Sunday, 27 April 2014

MỘT CHUYẾN VƯỢT BIỂN (Hà Kỳ Lam)




Chủ Nhật, ngày 27 tháng 4 năm 2014

LTS. Bài này được dịch từ nguyên bản tiếng Anh, A Sea Escape, của nhà văn Hà Kỳ Lam, do chính tác giả chuyển ngữ. Bản tiếng Anh được đăng ngay dưới bài dịch này, với đầy đủ các hình ảnh liên quan đến chuyến vượt biển. – DĐTK

*
  “Tam thập lục kế, đào vi thượng sách.” Câu nói cổ xưa ấy của người Trung Hoa vẫn thường trở về trong tâm trí những người Việt đang tuyệt vọng dưới chính quyền mới của người cộng sản sau khi Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam Việt Nam) thua trận vào tháng Tư năm 1975. Và đào thoát bằng đường biển là phương cách được lựa chọn bởi đa số những người Việt muốn bỏ nước ra đi, kể cả gia đình tôi. Cuộc trốn thoát khỏi Việt Nam của chúng tôi là một hành trình kỳ lạ với tất cả những bất trắc hiểm nghèo của nó. Nếu không vì tự do, và không vì mưu cầu cơ hội cho con cháu mình được sống trong một xã hội có nhân quyền, nhân phẩm, thì chúng tôi đã không liều lĩnh như thế, và đã không phải đau khổ mà quyết định bỏ lại mọi thứ, mọi nguời thân yêu để ra đi.

MỘT QUYẾT ĐỊNH THẬT KHÓ.

        Cân nhắc lợi hại, hơn thiệt giữa ra đi và ở lại thật chẳng hề dễ dàng đối với chúng tôi. Một mặt, viễn ảnh một chân trời mới ở đó tự do, cơ hội, giá trị con người không phân biệt tín ngưỡng, v.v. được bảo đảm cho mọi người, có sức cuốn hút không cưỡng lại được. Mặt khác, điều khó khăn nhất đối với vợ tôi là phải từ giã người mẹ già bảy mươi thân yêu. Bà không muốn đi với chúng tôi, vì e không chịu nỗi gian khổ của chuyến đi. Và không ai biết được khi nào chúng tôi sẽ trở về – nếu có bao giờ chúng tôi còn có được cơ may trở về – để thăm lại bà. Rồi còn những lo âu khác, như hiểm nguy của hành trình trên biển, xứ lạ quê người, phong tục, văn hóa, ngôn ngữ, v.v. Chúng tôi băn khoăn liệu mình có đến được bến bờ, và rồi có đương đầu được với mọi khó khăn ở một xã hội mới không. Nhưng dù sao, chúng tôi phải ra đi, vì tự do, vì cơ hội tiến thân cho con em. Và chúng tôi đã làm một quyết định đau lòng – có lẽ một quyết định đúng đắn.

TẠI ĐIỂM XUẤT PHÁT

        Mỗi giây phút tại điểm xuất phát dường như lâu bằng những ngày, những tháng, hay những năm. Vợ tôi, hai con chúng tôi, 8 và 10 tuổi, cậu em vợ, đứa cháu vợ 11 tuổi, cậu em họ của vợ, và tôi, cùng với những người khác, tất cả phải lẩn trốn ba ngày trong rừng dọc bờ biển được chọn trước, để chờ chiếc ghe do một người trong tổ chức của chúng tôi đem đến. Chiếc ghe được dự trù sẽ đến một ngày sau khi chúng tôi đến nơi. Do tình hình trên đường đi, ba ngày sau nó mới đến được. Mặc dù đã được báo trước về sự chậm trễ này, không ai trong chúng tôi có thể an tâm. Mọi người bắt đầu lo sợ bị lộ, bị bắt. Tôi cố hết sức trấn an những người đồng hành bằng cách nói về những kinh nghiệm của mình trong các tình huống căng thẳng mình đã gặp trước kia, mặc dù thật mỉa mai là chính tôi cũng chẳng tin mấy những gì  mình nói. Trực giác của một cựu quân nhân khiến tôi nghĩ rằng kế hoạch đào thoát của chúng tôi đã thất bại. Tình thế này tương tự như hoàn cảnh tác chiến. Giờ giấc tại mục tiêu phải càng chính xác càng tôt, không thì hỏng hết. Điều tệ hại nhất là lảng vảng tại vùng mục tiêu quá lâu. Nhưng chúng tôi chẳng có đường nào rút lui mà không bị bắt. Chúng tôi chỉ còn biết nằm tại đó và cầu trời mọi sự sẽ êm xuôi, và chiếc ghe sẽ đến. Muỗi rừng, côn trùng, đói, khát, tất cả họp lại làm chúng tôi khốn khổ thêm. Cuối cùng, vào khoảng 5 giờ chiều ngày thứ ba, chiếc ghe của chúng tôi đến như một khúc khải hoàn. Nhiều người trong chúng tôi khóc vì vui mừng và vì những tình cảm lẫn lộn. Chúng tôi từ biệt Việt Nam, có lẽ mãi mãi.

