Thiên
An/Người Việt
Friday, April 11, 2014 7:26:17 PM
Đại
Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế 2014
SANTA ANA (NV) - Những gương mặt non trẻ của các bạn học sinh, sinh viên chiếm hầu hết các chỗ ngồi trong hai xuất phim vào sáng và trưa Thứ Sáu, 11 Tháng Tư, cũng là “ngày cộng đồng” của Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (VFF) tại rạp chiếu phim của Bowers Museum.
Một số đạo diễn trẻ có phim chiếu trong "Ngày
Cộng Đồng" của VFF. (Hình: Thiên An/Người Việt)
Ngoài các cao niên trên 60 tuổi, những bạn trẻ còn
đi học sẽ được vào cửa hoàn toàn miễn phí trong “ngày cộng đồng.”
Chiếm phần lớn trong số khán giả là những thiếu niên
gốc Việt, đi thành từng nhóm, lớp, từ một số trường trung học của địa phương.
Các trường có xe buýt đưa rước, và có thầy cô đi theo quan sát.
Quang cảnh rạp phim trong phần trò chuyện với đạo
diễn. (Hình: Thiên An/Người Việt)
Những bộ phim VFF chọn chiếu hôm đó dường như đã
được “đo ni đóng giày” cho thành phần khán giả trẻ tuổi. Các phim có nội dung
phim xoay quanh cuộc sống, gần gũi với các vấn đề của thanh thiếu niên. Thời
lượng phim ngắn. Nhiều phim có đạo diễn, diễn viên cũng là học sinh, sinh viên.
Phim Tofu Man của đạo diễn Andrew Robb của Úc Quốc
mở đầu loạt phim ngắn. Đoàn làm phim theo chân của ông Đức đi bán đậu phụ ở
thành phố Melbourne, Úc. Phim vỏn vẹn dài 5 phút nhưng để lại cho người xem
nhiều bất ngờ về cuộc sống, về một người lao động gốc Việt có vẻ ngoài tưởng
như rất tầm thường.
Trong phim Employed Identity, khán giả có thể phần
nào tìm được câu trả lời cho hiện tượng nhiều thanh niên Mỹ gốc Việt hiện trở
về sống tại Việt Nam. Đạo diễn Bảo Nguyễn phỏng vấn một loạt những nhà làm phim
gốc Việt, lớn lên tại Mỹ nhưng trong những năm gần đây đã trở về Việt Nam để
sản xuất phim. Với xã hội Việt Nam, họ có thể là những “Việt kiều”, nhanh chóng
tạo tên tuổi, nổi bật giữa số dân khoảng 90 triệu người. Với cộng đồng và gia
đình tại Mỹ, họ có thể là những người lội ngược dòng, quay về nơi mà cha mẹ họ
trước đây đã phải từ bỏ. Employed Identity tuy là phim tài liệu nhưng giàu sắc
thái, tình cảm.
My Father's Struck là một bộ phim của đạo diễn
Mauricio Osaki. Câu truyện xoay quanh một ngày nọ khi cô bé Mai Vy xin bố, một
tài xế xe tải, cho theo cùng. Một hành trình tuy ngắn nhưng xảy ra đủ chuyện
khiến cô bé 10 tuổi học thêm nhiều điều. Cô có thể chẳng biết được vì sao người
ta lại cho cô chú dế nhỏ để lừa lấy hết lọ tiền, hay vì sao ba cô lại nhận tiền
để chở chó từ người trộm chó đến lò mổ, nhưng ít nhất thì cô đã nhìn thấy cuộc
sống không chỉ màu hồng. Phim kết thúc với cảnh người bố lái xe trở về nhà
trong khi Mai Vy ôm chú chó con trong lòng và khóc nức nở.
Hanoi Fly Boy là tác phẩm điện ảnh của Việt Phương
Đào, một “rapper” Mỹ gốc Việt. Khi về Hà Nội để gặp và làm việc với một số
người cùng ngành, anh nảy ra ý định làm phim. Đây là một câu truyện về một
chàng trai nghèo, có tài, lên thành phố, dùng chính tài năng và tấm lòng của
mình để thuyết phục cô bạn gái trở về với mình, và về với quê nhà. Bộ phim thu
hút khán giả trẻ tuổi bằng âm nhạc, sự hài hước, và sự góp mặt của một số ca sĩ
khá tên tuổi tại Việt Nam.
