí Thức đúng nghĩa trong thời buổi đảo điên này.
Thầy Đinh Đăng Định ngày 21/11/2012 bị xử 6 năm tù
vẫn hiên ngang không khuất phục.
Bà Đặng Thị Dinh - một người phụ nữ khắc khổ - vợ tù
nhân chính trị Đinh Đăng Định.
Thầy Đinh Đăng Định trong tháng 2/2014 đang điều trị
tại bệnh viện.
Chiếc băng ca cấp cứu chở Anh Đinh Đăng Định về nhà
ngày 24/3/2014, sau khi bệnh viện không còn khả năng chữa trị.
Siết chặt bàn tay mà mắt buồn xa xăm vì đất nước,
tháng 2/2014
Những ngày cuối cùng đầu tháng 4/2014
Và Anh, một trí thức thật sự đã ra đi vào những ngày
đầu tháng 4 lịch sử, nhưng trong lòng vẫn còn nỗi đau muốn ngắm nhìn đất nước
tự do, độc lập và nhân dân có hạnh phúc thực sự vẫn chưa thấy lúc lìa trần.
Đôi mắt Anh vẫn mở như nuối tiếc vì một tình yêu đất
nước chưa tròn lúc lìa đời.
Cha đạo đang làm thánh lễ cho Anh. Mong hồn anh yên
nghĩ ở chốn vĩnh hằng. Tôi một kẻ có học hèn mọn vẫn một lòng tôn kính Anh, dù
chưa bao giờ gặp mặt.
Trong quan tài
Cáo phó
Bài
đọc liên quan:
+ Bi kịch của kẻ sỹ giữa đám bần nông
+ Bi kịch của chủ nghĩa xã hội
+ Bi kịch của kẻ sỹ giữa đám bần nông
+ Bi kịch của chủ nghĩa xã hội
Asia Clinic, 13h30' ngày thứ Sáu 04/4/2014
-------------------------------
NHỮNG
BÀI VIẾT CỦA THẦY ĐINH ĐĂNG ĐỊNH :
Đinh
Đăng Định - Thứ Hai, 20/12/2010
Đinh
Đăng Định - Thứ Năm, 11/11/2010
Đinh
Đăng Định - Thứ Sáu, 12/11/2010
Đinh
Đăng Định - Thứ Năm, 21/10/2010
------------------------------------------
Một bài viết cũ -
26/11/2013. Thày đã trở về nhà và thanh thản ra đi bên gia đình thân yêu...
*
Tôi không còn nhớ biết đến thày vào khoảng thời gian
nào. Chỉ nhớ rất rõ ngày tôi lên thăm gia đình thày ở Đắc Nông. Đó là một ngày
mưa phùn vùng Tây Nguyên.
Có địa chỉ là số nhà 214 đường Nơ Trang Long, Khối 4, thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông, thế là tôi lên đường. Ngồi xe đò từ Bến xe miền Đông hết chừng 6h tới thị trấn. Xuống xe ngay đầu đường Nơ Trang Long, tôi cuốc bộ vì nghĩ rằng 214 thì cũng gần. Ai dè đi mải miết, mải miết...
Nhà thày là một căn nhà bằng gỗ nhỏ. Chắc là tôi nhớ mãi nó, vì khi tôi đến một lúc thì trời nổi gió và đổ mưa lớn. Gió nó cứ thổi qua các khe gỗ của căn nhà, làm tôi nhớ lại những ngày bão bùng ở căn nhà tranh ngày còn nhỏ xíu của tôi ở quê. Cho đến bây giờ, đôi lúc tôi vẫn cứ thắc mắc vì sao một người đàn ông trụ cột của gia đình, là người kiếm tiền duy nhất để nuôi 3 cô con gái ăn học với gia cảnh thanh đạm như vậy, lại sẵn sàng chấp nhận tù đày để được cất lên những tiếng nói cảnh báo của mình về khai thác bauxite, tàn phá môi trường Tây Nguyên, cũng như phê bình công tác giáo dục của tỉnh Đắk Nông. Biết bao người đang cắn răng im lặng để trọn vẹn thu nhập, lo lắng cho gia đình. Tại sao lại là thày?