GIỮA BIỂN KHƠI

        Đại dương mênh mông quá và tàn nhẫn quá. Chúng tôi là một nhóm 54 con người – đàn ông, đàn bà, và trẻ con – trên một xuồng máy bằng gỗ nhỏ bé không có mui dài khoảng 8 thước, rộng khoảng 1,6 thước. Chúng tôi ngồi chật như cá hộp. Chiếc ghe nhỏ cứ nhô lên, nhào xuống trên lưng những con sóng giận dữ. Thuyền chở khẳm, chúng tôi chỉ cách mặt nước khoảng 50 cm, và mỗi lần một đợt sóng ập đến, nó bắn nước khắp người chúng tôi. Nhưng, nhờ trời, biển những ngày đó không động lắm. Trời nắng tốt. Suốt ba ngày chúng tôi chạy về hướng Mã Lai, với rất ít nước uống trong ghe. Chúng tôi chỉ mang theo khoảng 37 lít nước cho 54 người. Như tôi đã đề cập trên đây, thuyền của chúng tôi gặp khó khăn trên đường đến bãi xuất phát. Để dễ dàng đi qua những trạm kiểm soát của cộng sản, tài công đã vứt xuống sông hầu hết những vật dụng cần thiết cho chuyến đi của chúng tôi, những món đồ nếu tìm thấy trong ghe chắc chắn sẽ tố giác với nhân viên trực gác là chúng tôi đang mưu toan một cuộc vượt biển. Mỗi người trong chúng tôi chỉ được phát khoảng 60 mili lít nước một ngày. Cả trẻ em cũng phải tuân theo “điều lệ nước”. Chúng tôi phải dự phòng nước trong trường hợp không đến được Mã Lai trong thời gian dự trù. Hầu hết mọi người trong gia đình tôi đều dành phần nước của mình cho bé gái của tôi, đứa nhỏ tuổi nhất và yếu đuối nhất trong gia đình. Chúng tôi rất lo lắng cho sự sống còn của cháu. Cậu con trai 10 tuổi của tôi bắt đầu uống nước tiểu của chính mình. Nhiều người lớn bắt chước nó, để chế ngự bớt cơn khát dữ dội. Thật đau đớn khi nghĩ rằng chúng tôi đang trôi nổi trên sóng nưóc mà lại sắp chết vì thiếu nước! Điều tệ hại nhất là mỗi ngày chúng tôi bị phơi dưới ánh nắng như thiêu đốt. Cơ thể chúng tôi bị mất nhiều nước vì những đợt nóng dữ dội vùng nhiệt đới. Vào cuối ngày thứ ba của hành trình, khi bé gái của tôi và vài đứa trẻ khác đang ngắc ngoải như sắp ngất lịm, thì chúng tôi trông thấy một chiếc tàu ở quãng xa, một chiếc tàu trắng in hình trên nền biển xanh bao la. Đó là lần đầu tiên chúng tôi mục kích được sự sống tren mặt đại dương bao la trong ba ngày đi trên biển. Chúng tôi biết mình đang ở hải phận quốc tế. Niềm hy vọng làm rạng rỡ mọi khuôn mặt. Chúng tôi sẽ xin cứu, hoặc cùng lắm sẽ có nưóc uống. Những tàu lớn bao giờ cũng có nhiều nước uống. Khi chiếc tàu đến trong tầm quan sát được mọi vật trên tàu, chúng