Thursday 10 April 2014

“QUỐC TỔ” CỦA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI LÀ AI ? (FB Trương Nhân Tuấn)




9-4-2014

Quốc tổ không phải là người « đẻ » ra dân tộc mà là người « dựng » lên đất nước. Quốc tổ chớ đâu phải tiên tổ. Quốc ở đây là nước.

Người dân tộc gốc Hmong, gốc Nùng, Dao, Thái... ở thượng du Bắc Việt có phải là người Việt hay không?

Người dân tộc gốc Ba Na, Hrê, Mnong... ở Tây nguyên có phải là người Việt hay không?

Người Khmer, người Chăm... có phải là người Việt hay không? Vân vân và vân vân.

Những người thuộc các dân tộc nói trên đều là công dân Việt (có quốc tịch Việt Nam). Những dân tộc, như dân Chăm, Khmer, các dân tộc ở Tây nguyên... đã sinh sống, an cư lạc nghiệp ở địa phương đó, nếu không nói quá, có thể trước cả vua Hùng lập quốc (nước Văn Lang).

Trong khi đó, trước nước Văn Lang (của vua Hùng), tổ tiên người Việt cũng đã có « nước » rồi (văn hóa Phùng Nguyên, Đông sơn v.v...; nhà Hồng Bàng, nước Xích Quỹ...)!

Và nói « quốc tổ » VN là vua Hùng, thì « nước » của vua Hùng này chỉ ở châu thổ sông Hồng mà thôi! Mặt khác, « nước » của vua Hùng đã mất vào tay người Tàu cả ngàn năm. Sau một ngàn năm, đất nước đó còn lại cái gì?

Chúng ta (người Việt gốc) vui chơi, mừng ngày giỗ tổ, trong khi một bộ phận lớn công dân Việt đứng ngoài cuộc. Người trong cuộc càng vui chơi, người ngoài cuộc càng xa cách.

Vì vậy cần tương đối hóa ý nghĩa của ngày « giỗ tổ », để giữ chất keo liên kết giữa những người dân sống trong một nước.

Có ngày giỗ « quốc tổ » là đúng. Mà người Việt Nam có nhiều « quốc tổ » chứ không phải chỉ có vua Hùng.

Ngô Quyền cũng là một vị « quốc tổ », vì đã giành lại độc lập cho dân Việt sau 1 ngàn năm đô hộ.
Gia Long, Minh Mạng... cũng là những vị « quốc tổ ». Nếu không có những vị vua này thì đất nước Việt Nam chỉ ngừng ở Đèo Ngang.

Nếu tôn vinh, thờ phụng vua Hùng mà không tôn vinh những người có công mở nước và dựng nước, như Ngô Quyền, Gia Long, Minh Mạng... ta thấy có công bằng hay không?

----------------------



Lâm Tâm Nhu Hoacỏmay Những nhà bác học làm ơn hãy nói đơn giản đi! ... Quốc Tổ là Tổ của nước (Việt); những minh quân, văn thánh, anh hùng liệt nữ của nhiều thế hệ là những người kế nghiệp Tổ làm rạng danh nước Việt để nước Việt trường tồn! Những thế hệ kế tiếp có bổn phận noi gương đó mà tiếp tục bảo vệ và phát huy nước Việt sao cho đời đời hùng mạnh!

Nhân Tuấn Trương Có người nói ông Hồ Chí Minh cũng là « quốc tổ » của người Việt. Ừ, điều này cũng đúng nếu ta nhìn dưới lăng kính của nhà nước cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Ông Hồ là người « dựng » lên « nhà nước » CHXHCNVN với triều đại cộng sản.
Tuy vậy, có một số điều khác nhau giữa ông Hồ và những vì vua lập nước (quốc tổ) khác.
Trước hết là khái niệm về « quốc ».
Chữ Quốc ở đây chỉ có nghĩa là « lãnh thổ », chứ không phải là « quốc gia », theo ý nghĩa mới mẻ của quốc tế công pháp chỉ mới thịnh hành sau Thế chiến II (bao gồm lãnh thổ, dân chúng và một bộ máy lãnh đạo).
Các vị « quốc tổ » của người Việt đều là những người có công mở cõi. Các vua Hùng đã dựng nước, Ngô Quyền đã dành lại đất nước từ tay người Tàu sau 1 ngàn năm đô hộ. Các vua, chúa nhà Nguyễn là người có công mở cõi, (từ Tây nguyên cho tới Nam kỳ lục tỉnh...).
Trong khi đó ông Hồ và đảng CSVN thành lập một « nhà nước cộng sản », tức một bộ máy lãnh đạo theo kiểu mẫu mác-lênin. Nhân dân vẫn là nhân dân Việt Nam trên ba miền Trung, Nam, Bắc. Lãnh thổ vẫn là lãnh thổ đã có từ thời nhà Nguyễn.
Sau đó là « quốc tổ » họ Hồ của người CSVN là người có trách nhiệm trong việc làm mất đất đai của tổ tiên trên vùng biên giới. Triều đại nhà Hồ cũng làm thiệt hại cho VN trong việc phân định lại vịnh Bắc Việt. Điều nguy hiểm là « quốc tổ » của người CSVN đã nhìn nhận các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (lãnh thổ của VN) là của Trung Quốc. Dựa vào điều này phía TQ có thể chiếm các đảo còn lại (hiện do VN chiếm giữ) bất kỳ lúc nào.



No comments:

Post a Comment

View My Stats