PV.VRNs
Đăng ngày: 04.04.2014
VRNs
(04.04.2014) – Sài Gòn – “Con
vẫn không tin bố con mất” – cháu Thảo, con thầy giáo Đinh Đăng Định nói với
chúng tôi về thân phụ của mình khi ông đã tạ thế hơn 30 phút.
Thảo kể, trước đây khi bố bị bắt, gia đình sợ, và vì
cũng không hiểu rõ việc bố làm, nên cũng mặc cảm bố phạm tội. Nhưng khi bắt đầu
đi tìm cách cứu bố khắp nơi, thì sự thật sáng ra dần dần. Bố không phải là
người phạm tội, mà bị người ta ép tội ghép án oan.
Khi dự án Bôxít ở Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông chuẩn bị
đưa vào hoạt động, thầy giáo Đinh Đăng Định đã công khai lên tiếng phản đối dự
án này, vì theo ông nó làm hủy hoại môi trường sinh thái Tây Nguyên, và có
nhiều nguy cơ khác xảy ra cho người dân và quốc gia Việt Nam.
Những ý kiến của ông về khoa học môi trường và xã
hội học lại được bộ phần giám định văn hóa kết luận là sai, dẫn đến việc ông
bị bắt vào tháng 10 năm 2011 và bị đưa ra xét xử sơ thẩm ngày 09.08.2012 với
bản án 6 năm tù theo Điều 88 Bộ luật hình sự, tức là tuyên truyền chống nhà
nước.
Ngày 21.11.2012 tòa án tỉnh Đăk Nông xử y án và tống
ông vào nhà tù An Phước, tỉnh Bình Dương.
Ông
Châu, một người bạn cùng học với ông thời trung học ở Hải
Dương cho biết: “Chúng tôi cùng học
chuyên toán với nhau, nhà Định xa, nên nhiều hôm học chuyên, Định phải nghỉ đêm
nhà tôi”.
Ông Châu kể: “Nếu
không nhìn tấm hình xử sơ thẩm sẽ không tìm lại được Định. Nhìn tấm hình biết
ngay là Định”. Thấy chúng tôi muốn hỏi, ông Châu nói tiếp: “Từ bé, chuyện gì Định đã tìm hiểu và biết
chắc là đúng thì không bao giờ bị khuất phúc. Ngay thầy giáo mà nói sai, Định
cũng ngẫng mặt chất vấn. Ngẫng mặt phản đối phiên tòa oan sai, đúng là Định
rồi”.
Ông Châu cho biết, ông cùng thầy giáo Đinh Đăng Định
đều học khối A, nhưng ông theo Sư phạm, thầy Định theo Tổng hợp. Năm 1985, khi
dân Miền Bắc bắt đầu kéo nhau đi đào vàng, ông Châu và thầy Định đã vào thư
viện tìm sách hướng dẫn về phân kim. Lúc ấy chỉ có vài quyển sách tiếng Nga nói
về vấn đề này, nhưng cũng chẳng tìm được gì ngoài những công thức sơ đẵng. Đêm
đó, ông với ông Định rủ nhau đi nhậu, rồi sáng hôm sau, mỗi người một hướng. Có
những lúc tìm nhau, và đã ở rất gần nhau, mà không thể tìm ra. mãi đến tháng 9
năm 2013, khi thầy giáo Định từ nhà tù giải đến bệnh viện 30/4 và các trang
mạng xã hội loan tin, thì ông Châu mới tìm lại được thầy Định.
Ông Đinh Đăng Định từng là một sỹ quan quân đội Việt
Nam, kỹ sư hóa cho một nhà máy phân hóa học thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trước
khi trở thành giáo viên dạy hóa tại trường phổ thông trung học Lê Quý Đôn ở Đăk
Nông vào năm 2001.
Cô y tá vừa tìm ven để chích cho thầy vừa mếu máo.
Suốt cả giờ đồng hồ, với đủ loại kim thông thừơng, kim nhựa … nhưng vẫn không
tìm ra được đường mạch để truyền nước cho người bệnh. Chúng tôi hỏi, khi cô tạm
ngưng không làm nữa: Cô là gì của thầy Định? Cháu là học trò của thầy – cô trả
lời. Cháu Thảo con thầy Định nói “bạn ấy vừa là học trò vừa là bạn của con, từ
hôm bố về đến giờ, bạy ấy hàng ngày qua thay băng và tiêm thuốc, truyền nước
cho bố”.
Những người có mặt chiều tối hôm 03.04.2014 đang bất
lực trước sự đau đớn, oằn mình của người thân yêu, nhưng không thể làm gì được.
Đang lúc đó, một ông đầu hói, trán cao vào nói với bà Dinh, vợ thầy giáo Đinh
Đăng Định: “Bệnh án đâu, đưa xem?” Bà Định ngồi im một lúc, rồi nói: “Hôm ấy em
năn nỉ bác vào xem nhà em, bác chẳng vào, bây giờ xem bệnh án làm gì nữa”. Ông
ấy nói, tôi có đến cây xăng đợi. Chúng tôi không biết cây xăng ở đâu? Lúc sau
ông này lại bảo: “chích mọc phin đi”. Bà Định nói: “Hôm trước đã chính một lần,
sau đó anh nhà em vật vã rồi ra như hôn mê hơn hai ngày”.