tôi bắt đầu vẫy tay. Nó tiếp tục tiến gần chúng tôi, đoạn dừng lại ở một khoảnh cách, có vẻ như sợ làm ghe chúng tôi chìm vì những đợt sóng lớn do tàu gây ra nếu nó tiến gần chúng tôi quá. Chúng tôi cho ghe cặp bên hông tàu. Người ta thòng một thang dây xuống, và tôi là người leo lên, và tiếp chuyện với vị thuyền trưởng. Đó là một thương thuyền của Á Rập, tên là SALAH ALDEEN, nhưng thuyền trưởng là người Anh. Ông ta từ chối cứu chúng  tôi, bảo rằng ông không được phép. Nhưng ông ta cho nước uống, lấy bao nhiêu cũng được. Chúng tôi không cảm thấy cần thực phẩm, mặc dù đã sáu ngày không ăn. Vì quá khát nước, chúng tôi không cảm thấy đói. Cho nên, chúng tôi đã lấy những gì mình thèm nhất: nước uống, một ít trái cây, và nhiên liệu. Các thủy thủ muốn cho chúng tôi thức ăn hộp, nên chúng tôi lấy một ít. Tôi nhờ viên sĩ quan hải hành, cũng là người Anh, cho biết điểm đứng chính xác của ghe chúng tôi. Thì ra, chúng tôi đang ở điểm giữa Việt Nam và quần đảo Borneo của Nam Dương. Chúng tôi đã lạc đường vì chạy quá xa về hướng Đông Nam, thay vì hướng Tây Nam đi Mã Lai như chúng tôi đã hoạch định. Vì thế, chúng tôi đang ở xa Mã Lai hơn lúc khởi hành. Đêm ấy chúng tôi tiếp tục hành trình, sau khi đổi đúng hướng, lòng tự hỏi liệu có đến nơi được trước khi máy hư, hoặc trước khi một trận bão thình lình thổi qua vùng. Chúng tôi không có máy dự bị. Chúng tôi thấy nhiều đèn của tàu bè rãi rác trong đêm. Chưa bao giờ trong đời tôi thấy biển đen như thế. Thế rồi máy ghe bỗng ngừng hẳn. Mọi cố gắng khởi động máy đều thất bại. Mọi người biết rằng điều rắc rối lớn – có thể là điều rắc rối chết người – cuối cùng đã đến. Chúng tôi đánh tín hiệu cấp cứu (S.O.S) bằng cái đèn pin có công suất mạnh do một thủy thủ Á Rập tốt bụng đã tặng tôi lúc ở trên tàu. Chỉ một chiếc tàu đáp lại tín hiệu kêu cứu của chúng tôi bằng cách nháy đèn. Chúng tôi tiếp tục bấm tín hiệu cấp cứu, và tiêp tục chờ suốt đêm. Chẳng có gì xãy ra. Thế rồi, sáng sớm chúng tôi thấy một chiếc tàu đến. Ở một khoảng cách vừa phải nó dừng lại. Một chiếc na-nô được thả xuống nước, và một thủy thủ chèo về phía chúng tôi để buộc một đầu dây thừng vào ghe chúng tôi. Ghe được kéo về phía chiếc tàu và chúng tôi được cứu. Đó là một chiếc tàu Pháp, tàu TOURVILLE của công ty hàng hải Chargeurs Réunis. Nó đã đáp lại sự kêu cứu trong đêm của chúng tôi, và đã chờ đến sáng để đến cứu chúng tôi.