Xuất phim đầu tiên kết thúc với những thước phim do
chính học sinh, sinh viên tại địa phương thực hiện. “Closure,” “Crazy Phở You,”
“Different Kinds of Birds,” “The Seaming Dream”... những phim này thể hiện sự
đa dạng, sáng tạo và không kém phần sâu sắc của những tâm hồn tuổi đôi mươi.
Khán giả có thể cảm nhận được khao khát muốn bình đẳng và tự do của bạn nữ Thảo
Linh, sự phức tạp nội tâm của tuổi mới lớn của cậu bạn Wesly đầy tính nghệ sĩ,
hay sự gan dạ, phóng khoáng của Andy trong lần đầu tiên thử sức làm phim hành
động chuyên nghiệp và của Jonathan với phim hài bằng Tiếng Việt học được từ lớp
ngoại ngữ...
Một bạn học sinh đứng lên đặt câu hỏi. (Hình:
Thiên An/Người Việt)
Xuất phim sau giờ nghỉ trưa được nối tiếp với các
phim Chè, Xe Ôm, Đốt Về Trời, và Change of Our Lives, cũng hoàn toàn miễn phí
cho thiếu niên và cao niên.
Một số đạo diễn trẻ xuất hiện trong buổi chiếu phim,
ở lại và trò chuyện với khán giả đồng lứa. Họ chia sẻ về tình yêu dành cho điện
ảnh và kể lại những kỉ niệm có từ quá trình làm phim. Có khán giả hỏi họ về
việc làm việc tại Hà Nội diễn ra thế nào, một khán giả lại hỏi xem đạo diễn có
ý gì khi làm phim với quá nhiều ẩn ý...
Sau đây là một số nhận xét về buổi chiếu phim qua
lời khán giả chia sẻ với phóng viên.
“Em rất thích buổi chiếu phim này. Hai năm trước em
cũng đi với lớp. Khi nghe nói sắp tới ngày lớp tổ chức đi đến Viet Film Fest
thì em háo hức lắm. Được đi chơi, được xem phim, phim thì lại rất hay, diễn
viên đóng hay.”- Julie Đỗ, học sinh trường Westminster High School, cho biết.
Cô khẳng định: “Năm sau em tốt nghiệp rồi, sẽ không
được đi xem phim với lớp như thế này nữa, nhưng em chắc chắn vẫn sẽ đến dự.”
“Em thấy phim Hanoi Fly Boy rất xuất sắc. Phim có
nhạc hay. Có diễn viên trong phim cũng là ca sĩ em thích.” Mi Hưng và ba cô bạn
cùng lớp đồng chia sẻ.
“Chúng tôi tổ chức 'field trip' (học dã ngoại) như
thế này là năm thứ tư, thứ năm rồi. Chúng tôi dạy các em Tiếng Việt, mà đối với
bất kỳ việc học ngoại ngữ nào, phim ảnh cũng là phương pháp rất tốt để dạy các
em về văn hóa, ngôn ngữ.”- Cô Thảo Ly Nguyễn, giáo viên Việt Ngữ, cho biết.
Cô nói thêm trước khi đưa các học trò đi ăn trưa:
“Nhiều phim chiếu hôm nay là do chính các bạn trẻ viết kịch bản và làm đạo
diễn. Nội dung thể hiện những điều các em quan tâm nhất. Các học sinh của tôi
khi xem cũng có thể thấy gần gũi, dễ dàng thông cảm và được thông cảm.”
–
Liên lạc tác giả: vu.an@nguoi-viet.com
Liên lạc tác giả: vu.an@nguoi-viet.com
** VFF, trước đây được gọi là ViFF, còn kéo dài đến ngày 13 Tháng Tư tại UltraLuxe Cinemas và Bowers Museum. Xin vào trang mạng www.vietfilmfest.com để xem thêm lịch trình chiếu phim và các hoạt động diễn ra tại VFF.
---------------------------
Ngọc
Lan/Người Việt
Friday, April 11, 2014 1:15:22 PM
Khai
mạc Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế 2014
ANAHEIM
(NV) - Không gian trước rạp chiếu phim UltraLuxe
Cinemas, gần ngay DisneyLand, chiều tối Thứ Năm, 10 Tháng Tư, trở nên tưng
bừng, rộn ràng, đầy ắp tiếng nói cười cùng gương mặt rạng rỡ, hân hoan của
những người mến mộ Nghệ Thuật Thứ 7: tất cả cùng hội tụ chờ đợi giờ khai mạc
Ðại Hội Ðiện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (VFF) 2014.
No comments:
Post a Comment