Nguyên
Huy, Ngọc Lan, và Trần Ðông Thức/Người Việt
Sunday, April 27, 2014 9:21:07 PM
LITTLE
SAIGON, California (NV) - Cộng đồng Việt Nam vùng
Little Saigon vừa tổ chức nhiều hoạt động trong hai ngày cuối tuần qua, long
trọng tưởng niệm Tháng Tư Ðen và tưởng nhớ những thuyền nhân hy sinh trên đường
vượt biển tìm tự do sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975, cách đây 39 năm.
Rừng cờ bay tại Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ trước lúc
lễ tưởng niệm diễn ra chiều Thứ Bảy. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Nhạc
đấu tranh
Chiều Thứ Bảy, tại Thư Viện Việt Nam, Garden Grove,
một nhóm anh chị em nghệ sĩ đã cùng nhạc sĩ Việt Thắng tổ chức một buổi “tâm
ca”qua những dòng nhạc đấu tranh cho quê hương Việt Nam.
Dưới một băng vải mầu xám ghi đậm hàng chữ đen “Tưởng Niệm Quốc Hận 30 Tháng Tư, 1975, Những Dòng Nhạc Ðấu Tranh Cho Quê Hương Việt Nam” bên cạnh bức tượng Thương Tiếc trên sân khấu, nhạc sĩ Việt Thắng đã cùng bảy anh chị em trong ban văn nghệ Quỳnh Hoa gửi đến đồng hương tham dự một chương trình nhạc đấu tranh nhằm “thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh đưa dân tộc sớm thoát khỏi ách cộng sản.”
Tiếp xúc với chúng tôi, nhạc sĩ Việt Thắng tâm tình: “Tha thiết của tôi khi tổ chức những buổi văn nghệ đấu tranh như thế này, thường là vào những dịp Quốc Hận 30 Tháng Tư, hay Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu, rất mong được đông đảo đồng hương mình hưởng ứng. Tôi nghĩ chúng ta phải liên tục có những buổi sinh hoạt văn nghệ tập thể để giữ cho ngọn lửa đấu tranh được bền vững nếu không thì nó sẽ nguội dần không đủ nóng để đốt cháy được bạo quyền cộng sản.”
Chương trình được mở đầu bằng giọng ca Ngọc Vân với ca khúc “Khơi Lại Niềm Ðau” của Việt Thắng.
Tiếng hát Ngọc Vân day dứt trong lời ca “Nhớ lại Tháng Tư xưa, đau khổ cho kiếp người. Mẹ Việt Nam ơi! Nhớ lại Tháng Tư xưa là nhớ lại những kinh hoàng đã diễn ra trên khắp quê hương, nhớ đến những chiến sĩ đã hy sinh cho tổ quốc. Tháng Tư Ðen xin lặng im để tưởng niệm!”
Kế tiếp là Quỳnh Hoa trong bài “Cám Ơn Anh” của Việt Thắng viết cho nhạc sĩ Việt Khang còn đang bị cộng sản cầm tù vì đã sáng tác những bản nhạc yêu nước.
Tiếng hát Lê Ngọc nhắc người nghe “nhớ về Sài Gòn, nhưng Sài Gòn xưa, Sài Gòn hòn ngọc Viễn Ðông không còn nữa mà chỉ là những nuối tiếc khôn nguôi.”
Bài “tâm ca” này đã khiến nhiều người nghe cúi xuống che giấu những bùi ngùi xúc cảm. Nhìn lại thì đó là những khán thính giả đã lớn tuổi, từng thấm đượm những đau thương mà biến cố 30 Tháng Tư, 1975 đã hằn sâu trong tâm thức.
Nhìn chung, buổi văn nghệ đấu tranh đã diễn ra trong một không khí nhằm nhắc nhở mọi người về một sự kiện lịch sử khó quên của những người tị nạn cộng sản trong Tháng Tư Ðen.