        Trong khi leo những bước thang dây lên con tàu nhân đạo Tourville, chúng tôi không khỏi ngoáy cổ nhìn lại chiếc ghe trung thành nhỏ bé của mình nằm lại thật tội nghiệp, bé tí như một món đồ chơi dưới kia, giữa Thái Bình Dương. Một thủy thủ với cái rìu trong tay, bước xuống chiếc ghe và bổ nó mấy nhát. Ghe từ từ chìm xuống nước, mang theo tất cả nước uống mà chỉ mấy phút trước đây chúng tôi còn trân quí hơn châu báu quí giá nhất thế giới. Hai điều đầu tiên tôi cảm được khi đã đặt chân lên sàn tàu cứu nạn là sự an toàn và tự do. Không còn sợ chìm xuồng, sợ bão tố, sợ cá mập; những giờ phút khắc khoải đã qua rồi. Tất cả chúng tôi đều cảm động trước tấm lòng của thủy thủ đoàn tàu Tourville. Phải chăng đó là tình người? Có thể chẳng bao giờ tôi trả lời được câu hỏi này, nẩy sinh từ đáy lòng mình lúc ấy, nhưng với chúng tôi con tàu Tourville là vị anh hùng nhân đạo của mình. Tôi bước vào sàn tàu, và tôi biết rõ một điều: cửa vào THẾ GIỚI TỰ DO vẫn rộng mở; chỉ có lối thoát khỏi ĐỊA NGỤC thì vẫn hẹp, vẫn  đóng kín như tự bao giờ, và sẽ mãi mãi như thế. Xem như đại diện cho 54 thuyền nhân vừa được tàu Tourville cứu trên biển, tôi được đưa vào văn phòng thuyền trưởng, vì ông ta muốn gặp tôi. Điều đầu tiên ông ta nói với tôi là chúng tôi đã liều thân đi tìm tự do, thì bây giờ chúng tôi đã có tự do rồi đấy.  Nhân danh tất cả đồng hành trên chiếc xuồng nhỏ bé của chúng tôi, tôi cám ơn ông đã cứu vớt. Trong cuộc đàm thoại, tôi được biết thân mẫu ông ta là người Việt, và thân phụ là người Pháp, và trước 1975 tàu ông chạy trên hải trình giữa Bắc Phi và Sài Gòn. Ông nói dạo ấy cứ 2-3 tháng thì tàu Tourville lại một lần cập bến Sài Gòn, và ông không lạ gì con phố Tự Do, và phố Nguyễn Huệ.

        Hai mươi bốn giờ hải hành nữa – trên một con tàu thoãi mái hơn, an toàn hơn, và lớn hơn nhiều – đã đưa chúng tôi đến Singapore, tại đó Cao Ủy Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc đã tiếp nhận chúng tôi.

TRẠI TỴ NẠN SINGAPORE

        Bảy giờ sáng ngày 14-5-1981 thương thuyền Tourville cập bến Singapore và bàn giao cho Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc 54 thuyền nhân được cứu trên biển ngày hôm trước. Một xe buýt chở tất cả chúng tôi về trại trại tỵ nạn tọa lạc tại:
25 Hawkins Road
Sembawang, Singapore 2775

        Trại này là một trong các trại tỵ nạn Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc thiết lập trong vùng Đông Nam Á để giúp tái định cư làn sóng thuyền nhân Việt cuồn cuộn đổ ra Biển Đông sau khi Cộng Sản chiếm Miền Nam Việt Nam tháng Tư 1975. Trại này cũng là trại chuyển tiếp để người Việt tỵ nạn từ trại Galang, thuộc Indonesia, đổi chuyến bay trên đường đi địmh cư ở các đệ tam quốc gia.

        Không phải tất cả mọi người trong nhóm chúng tôi, mà văn phòng Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ tại Singapore gọi chỉ danh là Nhóm tàu Tourville, đều lên đường đi định cư cùng một đệ tam quốc gia, và cùng một lúc, vì do những yếu tố đoàn tụ gia đình và những tiêu chuẩn khác nhau. Gia đình tôi, sau khi xin định cư ở Mỹ và được chấp nhận, là những người cuối cùng  trong nhóm rời Singapore. Trong 5 tháng ở trại tỵ nạn này, tôi đã tình nguyện giúp văn phòng Cao Ủy Tỵ Nạn trong những công việc hằng ngày như dẫn người đi các sứ quán liên hệ làm thủ tục định cư. Hoặc có khi đưa trại viên bị bệnh bất thường đi bệnh viện chữa trị. 