Căn nhà gỗ đó, ngoài những bàn ghế cho học sinh học thêm đã được xếp gọn lại sau ngày thày bị bắt giam, thì tài sản giá trị duy nhất là chiếc xe máy Wave. Giờ nó cũng nằm đó. Ngồi nói chuyện với gia đình thày một lúc, tôi xin phép ra về khi trời sắp tối và vẫn còn mưa. Vợ thày đưa tôi ra đầu đường Nơ Trang Long để bắt xe trở lại Saigon. Khi chị đi rồi, tôi cứ đứng nhìn mãi cái dáng khắc khổ đó, đang chìm trong mưa gió...
Rồi thời gian trôi đi cùng với bản án 6 năm tù mà thày phải nhận. Một bản án dành cho người yêu dân chủ, không cam lòng chịu đựng bất công, môi trường thiên nhiên tàn phá, quyền con người bị chà đạp. Có lẽ thày giáo dạy Hóa này, cựu quân nhân quân đội này sẽ vẫn cùng hàng trăm tù nhân chính trị khác hàng ngày chịu đựng bản án bất công của mình đến ngày mãn hạn hoặc ngày Việt Nam tự do.
Nhưng rồi ngày người ta đưa thày đến bệnh viện Bộ Công an 30/4 ở Saigon trên chiếc xe tù cùng 5 nhân viên trại giam canh chừng cẩn mật là ngày phát hiện ra căn bệnh ung thư dạ dày đã quá nặng. Có một chi tiết nực cười là khi mổ cắt ung thư, họ bắt con gái thày đi mua 1 cái ca nhựa để đựng cục ung thư đó, đem đi sinh thiết, chứ bệnh viện không có sẵn đồ để đựng.
Tôi may mắn được bắt tay và nói chuyện với thày 1, 2 câu trước khi thày lên bàn mổ. Và giờ đây, tôi vẫn mong ngày được gặp thày, ở căn nhà gỗ gió lùa kia. Tôi mong, chứ tôi không hy vọng vào cái nhà cầm quyền này sẽ nhân đạo mà phóng thích cho người tù đang đếm ngược từng ngày với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối kia. Họ đâu chỉ tàn ác với riêng một mình Đinh Đăng Định. Còn kia những Đỗ Thị Minh Hạnh, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức... đang ngày đêm bị hành hạ.
Hôm qua, họ đưa thày từ trại giam An Phước ngược về Saigon để chạy hóa trị lần thứ 2. Sau đó, lại từng đó cây số, trở về trại tù, bệnh nhân - tù nhân Đinh Đăng Định lại tiếp tục thi hành án. Có lẽ họ phải tiết kiệm chi phí đến từng xu để còn bù vào Vinashine, Vinaline hay bù vào chính dự án Bauxite Tây Nguyên kia. Họ phải tiết kiệm đến chút cuối cùng của lòng nhân đạo (nếu có) của họ để bù vào sự sợ hãi của họ với người anh em phương Bắc.
Tôi không xin họ gì cả. Không phải vì tôi không là thân nhân của các tù nhân chính trị. Mà tôi cho rằng đó là sự hy sinh cần thiết, cho một ngày Việt Nam tôn trọng quyền con người, có dân chủ, tự do. Có thể, ngày mai, tới lượt tôi, tôi phải hy sinh. Thế nên, những thân nhân của các tù nhân chính trị, những người yêu mến và tôn trọng quyền con người, ước mơ Việt Nam có tự do, dân chủ, xin hãy nắm tay nhau và cho tôi cùng nắm, thật chặt...
Có địa chỉ là số nhà 214 đường Nơ Trang Long, Khối 4, thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông, thế là tôi lên đường. Ngồi xe đò từ Bến xe miền Đông hết chừng 6h tới thị trấn. Xuống xe ngay đầu đường Nơ Trang Long, tôi cuốc bộ vì nghĩ rằng 214 thì cũng gần. Ai dè đi mải miết, mải miết...
