Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-04-12
2014-04-12
Do
hoàn cảnh thực tế, một số nhà đấu tranh dân chủ ở Việt nam đã phải đi tị nạn
chính trị ở quốc gia khác. Điều đó đã khiến cho họ bị mang tiếng là thoái lui,
đầu hàng. Các tù nhân lương tâm ở Việt nam có suy nghĩ gì về vấn đề này? Anh Vũ
cho biết thêm chi tiết.
Tỵ
nạn và Đấu tranh
Tỵ
nạn chính trị là hành động của những người phải chạy trốn, đến một nơi
khác để thoát sự nguy hiểm, tránh bị ngược đãi, hoặc bắt bớ bởi quyền lực của
một nhà nước độc tài, khi những người đó có bất đồng quan điểm chính trị với
chế độ.
Ở
Việt nam, với một thể chế chính trị độc đảng thì các hoạt động chính trị đều bị
coi là vấn đề nhạy cảm và bất hợp pháp. Do đó hiện tượng các nhà đấu tranh dân
chủ, các tù nhân lương tâm sau khi mãn án tù và gia đình họ đã bị đe dọa, truy
bức hoặc bị sức ép trong mọi mặt của cuộc sống là vấn đề trầm trọng và phổ
biến.
Cuộc
sống của họ luôn bị sự quản lý chặt chẽ đến gắt gao của chính quyền trong việc
cư trú, đi lại… đặc biệt là vấn đề làm ăn và sinh nhai. Không những thế họ còn
chịu sự bức bách, bao vây nhằm triệt hạ cuộc sống của họ hòng đẩy họ vào bước
đường cùng.
Trước
áp lực nặng nề đó, một số người đã buộc phải lựa chọn con đường bỏ tổ quốc để
đi tỵ nạn chính trị ở những quốc gia khác, để hy vọng có một cuộc sống dễ chịu
và an toàn hơn. Đồng thời cũng là để có cơ hội tiếp tục tiến hành tranh đấu.
Mục
sư Nguyễn Trung Tôn cho biết bản thân ông đã có lúc đã nghĩ đến chuyện sẽ đi tỵ
nạn chính trị, vì ông và gia đình thường xuyên bị chính quyền phong tỏa về kinh
tế, bị gây khó dễ, gây áp lực thậm chí họ còn bị công an hù dọa những khách
hàng làm ăn buôn bán với gia đình để triệt hạ con đường sống. Còn con cái của
những nhà tranh đấu khác như ông khi bị tù đày thì không được đăng ký hộ khẩu,
nên khi vào viện thì không có bảo hiểm hoặc phải đóng học phí cao hơn các trẻ
em khác khi đến trường.
Từ Thanh Hóa, Mục sư
Nguyễn Trung Tôn nói:
“Vào
năm 2006 gia đình tôi bị họ kéo vào đập phá nhà cửa, lúc đó là lúc tăm tối
nhất. Gia đình tôi bị đàn áp khốc liệt, các con tôi không dám đến trường vì bị
bạn bè đánh, vợ tôi buôn bán kinh doanh ở chợ thì không có người mua, không
được thu xếp chỗ ngồi, ruộng của tôi không cấy được vì họ không cho lấy nước.
Rồi bố mẹ tôi già yếu bị họ chửi và nhổ nước miếng vào mặt”.
TS
Cù Huy Hà Vũ và vợ LS Nguyễn Thị Dương Hà, cùng cô Jenifer L Neidhart de Ortiz,
đặc trách nhân quyền của Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, đặt chân xuống phi
trường Dulles International Airport, ngày 7 tháng 4, 2014.
Với
đa số những người bất đồng chính kiến đã bị bắt và ở tù nhiều năm khi được thả
ra sau một thời gian đã quyết định đi khỏi đất nước do sự bức bách của chính
quyền, đe dọa tới mạng sống và những người trong gia đình của họ trong thời
gian sau khi ra tù, chứ hoàn toàn không xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm cho bản
thân và gia đình họ một cuộc sống tốt đẹp hơn vê kinh tế như nhiều người ngộ
nhận
Với LS. Lê Thị Công
Nhân,
trên thực tế cuộc sống của những người đấu tranh khi sống trong chế độ cộng sản
hết sức khó khăn, điều mà mọi người không thể tưởng tượng nổi. Những nhà đấu
tranh dân chủ đã chịu sức ép rất lớn trong mọi mặt của cuộc sống, điều mà bà
gọi là kiếp sống của những kẻ nô lệ. Họ phải sống trong tình trạng bất an, luôn
bị gây khó khăn trong việc làm ăn sinh sống, thậm chí cả trong việc xây dựng
hạnh phúc gia đình cũng bị cản trở và quấy phá.