        Trại tỵ nạn Singapore độc đáo, không giống các trại tỵ nạn khác. Thuyền nhân đến được trại này đều do các tàu lớn cứu trên hải trình các tàu này  ghé ngang Singapore, và mỗi ghe được cứu mang tên chiếc tàu đẫ cứu họ, như là một cách chỉ danh trong hồ sơ tỵ nạn của trại. Chẳng hạn, nhóm những người thuộc ghe chúng tôi có tên gọi là “tàu Tourville”. Người tỵ nạn tại trại Singapore không được trợ cấp bằng thực phẩm như người tỵ nạn trong các trại khác ở Đông Nam Á. Thay vào đó, họ được cấp phát hiện kim hằng tuần để tự mua thực phẩm. Có 2 tiệm tạp hóa ngay trong trại để phục vụ nhu cầu mua sắm cần thiết cho dân số trại. Trong trại cũng có một bệnh xá để cung cấp thuốc men và cấp cứu cho người tỵ nạn. Trại lại có các lớp dạy Anh ngữ cho người lớn và trẻ em, và giáo viên là phu nhân của các nhân viên ngoại quốc có nhiệm sở tại Singapore; các bà tình nguyện dạy không lương để giúp người tỵ nạn. Hằng ngày, từ 10 giờ sáng đến 10

giờ tối trại viên có thể rời trại đi khắp nơi tại Singapore, và thậm chí có thể vượt qua cây cầu biên giới sang Mã Lai thăm chơi, và mua sắm, v.v. Điều đáng nói về trại tỵ nạn Singapore là tàu của nước nào cứu thuyền nhân đưa vào  Singapore thì phải chịu trách nhiệm định cư họ tại quốc gia mình, trừ phi những thuyền nhân đó hội đủ điều kiện đoàn tụ gia đình ở một nước khác. Vì thế, nhiều cựu quân nhân QLVNCH rơi vào trại Singapore đã không còn cách nào xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ, chỉ vì họ không được tàu Mỹ vớt, hay vì không có thân nhân ở Mỹ thuộc diện đoàn tụ gia đình bảo lãnh. Đó chính là trường hợp của tôi. Nhưng, may thay, sự kiện tôi là một cưu quân nhân Lực Lượng Đặc Biệt của QLVNCH đã cho tôi đủ yếu tố trở thành loại 2 (những người cộng tác với người Mỹ trong thời chiến), đáp ứng được đòi hỏi của luật di trú Mỹ để được tỵ nạn. Ở trại tỵ nạn Singapore quy chế loại 3 (cựu quân nhân của QLVNCH) không áp dụng cho tiêu chuẩn định cư ở Mỹ, tuy nó được áp dụng ở các trại khác tại Thái Lan, Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân, v.v.

VỀ PHÍA BẾN BỜ MỚI

        Gia đình tôi xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ và đã được chấp nhận. Sau 5 tháng ở trại tỵ nạn Singapore, chúng tôi đáp máy bay đến đất nước tái định cư của mình.

        Giã từ Singapore, trạm dừng chân đầu tiên của chúng tôi trên đường đi tìm tự do, chúng tôi khởi hành về phía bến bờ mới, Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania. Chúng tôi đặt chân lên đất Mỹ ngày 20-10-1981, qua phi cảng nhập cảnh San Francisco, như vậy Philadelphia ngày hôm sau.

Tháng Ba 1982
Hà Kỳ Lam


A SEA ESCAPE
By Ha Ky Lam

                “Of the thirty-six ways of escaping, to run away is the best.” That ancient Chinese saying often came back to the mind of the Vietnameses desperate under the new rule by the communists after the Republic of Viet Nam (South Vietnam) lost the war in April 1975. And escape by sea was the way adopted by the majority of  the Vietnameses attempting to flee the country, including my family. Our escape from Vietnam was a queer journey with all its deadly contingencies. If it had not been for freedom and for the opportunities for our children to live in a society where human rights and other values of man would be guaranteed to all, we would not have taken such a risk, and would not have made the painful decision to leave behind things and people so dear to us.