Dưới một băng vải mầu xám ghi đậm hàng chữ đen “Tưởng Niệm Quốc Hận 30 Tháng Tư, 1975, Những Dòng Nhạc Ðấu Tranh Cho Quê Hương Việt Nam” bên cạnh bức tượng Thương Tiếc trên sân khấu, nhạc sĩ Việt Thắng đã cùng bảy anh chị em trong ban văn nghệ Quỳnh Hoa gửi đến đồng hương tham dự một chương trình nhạc đấu tranh nhằm “thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh đưa dân tộc sớm thoát khỏi ách cộng sản.”
Tiếp xúc với chúng tôi, nhạc sĩ Việt Thắng tâm tình: “Tha thiết của tôi khi tổ chức những buổi văn nghệ đấu tranh như thế này, thường là vào những dịp Quốc Hận 30 Tháng Tư, hay Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu, rất mong được đông đảo đồng hương mình hưởng ứng. Tôi nghĩ chúng ta phải liên tục có những buổi sinh hoạt văn nghệ tập thể để giữ cho ngọn lửa đấu tranh được bền vững nếu không thì nó sẽ nguội dần không đủ nóng để đốt cháy được bạo quyền cộng sản.”
Chương trình được mở đầu bằng giọng ca Ngọc Vân với ca khúc “Khơi Lại Niềm Ðau” của Việt Thắng.
Tiếng hát Ngọc Vân day dứt trong lời ca “Nhớ lại Tháng Tư xưa, đau khổ cho kiếp người. Mẹ Việt Nam ơi! Nhớ lại Tháng Tư xưa là nhớ lại những kinh hoàng đã diễn ra trên khắp quê hương, nhớ đến những chiến sĩ đã hy sinh cho tổ quốc. Tháng Tư Ðen xin lặng im để tưởng niệm!”
Kế tiếp là Quỳnh Hoa trong bài “Cám Ơn Anh” của Việt Thắng viết cho nhạc sĩ Việt Khang còn đang bị cộng sản cầm tù vì đã sáng tác những bản nhạc yêu nước.
Tiếng hát Lê Ngọc nhắc người nghe “nhớ về Sài Gòn, nhưng Sài Gòn xưa, Sài Gòn hòn ngọc Viễn Ðông không còn nữa mà chỉ là những nuối tiếc khôn nguôi.”
Bài “tâm ca” này đã khiến nhiều người nghe cúi xuống che giấu những bùi ngùi xúc cảm. Nhìn lại thì đó là những khán thính giả đã lớn tuổi, từng thấm đượm những đau thương mà biến cố 30 Tháng Tư, 1975 đã hằn sâu trong tâm thức.
Nhìn chung, buổi văn nghệ đấu tranh đã diễn ra trong một không khí nhằm nhắc nhở mọi người về một sự kiện lịch sử khó quên của những người tị nạn cộng sản trong Tháng Tư Ðen.
Quang cảnh lễ tưởng niệm thuyền nhân hôm Chủ Nhật.
(Hình: Trương Ðông Thức/Người Việt)
Tưởng
niệm Tháng Tư Ðen
Vào lúc 5 giờ chiều, một buổi lễ tưởng niệm 30 Tháng
Tư, mang chủ đề “Toàn Dân Vùng Lên Cứu Nước” do tổ chức Cộng Ðồng Người Việt
Quốc Gia Nam California cùng một số hội đoàn đồng tổ chức tại Tượng Ðài Chiến
Sĩ Việt Mỹ, Westminster, thu hút đông đảo đồng hương cũng như các vị dân cử các
cấp đến tham dự.
Số vòng hoa do các cơ quan chính quyền, tổ chức hội đoàn, cá nhân, và cơ sở thương mại gửi đến buổi tưởng niệm cũng được xem là nhiều nhất trong những năm gần đây.