LS. Lê Thị Công Nhân
đánh giá về việc các nhà đấu tranh cho Dân chủ đi tỵ nạn chính trị ở nước ngoài:
“Theo
tôi việc những người đấu tranh cho dân chủ phải rời bỏ quê hương để đến một nơi
khác sống thì tôi coi đó không hẳn là bi kịch, hay một sự việc đáng tiếc và
càng không phải là một việc không tốt. Mà đó là nhân quyền cơ bản của con
người, con người có quyền đi lại và cư trú. Cho nên họ không ở Việt nam mà đi
đến các nước khác thì không có gì là sai trái, thậm chí nó là điều hết sức bình
thường.”
LS. Nguyễn Văn Đài
kể lại bản thân ông khi đang ở tù, an ninh nhiều lần hỏi, gợi ý thả tự do
cho được đi nước ngoài, nhưng ông không chấp nhận. Ngay cả hiện tại, mỗi lần
làm việc, họ đều bảo ông sao không đi định cư để đỡ làm phiền họ. Theo
ông các nhà đấu tranh cho dân chủ nên tiếp tục ở Việt nam để đấu tranh nhằm
đóng góp cho tiến trình dân chủ hóa đất nước. Việc đi tỵ nạn chính trị theo ông
đây là một thành công của chính quyền Cộng sản, vì chính quyền Cộng sản luôn
luôn muốn những người bất đồng chính kiến với họ đi khỏi Việt Nam.
LS. Lê Thị Công Nhân
cho biết khi còn ở trong tù, bà đã bị chính quyền đặt vấn đề trả tự do cho bà nếu
chấp nhận đi tỵ nạn chính trị tại Hoa kỳ, với điều kiện đi thẳng từ nhà tù ra
sân bay. Bà coi đó là một sự xúc phạm, vì chưa bao giờ kể cả là vào lúc này
cuộc sống của bà và gia đình đang ở thời điểm khó khăn nhất nếu không muốn nói
là rất tồi tệ, nhưng chưa bao giờ bà có ý định đi tỵ nạn chính trị.
Từ Hà nội, LS. Lê
Thị Công Nhân nói:
“A42
vào thẩm vấn tôi trong suốt 02 ngày (4 buổi) với nội dung tôi có muốn đi tỵ nạn
ở Hoa kỳ hay không thì họ sẽ hết sức tạo điều kiện cho tôi đi. Thậm chí anh ta
nói nếu tôi đi thì họ sẽ đưa thẳng từ nhà tù ra sân bay Nội bài. Khi nghe điều
đó tôi rất đau đớn, đó là về vấn đề tình cảm. Còn về lý trí thì tôi không bao
giờ nghĩ, chính xác là chưa bao giờ nghĩ là tôi sẽ đi tỵ nạn”.
Nói
về quan điểm của mình trong vấn đề TS. luật Cù Huy Hà Vũ đã được trả tự do để
đi chữa bệnh ở Hoa kỳ, LS. Nguyễn Văn
Đài cho biết suy nghĩ của ông:
“Đầu
tiên tôi cũng rất vui mừng vì anh Cù Huy Hà Vũ đã thoát ra khỏi cái nhà tù rất
khắc nghiệt ở Việt nam, nhưng khi biết anh phải sang Mỹ thì nó cũng là một nỗi
buồn. Vì theo quan điểm của tôi những người đấu tranh rất dũng cảm như anh Cù
Huy Hà Vũ thì nên ở lại Việt nam, để cùng với phong trào đấu tranh dân chủ
trong nước đấu tranh chống độc tài để đem lại tự do cho 90 triệu người dân Việt
nam.”
Trường
hợp của TS. luật Cù Huy Hà Vũ đang dấy lên tranh cãi giữa những người quan tâm.
Đa số đều chúc mừng ông và gia đình đã thoát khỏi sự hành hạ của nhà cầm quyền
nhưng không ít người cho rằng ông nên ở lại để tiếp tục khẳng định ý chí của
mình cho những nhà tranh đấu khác.
Vừa
rồi là tâm tư của những nhà đấu tranh dân chủ về việc nên hay không nên lìa bỏ
đất nước sang định cư tìm tự do ở nước khác. Trong bài tới Anh Vũ sẽ tiếp tục
chia sẻ thêm về vấn đề này từ chính những người đã định cư tại nước ngoài như
trường hợp của TS luật Cù Huy Hà Vũ.