A DECISION THAT WAS HARD TO MAKE.

        Weighing the pros and cons of departure and stay was never easy for us. On one side, the prospect of a new horizon where freedom, opportunities, value of man as man regardless of creed, etc.. seemed assured to everybody had a compelling attraction. On the other, the hardest part was for my wife to part with her 70-year- old mother whom she loves so much. She did not want to go with us, being afraid that she could not put up with all the hardship of the trip. And no one could tell when we would be back – if we would ever have a chance to do so at all – to see her. There were also such things as the dangers of sea travel, new place, new custom, new culture, new language, etc.. We wondered whether we could make it, and then could cope with those problems in a new society. But after all, we had to leave, because of freedom and opportunities for our children. And we made a painful decision – maybe a right one.

AT THE PLACE OF DEPARTURE.

        Every minute at the place of departure seemed days, months, or years. My wife, our two children, aged 8 and 10, my brother-in-law, my wife’s 11-year-old nephew, my wife’s cousin, and I, together with other people had to hide in the forest along a chosen coast for three days in wait for the boat which would be brought in by one member of our group. The boat was scheduled to come in a day after our arrival at the place. Due to the situation en route, it had not made it until the third day of our hide. Although we were informed of the delay, none of us could relax. Everybody started worrying about being detected and being caught by coast guard patrols. I tried my best to keep my companions confident by talking about my experiences in critical situations I had encountered before, while it was ironical that I myself did not believe much in what I said. The intuition of a former soldier made me think that our escape plan was going awry. Situations of this kind are similar to those in combat. Time at the target area must be as precise as possible or everything would be ruined. The worst thing was to stay around there too long. But there was no way for us to withdraw without being captured. All we could do then was to stay and pray that everything would be allright and that the boat would come. Jungle mosquitoes, insects, hunger, thirst, all added up to make things more miserable for us. Finally, at about 5 pm on the third day of our expectation, the boat came in triumphantly. Many of us cried of joy and of mixed feelings. We bade farewell to Viet Nam, may be for good.

AT SEA.

        The ocean was so immense and so merciless. We were a group of 54 people – men, women, and children – on a tiny powered topless wooden boat measuring about 8 meters (24ft) long and 1.6 meters (5ft) wide. We were packed like sardines. Our little boat pitched and rolled over the angry waves. The boat was overloaded, and  we were just less than 2 feet (about 50 cm) above the water, and every time a wave came, it splashed us all over. But, thanks goodness, the sea in those days was not very rough. The sun shined most of the time. We sailed for three days in the direction of Malaysia with very little potable water in our boat. We had brought with us only 10 gallons of water for 54 people. As I mentioned above, our boat had had difficulty en route to the place of departure. In order to easily pass the Communists’ checkpoints, our pilot had dropped to the river most of the items necessary to our journey, the ones that, if found in the boat, would surely indicate to the guards that we were attempting a sea escape. Each of us was allowed to take about 2 ounces of water a day. Even the children had to obey to the “rule of water”. We had to save water in case we could not reach Malaysia within the estimated time. Almost everybody in my family offered their water ration to my daughter, the youngest and weakest member of the household. We all worried about her survival in the trip. My 10-year-old son started to drink his own urine. Many adults imitated him, to cool down their intense thirst.  It was painful to think that we were floating on water and we were dying from the lack of it. The worst thing was that we were exposed to a burning sun everyday. Our body lost a lot of water because of the intense tropical heat waves. By the end of the third day of our travel, when my little daughter and some other children were on the verge of dying, we saw a ship in the distance, a white one silhouetted against the endless blue sea. That was the first sight of life on the immense ocean in the three days we had been sailing. We knew then we were on international waters. Hope brightened every face. We would ask for rescue or, at least, we would get water. Large ships always have a lot of potable water. When the big ship came within the range in which we could distinguish its objects, we started waving. It kept moving closer to us and then stopped at a distance, apparently for fear of sinking us by big waves it would create if it came too close to our boat. We approached its flank. A rope ladder was hung down fom the ship and I was the man to come up and talk to the ship captain. It was an Arabian ship, named SALAH ALDEEN, but the captain was British. He refused to rescue us, saying that he was not allowed to. But he gave us as much water as we could take. We did not need much food although for six days we had not eaten anything. Being too thirsty, we did not feel hungry. So we had what we wanted most: precious water, some fruit and fuel. The sailors wanted us to take some canned food, so we took a few of it. I asked the navigator officer, who was also British, to show me our exact location. It turned out that we were half way between Viet Nam and the Borneo Isles of Indonesia. We had been lost by having headed Southeast too much instead of Southwest to Malaysia as we intended. Therefore, we were at a longer distance from Malaysia than we had been initially. We continued our journey that night after changing to the correct direction, wondering whether we could make it before the engine breaks down, or before an unexpected storm swifts over the area. We had no spare engine. We saw many ship lights scattering in the night. I had never seen a so dark sea in my life. Then, the engine just stopped. Every attempt to re-start it failed. Everybody realized that the big trouble – maybe a fatal one – finally had come. We sent out distress signal (S.O.S) by means of a powerful flashlight that a kind-hearted Arabian sailor had given me aboard his ship. Only one ship signaled back by blinking many times in a row. We kept flashing out signals and kept waiting all night. Nothing happened. Then, early in the morning we saw a ship come. At a reasonable distance, it stopped. A canoe was lowered to the water and a sailor rowed towards us to  place a rope knot on our boat. It was pulled to the ship and we were rescued. That was a French vessel, the TOURVILLE of the maritime company Chargeurs Réunis. It had replied to our help request during the night, and had waited until it was light to come to our rescue.