Các cháu An và Nga, hai người em của cháu Thảo con
thầy Định khóc bố với ánh mắt ngơ ngác. Hai cháu không thể hiều tại sao khi
người ta bắt bố vào năm 2011 thì bố khỏe mạnh, sau thời gian giam giữ thì bố bị
ung thư phải mổ ở bệnh viên công an, rồi nay phải chết do căn bệnh hiểm nghèo ở
tuối 51.
Hai
cháu chưa kịp hiểu lời bố đã nói: “Có hai điều tôi phải nói nhấn mạnh hơn: Điều
thứ nhất, bệnh tật trong trại giam, từ khi bị bắt đến khi thi hành án, họ không
chữa trị. Họ không chữa trị kịp thời và ngay từ đầu. Đây là báo động nguy hiểm
nhất, thể hiện chính sách vi phạm nhân quyền, ngược đãi tù nhân của chế độ này.
Điểm thứ hai, không loại trừ những trường hợp bị đầu độc bằng hóa chất. Tôi
phát hiện đồ ăn thức uống của tôi có các mùi rất lạ. Là một kỹ sư hóa, tôi biết
đó là những hóa chất rất là nguy hiểm đối với cơ thể. Nhưng có điều khi tôi
phát hiện ra đối với cơ thể tôi thì đã muộn mất rồi. Những chất đó hủy hoại
mạch và quả thận tôi. Những chất hóa học dùng làm phân bón cây trồng, nhưng
không biết họ đã vô tình hay cố ý đưa vào nguồn nước uống của tôi”.
Lý do tại sao ông bị bắt để rồi có thể rơi vào một
âm mưu đầu độc? Theo
chính thầy giáo Đinh Đăng Định thì ông có thể bị bắt là vì nổ lực tìm kiếm
tự do cho dân tộc trong một đất nước có độc lập mà thiếu vắng tự do. Một đất
nước không có dân chủ trong mọi lãnh vực từ bộ đội công an đến đời sống dân
sinh. Ông phản đối điều 4 Hiến pháp và gọi đó là nhà nước độc tài.
Sáng hôm qua, khi đang giải quyết công việc, chúng
tôi nhận được tin nhắn do cha Đinh Hữu Thoại chuyển bảo là cháu Thảo gởi: “Các cha hãy sắp xếp lên sớm nhất có thể,
cha nhé. Vì thời gian cho bố con ngắn lắm rùi, cha ạ. [khóc] Từ dạo bố con xin
các cha ban tên Thánh cho bố con, biết vậy dạo ấy con nói các cha lên .
Vì dạo ấy bố con còn tỉnh táo. Giờ mỗi ngày bố con một yếu rồi…”. Chúng tôi
lên đường và thực hiện ước muốn cuối cùng của ông Đinh Đăng Định.
Thầy giáo Phêrô Đinh Đang Định vẫn chủ động đón nhận
được các bí tích. Thầy gật đầu đồng ý khi hỏi, thầy mở miệng chịu Mình Thánh
Chúa, bí tích thứ ba, sau các bí tích Thay Tẩy và Thêm Sức. Những người chăm
sóc thầy ngạc nhiên, vì mấy ngày nay không thể bỏ gì vào miệng thầy được, nước
có khi cũng trào ra.
Chúng tôi bắt đầu dùng lời lẽ đức tin để nâng đỡ gia
đình thầy Định khi mọi người bắt đầu cảm nhận chuyến tàu cuối cùng đã cập bến
đó thầy đi xa. Thầy có rướn mắt nhìn từng người một quanh giường. Những lúc
không chịu nổi, thầy kêu “Trời ơi trời!”. Ông Châu vuốt hai đầu chân mày nói
với người bạn của mình: “Ngủ chút đi Định, ngủ chút đi”. Bà Dinh và các cháu
con thầy Định cố nén tiếng khóc của mình.
Tai thầy đang cong lại, một dấu hiệu [theo kinh
nghiệm mục vụ nguy tử] cho biết thầy sẽ ra đi đêm nay. Chúng tôi hỏi ông Châu: “Anh có thể ở lại đêm nay không?” Ông
đáp, “vâng con sẽ ở lại”.
Khi xe chúng tôi chạy quá Đồng Xoài về Sài Gòn, điện
thoại báo thầy Phêrô Đinh Đăng Định đang thở những hơi thở cuối đời. Chúng tôi
cầu nguyện phó dâng hồn xác thầy cho Thiên Chúa ngay trên xe. 21:40 người
nhà bảo thầy đã đi.
Chương
trình tang lễ như sau:
- 14:00 thứ sáu, ngày 04.04.2014 nghi thức tẩn liệm
và nhập quan tại tư gia: Đăk Nông (Số nhà 214 đường Nơ Trang Long, Khối 4, thị
trấn Kiến Đức, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông).
- 13:00 thứ bảy, ngày 05.04.2014 di quan về Sài Gòn
và quàn tại Nhà nguyện Đức Mẹ Thăm Viếng (đường Hoàng Sa, đoạn gần giao với
đường Rạch Bùng Binh và Trương Định-P.9, Q.3), thuộc giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu
Giúp. Dự kiến sẽ về đến lúc 19:00 cùng ngày.
- 6:30 thứ hai, ngày 07.04.2014 di quan ra Nhà thờ
ĐMHCG Sài Gòn: 38 Kỳ Đồng, Q.3
- 7:00 Thánh lễ an táng. Sau đó hỏa táng tại Bình
Hưng Hòa.
Nếu vì lý do ngoài ý muốn mà phải điều chỉnh giờ hay
địa điểm xin cộng đồng niệm thứ. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để duy trì những
gì đã quyết định.
PV.
VRNs
No comments:
Post a Comment