*
Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-04-13
2014-04-13
Do
hoàn cảnh thực tế, một số các nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam đã phải tự tìm
cách đi tị nạn chính trị ở quốc gia khác trong khi đó một số khác bị buộc phải
ra đi theo hình thức trục xuất ngay từ trong trại giam. Điều này đã khiến cho
họ bị mang tiếng là thoái lui, đầu hàng tuy nhiều người không biết rằng họ cũng
đã và đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, kể cả công việc đấu tranh
hiện tại ở nước ngoài sau khi định cư.
Phải
đối mặt nhiều vấn đề
Các
nhà đấu tranh dân chủ luôn bị coi là mối đe dọa tới sự ổn định của chế độ. Do
đó họ đã là đối tượng bị kiểm soát chặt chẽ và luôn bị chính quyền gây sức ép
lên cuộc sống và các sinh hoạt bình thường của họ. Muốn thoát khỏi nhà tù ấy
người ta chỉ còn biện pháp chạy trốn nó và họ tin rằng sẽ có một cuộc sống an
toàn và tự do hơn cho bản thân và gia đình ở một nước tự do hơn ngoài Việt Nam.
Tuy
nhiên khi được đến định cư ở quốc gia khác thì đa số đã gặp phải sự hụt hẫng
trong cuộc sống ở miền đất mới, điều mà trước đó họ chưa hình dung được hết.
Họ
phải đối mặt với vấn đề công ăn việc làm và hòa nhập với cộng đồng để có thể
tồn tại. Và đó là nguyên nhân chính dẫn tới sự giảm sút tranh đấu của họ.
Từ Hoa Kỳ, ông Nguyễn
Ngọc Quang
một nhà bất đồng chính kiến vừa định cư tại Mỹ sau nhiều năm sống tại Thái Lan
cho biết:
“Tôi
không còn một con đường sống nào hết ở Việt Nam, do đó buộc lòng tôi phải đào
thoát khỏi Việt Nam. Tôi không nói đào thoát khỏi Việt Nam để đi đến nước nào,
mà rời khỏi Việt Nam trước hết để bảo toàn cái mạng sống của mình.”
Ông
Nguyễn Ngọc Quang đã từng cùng bạn bè nhen nhóm đấu tranh và vận động cho những
đòi hỏi về nhân quyền và dân chủ và bị bắt đi tù nhiều năm. Sau khi ra tù, do
không chịu nổi sự bức bách của chính quyền nên ông đã đưa gia đình đào thoát
qua Thái Lan để tìm một cuộc sống an toàn hơn. Nói về các khó khăn trong thời
gian tỵ nạn tại Thái Lan, ông Quang cho biết hoàn cảnh sống của những người Việt
tỵ nạn ở Thái Lan hết sức khó khăn. Đó là cuộc sống chui lủi, bất hợp pháp
thường xuyên bị đe dọa bắt bớ của cảnh sát Thái Lan:
“Nói
đúng ra mọi người tỵ nạn đều rất khó khăn, khó khăn như nhau. Họ có thể đi làm
được nhưng đi làm là đi làm chui nhờ vào sự bảo trợ của một số người Việt đã
sống lâu năm ở Thái Lan họ giúp cho. Bên cạnh đó là khó khăn do sự thanh lọc
rất gắt gao của Cao ủy Tỵ nạn”.
Nhà văn Trần Khải
Thanh Thủy (trái) cùng con gái sau khi đến California hôm 24-06-2011.
Nhà
văn Trần Khải Thanh Thủy, một cựu tù nhân chính trị người đã bị trục xuất từ
nhà tù ở Thanh hóa ra thẳng phi trường Nội Bài sang Hoa Kỳ cho biết: mọi thứ
đều có hai mặt của nó, việc ra đi của bà cũng vậy và nếu được ở lại Việt Nam để
tranh đấu thì bà sẽ lựa chọn để ở lại Việt Nam. Nhưng do ở lại nếu vẫn chịu
cảnh tù đầy thì buộc bà phải lựa chọn ra đi, vì trong tù thì không có khả năng
tiếp tục đấu tranh. Khi đặt chân lên Hoa Kỳ cũng là khởi điểm cho một cuộc sống
mới đầy thách thức và lo lắng. Vì mọi việc đều phải tự thân vận động, trong khi
gặp phải rào cản của các vấn đề ngôn ngữ, công ăn việc làm và sự hòa nhập vào
cộng đồng… Đây là thách thức lớn và sẽ rất khó khăn để có thể vượt qua.