        While climbing the ladder of the benevolent Tourville, we could not help looking back at our little loyal boat lying humbly and pitifully like a small toy down there, in the Pacific Ocean. One sailor, with an ax in hand, stepped down the boat and chopped it. It sank slowly, carrying with it all the potable water that,  just a few minutes ago we had treasured more than the most precious jewels in the world. The first two things I felt once aboard the rescue ship was safety and freedom. No more fear of sinking, of storm, of sharks; all the agonizing moments were  over.  We all were touched by the kindness of the Tourville’s crew. Was that what humanity meant? Maybe I never can answer this question arising from my heart-felt feelings at the time, but to us the Tourville was our humanitarian hero. I stepped into the ship floor, and I did know one thing: the door to the FREE WORLD stayed open; only the exit out of THE HELL was so narrow, so closed as it had been and would be.  As the representative of fifty-four people just rescued at sea by the Tourville, I was ushered into the ship captain’s office, as he wanted to meet me. The first thing he told me was that we all had risked our life for freedom; now we had it. On behalf of all the companions in our little boat, I thanked him for the rescue. In our conversation, I learned that his mother was Vietnamese, and his father was French, and that before 1975 his ship had operated between North Africa and Sai Gon. In those days, he said,  once every two or three month the Tourville would lay anchor at Sai Gon, and he knew Tu Do Street, and Bach Dang Street so well.

The MS Tourville of the maritime company Chargeurs Reunis, the vessel that saved our lives.

Twenty-four more hours of sea travel – on a much more comfortable, much safer, and much bigger ship – brought us to Singapore where the United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR) received us.

THE SINGAPORE REFUGEE CAMP.

        At 7:00AM, on May 14, 1981, The Tourville arrived at Singapore and delivered to the United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR) fifty-four boat people it had rescued at sea the day before. A bus took us to the Refugee Camp located at 25 Hawkins Road. Sembawang, Singapore 2775

This camp was one of several refugee camps that the UNHCR had established in Southeast Asia to help resettle the Vietnamese boat people exodus after the communists took over South Vietnam in 1975. This camp was also a transit camp for the refugees from Camp Galang, Indonesia, to depart to resettlement countries. 