Ông Richard Bùi, trưởng ban tổ chức, trong lời phát biểu khai mạc, nói: “Ngày hôm nay chúng ta tề tựu nơi đây để cùng nhau nhắc nhớ đến ngày đau thương của cả dân tộc, đến tội ác của bạo quyền Việt Cộng, mà qua đó hun đúc cho nhau tinh thần đoàn kết đấu tranh nhằm giải trừ chế độ cộng sản, mang lại tự do, dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Ðây cũng là dịp để chúng ta cùng nhau bày tỏ sự tri ân đến những quân nhân cán chính Việt Nam, những nhà lãnh đạo tinh thần, tôn giáo, những nhà tranh đấu đã hy sinh để bảo vệ đồng bào. Và hơn tất cả, chúng ta hãy cùng nhau kiên định lập trường quốc gia vì đại cuộc sáng ngời của dân tộc.”
Nhạc sĩ Xuân Ðiềm, trưởng ban Tù Ca Xuân Ðiềm, có mặt tại buổi tưởng niệm, nêu cảm nghĩ: “39 năm, đối với đời người là thời gian rất dài, thế nhưng mỗi lần đến 30 Tháng Tư, trong lòng lại trỗi lên nỗi bùi ngùi. Chúng ta ra đi, bỏ lại tất cả, có người chết trên biển, có người chết trong tù, chỉ mang theo được màu cờ sắc áo và con tim yêu nước mà thôi. Giờ mình phải làm gì? Là một người yêu nước, tôi nghĩ rằng làm gì thì làm, ai cai trị cũng được, không sao hết, nhưng mà phải làm cho đất nước đi lên, phải làm cho người dân sung sướng, mà muốn như vậy thì chỉ có tự do dân chủ mà thôi. Vậy chúng ta chỉ còn cách cùng yểm trợ cho đồng bào trong nước đấu tranh cho tự do và dân chủ.”
Bà Nancy Lành Nguyễn, cư dân Costa Mesa, đến tham dự lễ tưởng niệm cùng gia đình và nhóm bạn như một truyền thống mà bà và người thân đặt ra từ bao năm nay.
“Chúng tôi có truyền thống đúng 30 Tháng Tư là ra đây để gặp mặt nhau, nhớ về ngày xưa, vì nó đã trở thành một kỷ niệm sống trong lòng chúng tôi. Chúng tôi rất cảm động và vui mừng khi thấy cộng đồng mình vẫn tổ chức những sinh hoạt như thế này,” bà Nancy cho biết.
Ðứng lẫn trong đám đông người đến tham dự buổi tưởng niệm, ông Phạm Phú Thứ, cựu chuẩn úy hải quân thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH, hiện sống tại Garden Grove, nói trong sự xúc động: “Tôi ra đây tham dự với rất nhiều cảm xúc. Vì lúc Việt Nam bị mất, tôi cũng mất hai người thân, bố tôi và em tôi.
Em tôi ở Biệt Ðội 8 Nhảy Dù, KBC 3119. Khi chiến trận cuối cùng ở Long Khánh diễn ra thì em tôi nằm xuống trên rừng cao su, không tìm thấy xác. Mẹ tôi khóc rất nhiều trong ngày 30 Tháng Tư.”
Ðêm dần buông xuống. Trên sân khấu, lời bài hát “Người Chiến Sĩ Vô Danh” vang vang trong nỗi kiêu hùng, ngạo nghễ lẫn nỗi đau thương của người chiến sĩ quên mình vì nước dường như cùng tâm sự với ông Thứ, tạo càng nên một cảm xúc thiêng liêng lẫn bùi ngùi khó tả:
Số vòng hoa do các cơ quan chính quyền, tổ chức hội đoàn, cá nhân, và cơ sở thương mại gửi đến buổi tưởng niệm cũng được xem là nhiều nhất trong những năm gần đây.
Ông Richard Bùi, trưởng ban tổ chức, trong lời phát biểu khai mạc, nói: “Ngày hôm nay chúng ta tề tựu nơi đây để cùng nhau nhắc nhớ đến ngày đau thương của cả dân tộc, đến tội ác của bạo quyền Việt Cộng, mà qua đó hun đúc cho nhau tinh thần đoàn kết đấu tranh nhằm giải trừ chế độ cộng sản, mang lại tự do, dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Ðây cũng là dịp để chúng ta cùng nhau bày tỏ sự tri ân đến những quân nhân cán chính Việt Nam, những nhà lãnh đạo tinh thần, tôn giáo, những nhà tranh đấu đã hy sinh để bảo vệ đồng bào. Và hơn tất cả, chúng ta hãy cùng nhau kiên định lập trường quốc gia vì đại cuộc sáng ngời của dân tộc.”
