Wednesday 23 April 2014

NGÀY TỰ DO BÁO CHÍ 1/5 : TRANH ĐẤU CHO NỀN BÁO CHÍ ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM (Việt Tân)




Việt Tân
Cập nhật: 21/04/2014

Thông cáo báo chí

Ngày 17 tháng 4 năm 2014

Các nhà hoạt động đến Hoa Kỳ để vận động tự do báo chí

Theo lời mời của các dân biểu Hoa Kỳ và một số tổ chức cổ súy cho tự do thông tin, một nhóm các nhà hoạt động mạng bao gồm nhà báo độc lập và blogger từ Việt Nam sẽ đến Hoa Kỳ nhân dịp Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới. Các vị này sẽ tham gia vào một chuỗi sinh hoạt để thảo luận về những thử thách đồng thời đưa ra những đề nghị cho việc khởi động một nền báo chí độc lập tại Việt Nam.

Phái đoàn sẽ tiếp xúc trực tiếp với các viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao, Liên Hiệp Quốc, các văn phòng dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, một số tổ chức nhân quyền và một số công ty internet. Các nhà hoạt động cũng sẽ tham dự khóa huấn luyện về truyền thông và an ninh điện tử.

Một điều đáng tiếc là nhà cầm quyền Hà Nội đã tước quyền tự do đi lại của một số nhà hoạt động qua việc ngăn cấm họ xuất cảnh đến Hoa Kỳ để tham dự cuộc vận động này.

Những nhà hoạt động bị cấm xuất cảnh này bao gồm:
  • Ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập và cũng là nhà hoạt động xã hội dân sự, bị tịch thu hộ chiếu vào tháng 2/2014. Đến nay, nhà cầm quyền vẫn từ chối trả hộ chiếu lại cho ông.
  • Ông Nguyễn Lân Thắng, một blogger và phóng viên tự do, bị chặn tại sân bay Nội Bài và bị cấm xuất cảnh vào ngày 5/4.
  • Cô Anna Huyền Trang, phóng viên truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế, bị chặn tại sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 13/4 và bị công an sách nhiễu ngay tại sân bay.

Sự sách nhiễu cùng các khó khăn mà những nhà hoạt động này gặp phải trong dịp quốc tế vinh danh Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới cho thấy Hà Nội vẫn tiếp tục bóp nghẹt tự do thông tin bằng mọi cách.
Chúng tôi cam kết sẽ tạo ra một diễn đàn cho các nhà báo độc lập tại Việt Nam - những người bị ngăn chặn xuất cảnh và những người sẽ có mặt tại Washington DC trong những ngày tới - để lắng nghe và chia sẻ những quan điểm và kinh nghiệm của họ.

Xin mời quý vị tham gia với chúng tôi và các nhà hoạt động từ Việt Nam qua buổi điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 29 tháng 4 và buổi hội thảo về tự do báo chí vào ngày 1 tháng 5, để cùng tranh đấu cho quyền tự do bày tỏ chính kiến và cổ xúy cho một nền báo chí độc lập tại Việt Nam.

Ban tổ chức:
Access Electronic Frontier Foundation
Radio Free Asia (Á Châu Tự Do)
Reporters Without Borders (Phóng Viên Không Biên Giới)
Việt Tân


---------------------------------------

Trịnh Nguyễn


Nhân dịp Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới, Ban Tổ Chức kính mời quý vị cùng các blogger, nhà báo độc lập đến từ Việt Nam và các nhà vận động cho tự do thông tin thảo luận về những thử thách cũng như cơ hội trong việc xây dựng một nền báo chí độc lập tại Việt Nam.

Các diễn giả gồm có:

Các bloggers, nhà báo độc lập đến từ Việt Nam:
  • Phóng viên độc lập Lê Thanh Tùng
  • Nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng
  • Blogger Nguyễn Đình Hà
  • Nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi
  • Nhà báo độc lập Tô Oanh

Các diễn giả bị cấm xuất cảnh
  • Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
  • Blogger Nguyễn Lân Thắng
  • Phóng viên độc lập Anna Huyền Trang

Scott Busby 
Phó Thứ trưởng Ngoại giao HK, đặc trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động

Đỗ Hoàng Điềm
Chủ tịch, Đảng Việt Tân

Libby Liu
Chủ tịch, Đài Á Châu Tự Do

Brett Solomon
Giám đốc điều hành, Access

Meredith Whittaker
Quản lý chương trình, Google

Mọi thắc mắc xin liên lạc Angelina Huỳnh ở email angelina@viettan.org hoặc số điện thoại 202-596-7951