Từ Hoa Kỳ, Nhà văn
Trần Khải Thanh Thủy
kể lại cuộc sống hiện nay của bà:
“Trên
thực tế mọi cái không như mình nghĩ, khi bước chân ra hải ngoại thì mọi thực
thể vật chất của mình thì mình phải lo lấy, không ai giúp mình nữa. Bởi vì mọi
người phải dồn sức giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình ở trong nước. Nhất
là trong điều kiện mình không có ngoại ngữ, công ăn việc làm không có… đó là
những thiệt thòi, một tháng đã mất 700-900 USD cho việc thuê nhà cho 4 người
rồi. Chính vì thế mình đã phải buông bút để vịn vai đời để sống, muốn đấu tranh
tiếp thì bây giờ mình phải vịn vai đời cho vững đã.”
Yểm
trợ bạn bè trong nước
Nói
về các suy nghĩ và hành động của cá nhân mình sau khi sang định cư tại Hoa Kỳ, ông Nguyễn Ngọc Quang cho biết ngay sau
khi ông đặt chân đến Hoa Kỳ đã có một số tổ chức chính trị gọi mời, song ông đã
từ chối. Và thay vì đấu tranh hay hoạt động chính trị cho phong trào đấu tranh
cho dân chủ ở Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Quang đã lựa chọn con đường dùng sức
của mình để kiếm tiền nhằm yểm trợ cho bạn bè đang còn ở trong chốn lao tù:
“Khi qua Mỹ rồi thì tôi không còn cơ hội đấu
tranh trực tiếp với cộng sản nữa thì tôi quay lại con đường yểm trợ, dùng sức
lực bằng bắp thịt của mình cào ra đồng tiền để hỗ trợ cho họ để vượt qua cái
khốn khó đó. Bởi vì hiện tại họ đang làm cái công việc trước đây tôi đang làm
dang dở. Còn chuyện hoạt động thì tôi vẫn chưa nghĩ đến chuyện đó.”
Về
sự thay đổi trong suy nghĩ của mình đối với các tổ chức chính trị ở hải ngoại,
nơi đã từng yểm trợ cho việc đấu tranh trước đây, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy
thừa nhận có sự bất đồng trong quan điểm và do xuất phát từ quan điểm đấu tranh
ở trong nước và hải ngoại có khác nhau. Một phần nữa cũng do nhiều vấn đề trên
thực tế đã không diễn ra như bà suy nghĩ. Đó cũng là những nguyên nhân dẫn đến
việc đấu tranh trong môi trường mới có phần bị giảm sút:
“Trên
con đường chính trị thì sự dối trá – bóng tối không thể đi xa được. Mình biết
là bát nước công đức, cái quỹ Cây mùa xuân bị sóng sánh ra rất nhiều, đáng buồn
là bát nước công đức ấy bị đổ vào cái túi để mà nuôi một bộ máy cồng kềnh. Mà
họ có làm việc đâu, luôn luôn đưa ra hết các chính sách nọ đến chính sách kia
nhưng cuối cùng cho qua hết và tiêu hết sức phung phí các đồng tiền nhận được
ấy.”
Trường
hợp mới nhất là TS luật Cù Huy Hà Vũ, người ta tin ông cũng không ngoại lệ
nghĩa là phải lo cuộc sống trước mắt cho bản thân và gia đình, kế đến tiếng nói
của ông không còn tác động hiệu quả như khi còn trong nước do đó nhiệt huyết
đấu tranh chắc chắn sẽ giảm sút tới chỗ ngừng hẳn. Tuy nhiên làm sao có thể
buộc những người tranh đấu tiếp tục như khi còn trong nước trong khi vũ khí
chính của họ là không gian tranh đấu đã bị tước đoạt?
Con
đường đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam là một con đường đầy chông gai, nó đòi
hỏi sự can đảm và lý trí của những người tham gia tranh đấu. Việc ra đi tỵ nạn
chính trị cũng vậy, nó cũng vô cùng khó khăn với nhiều trở ngại mà ít ai có thể
hình dung được. Đó không phải là con đường trải đầy hoa hồng như nhiều người
nghĩ.
---------------------------------
XEM THÊM :
April 9, 2014 8:34
PM
TS Phạm
Trọng Chánh
13/04/2014
No comments:
Post a Comment