Nhạc sĩ Xuân Ðiềm, trưởng ban Tù Ca Xuân Ðiềm, có mặt tại buổi tưởng niệm, nêu cảm nghĩ: “39 năm, đối với đời người là thời gian rất dài, thế nhưng mỗi lần đến 30 Tháng Tư, trong lòng lại trỗi lên nỗi bùi ngùi. Chúng ta ra đi, bỏ lại tất cả, có người chết trên biển, có người chết trong tù, chỉ mang theo được màu cờ sắc áo và con tim yêu nước mà thôi. Giờ mình phải làm gì? Là một người yêu nước, tôi nghĩ rằng làm gì thì làm, ai cai trị cũng được, không sao hết, nhưng mà phải làm cho đất nước đi lên, phải làm cho người dân sung sướng, mà muốn như vậy thì chỉ có tự do dân chủ mà thôi. Vậy chúng ta chỉ còn cách cùng yểm trợ cho đồng bào trong nước đấu tranh cho tự do và dân chủ.”
Bà Nancy Lành Nguyễn, cư dân Costa Mesa, đến tham dự lễ tưởng niệm cùng gia đình và nhóm bạn như một truyền thống mà bà và người thân đặt ra từ bao năm nay.
“Chúng tôi có truyền thống đúng 30 Tháng Tư là ra đây để gặp mặt nhau, nhớ về ngày xưa, vì nó đã trở thành một kỷ niệm sống trong lòng chúng tôi. Chúng tôi rất cảm động và vui mừng khi thấy cộng đồng mình vẫn tổ chức những sinh hoạt như thế này,” bà Nancy cho biết.
Ðứng lẫn trong đám đông người đến tham dự buổi tưởng niệm, ông Phạm Phú Thứ, cựu chuẩn úy hải quân thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH, hiện sống tại Garden Grove, nói trong sự xúc động: “Tôi ra đây tham dự với rất nhiều cảm xúc. Vì lúc Việt Nam bị mất, tôi cũng mất hai người thân, bố tôi và em tôi.
Em tôi ở Biệt Ðội 8 Nhảy Dù, KBC 3119. Khi chiến trận cuối cùng ở Long Khánh diễn ra thì em tôi nằm xuống trên rừng cao su, không tìm thấy xác. Mẹ tôi khóc rất nhiều trong ngày 30 Tháng Tư.”
Ðêm dần buông xuống. Trên sân khấu, lời bài hát “Người Chiến Sĩ Vô Danh” vang vang trong nỗi kiêu hùng, ngạo nghễ lẫn nỗi đau thương của người chiến sĩ quên mình vì nước dường như cùng tâm sự với ông Thứ, tạo càng nên một cảm xúc thiêng liêng lẫn bùi ngùi khó tả:
“Gươm anh linh đã bao lần vấy máu,
Còn xác xây thành, thời gian luống vô tình,
Rừng trầm phai sắc,
Thấp thoáng tàn canh,
Hỡi người chiến sĩ vô danh.”
Còn xác xây thành, thời gian luống vô tình,
Rừng trầm phai sắc,
Thấp thoáng tàn canh,
Hỡi người chiến sĩ vô danh.”
“Ngày 30 Tháng Tư với những đau xót. Nhưng mà 39 năm
đã trôi qua rồi, giờ tôi chỉ mong người Việt mình đoàn kết để trở về với quê
hương, vì những người dân trong nước cần những người yểm trợ họ đứng lên, để
tuổi trẻ họ đứng lên,” ông Thứ nói mắt rưng rưng ngấn lệ.
Nhiều đồng hương đã ngồi lại đến khi buổi lễ chấm dứt lúc 9 giờ, dù cái lạnh trái mùa dễ khiến người ta phải co người lại.