Nhà thày là một căn nhà bằng gỗ nhỏ. Chắc là tôi nhớ mãi nó, vì khi tôi đến một lúc thì trời nổi gió và đổ mưa lớn. Gió nó cứ thổi qua các khe gỗ của căn nhà, làm tôi nhớ lại những ngày bão bùng ở căn nhà tranh ngày còn nhỏ xíu của tôi ở quê. Cho đến bây giờ, đôi lúc tôi vẫn cứ thắc mắc vì sao một người đàn ông trụ cột của gia đình, là người kiếm tiền duy nhất để nuôi 3 cô con gái ăn học với gia cảnh thanh đạm như vậy, lại sẵn sàng chấp nhận tù đày để được cất lên những tiếng nói cảnh báo của mình về khai thác bauxite, tàn phá môi trường Tây Nguyên, cũng như phê bình công tác giáo dục của tỉnh Đắk Nông. Biết bao người đang cắn răng im lặng để trọn vẹn thu nhập, lo lắng cho gia đình. Tại sao lại là thày?
Căn nhà gỗ đó, ngoài những bàn ghế cho học sinh học thêm đã được xếp gọn lại sau ngày thày bị bắt giam, thì tài sản giá trị duy nhất là chiếc xe máy Wave. Giờ nó cũng nằm đó. Ngồi nói chuyện với gia đình thày một lúc, tôi xin phép ra về khi trời sắp tối và vẫn còn mưa. Vợ thày đưa tôi ra đầu đường Nơ Trang Long để bắt xe trở lại Saigon. Khi chị đi rồi, tôi cứ đứng nhìn mãi cái dáng khắc khổ đó, đang chìm trong mưa gió...
Rồi thời gian trôi đi cùng với bản án 6 năm tù mà thày phải nhận. Một bản án dành cho người yêu dân chủ, không cam lòng chịu đựng bất công, môi trường thiên nhiên tàn phá, quyền con người bị chà đạp. Có lẽ thày giáo dạy Hóa này, cựu quân nhân quân đội này sẽ vẫn cùng hàng trăm tù nhân chính trị khác hàng ngày chịu đựng bản án bất công của mình đến ngày mãn hạn hoặc ngày Việt Nam tự do.
Nhưng rồi ngày người ta đưa thày đến bệnh viện Bộ Công an 30/4 ở Saigon trên chiếc xe tù cùng 5 nhân viên trại giam canh chừng cẩn mật là ngày phát hiện ra căn bệnh ung thư dạ dày đã quá nặng. Có một chi tiết nực cười là khi mổ cắt ung thư, họ bắt con gái thày đi mua 1 cái ca nhựa để đựng cục ung thư đó, đem đi sinh thiết, chứ bệnh viện không có sẵn đồ để đựng.
Tôi may mắn được bắt tay và nói chuyện với thày 1, 2 câu trước khi thày lên bàn mổ. Và giờ đây, tôi vẫn mong ngày được gặp thày, ở căn nhà gỗ gió lùa kia. Tôi mong, chứ tôi không hy vọng vào cái nhà cầm quyền này sẽ nhân đạo mà phóng thích cho người tù đang đếm ngược từng ngày với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối kia. Họ đâu chỉ tàn ác với riêng một mình Đinh Đăng Định. Còn kia những Đỗ Thị Minh Hạnh, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức... đang ngày đêm bị hành hạ.
Hôm qua, họ đưa thày từ trại giam An Phước ngược về Saigon để chạy hóa trị lần thứ 2. Sau đó, lại từng đó cây số, trở về trại tù, bệnh nhân - tù nhân Đinh Đăng Định lại tiếp tục thi hành án. Có lẽ họ phải tiết kiệm chi phí đến từng xu để còn bù vào Vinashine, Vinaline hay bù vào chính dự án Bauxite Tây Nguyên kia. Họ phải tiết kiệm đến chút cuối cùng của lòng nhân đạo (nếu có) của họ để bù vào sự sợ hãi của họ với người anh em phương Bắc.
Tôi không xin họ gì cả. Không phải vì tôi không là thân nhân của các tù nhân chính trị. Mà tôi cho rằng đó là sự hy sinh cần thiết, cho một ngày Việt Nam tôn trọng quyền con người, có dân chủ, tự do. Có thể, ngày mai, tới lượt tôi, tôi phải hy sinh. Thế nên, những thân nhân của các tù nhân chính trị, những người yêu mến và tôn trọng quyền con người, ước mơ Việt Nam có tự do, dân chủ, xin hãy nắm tay nhau và cho tôi cùng nắm, thật chặt...
Bà Đặng Thị Dinh - một người phụ nữ khắc khổ - vợ tù nhân chính trị Đinh
Đăng Định.
No comments:
Post a Comment