At the gate of the Singapore Refugees Camp, May 1981.
Fore-ground, from left: Ngoc Le, my wife’s cousin, Quoc Viet, my son, Thuy Tien, my daughter, 
Tuan Nguyen, my wife’s nephew.
Back-ground, from left: Nhon Nguyen, my wife, and me.

Not everyone in our group, which the Singapore UNHCR officials designated The Tourville Group, would resettle in the same country and would leave the camp at the same time, due to particular family reunion factors and other criteria. My family, who applied for resettlement in the USA and was accepted, was the last people of our group to leave Singapore. During our five-month stay there, I volunteered to help the UNHCR office with its everyday activities: most of the time I took the applicants to the involved ambassies to complete their immigration paper works. Sometimes, I took a sick camp member to a hospital downtown Singapore for emergency treatment. 

 From left: Nhon Nguyen, my wife, Thuy Tien, my daughter, Quoc Viet, my son, and me.
(Singapore Refugees Camp, May 1981)

The Singapore Refugees Camp was unique of its kind. All the boat people arriving there were rescued at sea by ships on their way to Singapore, and each rescued group was given the name of the ship that had saved it for its designation. For exemple, my group’s designation was Tourville. Refugees at Singapore camp did not receive food allowance like their counterparts at other camps in Southeast Asia. Instead, they received money  allowance weekly to buy their own food. There were two grocery stores on camp site to serve the camp population with its basic needs. There was a dispensary in the camp to provide medicines and first-aid treatments to refugees.  The camp also had  English classes for adults and children, and their teachers were the wives of  foreign personnels stationed in Singapore; they volunteered to help the UNHCR. Everyday, from 10:00 AM. to 10:00 PM, 

From left: Ngoc Le, my wife’s cousin, Phu Nguyen, my brother-in-law, Nhon Nguyen, my wife, Thuy Tien, my daughter, Quoc Viet, my son, and me.

camp members can leave  the camp to go everywhere in Singapore, and even can cross the bridge to Malaysia,  for pleasure, for shopping , etc… A remarkable thing about Singapore Refugees Camp was that its boat people  had to be resettled in the countries where their rescue-ship belonged to, unless they were eligible for family reunion elsewhere. As such, many Republic of Viet Nam Armed Forces (RVN Armed Forces) veterans winding up in Singapore Refugees Camp found no ways to seek asylum in  USA just because they had not been rescued by a US ship, or had no relatives in America who were qualified for family-reunion sponsorship. That was exactly my case. But, fortunately, the fact that I had been a former RVN Special Forces soldier fit me for category 2 (Vietnameses closely co-operating with the US in war time) which met a US immigration requirement to be granted asylum in USA. Category 3 (former RVN Armed Forces pesonnels) was not applied for US resettlement at Singapore refugees camp, although it was applied at other refugees  camps in Thailand, Indonesia, Malaysia, the Philippines, etc. .

My wife (middle) attending an English class at Singapore Refugees Camp (June 1981)

This teacher was a volunteer from New Zealand (Singapore June 1981)

TOWARDS THE NEW SHORE.

My family applied for resettlement in the USA and was accepted. After spending five months in the refugee camp, we boarded the plane to the resettlement country.  

We set foot on America’s soil on 10-20-1981 via San Francisco port of entry, carrying with us 
   these small bags as our unique belongings, determined to start our new life on the new land.
                                      (San Francisco International Airport 10-20-1981)

Leaving Singapore, our first stop in the pursuit of freedom, we were off towards the new shore, Philadelphia, Pennsylvania. We set foot on America’s soil on October 20, 1981 through San Francisco port of entry, thus Philadelphia the day after.
        
March 1982

  • MY 7-MEMBER FAMILY LEFT VIETNAM ON MAY 9, 1981, IN A SMALL BOAT, TOGETHER WITH 47 PEOPLE
  • OUR BOAT WAS RESCUED ON MAY 13, 1981 BY A MERCHANT VESSEL
  • THE RESCUED BOAT PEOPLE ARRIVED AT SINGAPORE REFUGEES CAMP ON MAY 14, 1981
  • MY FAMILY ARRIVED IN USA ON OCTOBER 20, 1981
  




No comments:

Post a Comment

View My Stats