Ngoài các hội đoàn, những người tham dự còn bao gồm nhiều vị dân cử như Dân Biểu Loretta Sanchez, Dân Biểu Alan Lowenthal, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, Giám Sát Viên Janet Nguyễn, Thị Trưởng Wesminster Tạ Ðức Trí, Thị Trưởng Fountain Valley Michael Võ, Thị Trưởng Irvine Steven Choi, và nhiều vị dân cử khác.
Nhiều đồng hương đã ngồi lại đến khi buổi lễ chấm dứt lúc 9 giờ, dù cái lạnh trái mùa dễ khiến người ta phải co người lại.
Ngoài các hội đoàn, những người tham dự còn bao gồm nhiều vị dân cử như Dân Biểu Loretta Sanchez, Dân Biểu Alan Lowenthal, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, Giám Sát Viên Janet Nguyễn, Thị Trưởng Wesminster Tạ Ðức Trí, Thị Trưởng Fountain Valley Michael Võ, Thị Trưởng Irvine Steven Choi, và nhiều vị dân cử khác.
Lễ tưởng niệm Tháng Tư Ðen và kỷ niệm 11 năm xây
dựng Tượng Ðài Việt Mỹ hôm Chủ Nhật. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Tưởng
niệm quốc hận và kỷ niệm 11 năm Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ
Ðại lễ Tưởng Niệm 39 năm Quốc Hận 30 Tháng Tư và 11
năm xây dựng Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ đã được Ủy Ban Xây Dựng Tượng Ðài tổ
chức trọng thể vào sáng Chủ Nhật ngay tại tượng đài ở Westminster.
Ðông đảo cựu quân nhân QLVNCH và cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham dự cuộc chiến Việt Nam đã có mặt.
Ðúng 11 giờ sáng, buổi lễ khai mạc với đoàn rước quốc kỳ Mỹ Việt do các cựu quân nhân QLVNCH phụ trách tiến vào lễ đài. Hai hàng cựu quân nhân Mỹ Việt nghiêm trang làm hàng rào danh dự hai bên đón chào những lá cờ mà mình đã từng xả thân phục vụ..
Mục Sư Frank Orgio, một cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam, và Thượng Toạ Thích Viên Huy, trụ trì chùa Ðiều Ngự, Westminster, đã lên khai mở buổi lễ bằng những lời cầu nguyện.
“Chúng ta đã chiến đấu, đã hy sinh để bảo vệ tự do. Chúng ta đã chiến đấu cho các thế hệ tương lai. Xin ghi nhận và tưởng nhớ đến những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu này,” Mục Sư Frank Orgio phát biểu sau lời cầu nguyện.
Thượng Toạ Thích Viên Huy phát biểu: “Hình ảnh những chiến sĩ đã hy sinh vẫn mãi mãi trong lòng chúng ta. Chúng ta phải nối tiếp con đường đã đi, phải đòi lại sự công bằng, tự do cho đất nước để Cờ Vàng lại tung bay trên đất nước Việt Nam thân yêu.”
Ðông đảo cựu quân nhân QLVNCH và cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham dự cuộc chiến Việt Nam đã có mặt.
Ðúng 11 giờ sáng, buổi lễ khai mạc với đoàn rước quốc kỳ Mỹ Việt do các cựu quân nhân QLVNCH phụ trách tiến vào lễ đài. Hai hàng cựu quân nhân Mỹ Việt nghiêm trang làm hàng rào danh dự hai bên đón chào những lá cờ mà mình đã từng xả thân phục vụ..
Mục Sư Frank Orgio, một cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam, và Thượng Toạ Thích Viên Huy, trụ trì chùa Ðiều Ngự, Westminster, đã lên khai mở buổi lễ bằng những lời cầu nguyện.
“Chúng ta đã chiến đấu, đã hy sinh để bảo vệ tự do. Chúng ta đã chiến đấu cho các thế hệ tương lai. Xin ghi nhận và tưởng nhớ đến những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu này,” Mục Sư Frank Orgio phát biểu sau lời cầu nguyện.