Cùng tác giả:



4 comments:

  1. Lại mấy trò cũ rích, suốt ngày kêu gào, bọn này bệnh càng ngày càng nặng, khổ thật. Còn kêu gào gì nữa cơ chứ, muốn tự do đến mức làm càn à? Đã làm đươc gì cho đời chưa mà suốt ngày đòi cái này cái kia, muốn viết linh tinh gì nữa mà kêu thiếu tự do báo chí.Chúng đang cố tình lờ đi rằng, trong những năm qua, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển nhanh về số lượng, loại hình, ấn phẩm, đội ngũ những người làm báo, số lượng công chúng, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, năng lực tài chính cũng như sự tác động và ảnh hưởng xã hội tích cực của các cơ quan báo chí, truyền thông đều tăng nhanh. Hầu hết các bộ, ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, các giai cấp, giai tầng, các hội nghề nghiệp, các giới, các tôn giáo lớn, các thành phần trong xã hội đều có tờ báo của mình.

    ReplyDelete
  2. Tính đến tháng 2 năm 2013, cả nước có 812 cơ quan báo in với 1.084 ấn phẩm, trong đó 197 cơ quan có báo (gồm 84 báo chí Trung ương, 113 báo địa phương); 615 cơ quan có tạp chí (488 tạp chí Trung ương và 127 tạp chí địa phương). Toàn quốc có 67 đài phát thanh - truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 02 đài quốc gia, 01 đài truyền hình kỹ thuật số, 64 Đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh, 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá (99 kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh). Ngoài hệ thống truyền hình quảng bá, hệ thống truyền hình trả tiền ở nước ta phát triển mạnh bằng nhiều loại công nghệ truyền dẫn như cáp, vệ tinh, số mặt đất và đang bước đầu thử nghiệm công nghệ IPTV. Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử tổng hợp. Hội Nhà báo Việt Nam quản lý hơn 19.000 hội viên, trong đó gần 17.000 nhà báo đã được cấp thẻ hành nghề đang làm việc tại hàng trăm cơ quan báo chí từ trung ương đến địa phương, luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi nhà báo hoạt động tự do, sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật.

    Ở Việt Nam, báo chí đã thật sự là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, nghệ nghiệp; là diễn đàn và công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích và quyền tự do của các tầng lớp nhân dân. Mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng, phát biểu và đóng góp ý kiến trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có báo chí. Đồng thời, khi tham gia sinh hoạt, hoạt động ở tổ chức nào, họ đều có ấn phẩm báo chí của tổ chức đó nhằm đáp ứng mọi nhu cầu và bảo đảm quyền được thông tin của mình. Chính vì lẽ đó, đông đảo các giai cấp, giai tầng xã hội ở Việt Nam tự thấy không có nhu cầu xuất bản báo chí tư nhân.
    Những lời kêu gọi tư do báo chí bản chất đều là âm mưu của bọn phản động.

    ReplyDelete
  3. Thực tiễn ngày thêm sáng tỏ rằng, ở nước ta, đã thực sự có tự do ngôn luận, tự do báo chí trên cơ sở từng nhà báo thực hiện đúng pháp luật, nêu cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người cầm bút trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nếu ai đó cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để công khai chống Đảng, Nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc đều bị xử lý bình đẳng, nghiêm minh bằng hành chính hoặc bằng pháp luật. Điều này là hiển nhiên và không có gì khác biệt so với bất cứ một quốc gia độc lập có chủ quyền nào!

    ReplyDelete
  4. Trong bất kỳ xã hội nào thì tự do báo chí chỉ mang tính tương đối, bởi tự do báo chí phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, bị pháp luật điều hành, quản lý và phù hợp điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước. Chúng ta đang phấn đấu xây dựng một nền báo chí tự do, trong đó nhà báo được tự do hành nghề, tự do cống hiến sức sáng tạo của mình để phục vụ công chúng theo đúng lương tâm và trách nhiệm của người làm báo chân chính vì mục đích cao cả của đất nước, của dân tộc. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc tùy tiện, muốn viết gì, viết như thế nào thì viết. Ngoài sự chi phối của pháp luật, còn có sự chi phối của lương tâm, trách nhiệm và sự giác ngộ chính trị của người làm báo. Không thể có “tự do báo chí tuyệt đối”. Tự do sáng tạo trong báo chí trước hết thể hiện ở việc nhà báo phải cung cấp thông tin trung thực, chính xác, phục vụ sự tiến bộ của xã hội, vì lợi ích của đại đa số nhân dân.

    ReplyDelete

View My Stats