Thượng Toạ Thích Viên Huy phát biểu: “Hình ảnh những chiến sĩ đã hy sinh vẫn mãi mãi trong lòng chúng ta. Chúng ta phải nối tiếp con đường đã đi, phải đòi lại sự công bằng, tự do cho đất nước để Cờ Vàng lại tung bay trên đất nước Việt Nam thân yêu.”
Chương trình nhạc đấu tranh tưởng niệm Tháng Tư Ðen
tại Thư Viện Việt Nam hôm Thứ Bảy. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Ông Craig Mandeville, chủ tịch Ủy Ban Xây Dựng Tượng
Ðài, cựu chiến binh Hoa Kỳ, trong dịp này đã nhắc đến sự hy sinh của 58,000
chiến binh Hoa Kỳ, 250,000 chiến sĩ VNCH và hơn 1,000 chiến sĩ Ðồng Minh đã nằm
xuống vì tự do.
Ông nói: “Ðể tưởng nhớ đến những sự hy sinh ấy Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ đã được xây dựng. Xin được giới thiệu các thành viên trong Ủy Ban Xây Dựng Tượng Ðài. Họ là những người đã đóng góp công sức tích cực vào công việc xây dựng tượng đài biểu tượng cho tinh thần chiến đấu vì tự do của những chiến sĩ Việt Mỹ tới các thế hệ sau.”
Sáu thành viên uỷ ban được mời lên trình diện, đó là các ông Hồ Ngọc Minh Ðức, Trần Mạnh Ðôn, Dannie D. Watkins, Quang Nguyễn, Peter Nguyễn, và Chris Phan (nghị viên Garden Grove.)
Ông Mandeville trong dịp này cũng nhắc đến cố chủ tịch uỷ ban, ông Frank Fry, và giới thiệu phu nhân và con trai người quá cố, đồng thời cảm ơn thành phố Westminster đã giúp đỡ trong bao năm qua.
Thị Trưởng Tạ Ðức Trí đã cùng các nghị viên có mặt phát biểu cảm ơn đồng hương người Việt, nhớ đến công ơn của thế hệ đi trước đã hy sinh trong công cuộc bảo vệ tự do cho đất nước và dân tộc.
Sau phần phát biểu của một số quan khách, buổi tưởng niệm được tiếp tục với phần dâng hương và đặt vòng hoa của các hội đoàn.
Ông nói: “Ðể tưởng nhớ đến những sự hy sinh ấy Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ đã được xây dựng. Xin được giới thiệu các thành viên trong Ủy Ban Xây Dựng Tượng Ðài. Họ là những người đã đóng góp công sức tích cực vào công việc xây dựng tượng đài biểu tượng cho tinh thần chiến đấu vì tự do của những chiến sĩ Việt Mỹ tới các thế hệ sau.”
Sáu thành viên uỷ ban được mời lên trình diện, đó là các ông Hồ Ngọc Minh Ðức, Trần Mạnh Ðôn, Dannie D. Watkins, Quang Nguyễn, Peter Nguyễn, và Chris Phan (nghị viên Garden Grove.)
Ông Mandeville trong dịp này cũng nhắc đến cố chủ tịch uỷ ban, ông Frank Fry, và giới thiệu phu nhân và con trai người quá cố, đồng thời cảm ơn thành phố Westminster đã giúp đỡ trong bao năm qua.
Thị Trưởng Tạ Ðức Trí đã cùng các nghị viên có mặt phát biểu cảm ơn đồng hương người Việt, nhớ đến công ơn của thế hệ đi trước đã hy sinh trong công cuộc bảo vệ tự do cho đất nước và dân tộc.
Sau phần phát biểu của một số quan khách, buổi tưởng niệm được tiếp tục với phần dâng hương và đặt vòng hoa của các hội đoàn.
Một cựu chiến binh Mỹ đến tham dự lễ tưởng niệm tại
Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ hôm Thứ Bảy. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Tưởng
niệm thuyền nhân
Vào lúc 3 giờ chiều Chủ Nhật, buổi lễ tưởng niệm
Ngày Thuyền Nhân Việt Nam được diễn ra trang nghiêm, bùi ngùi và xúc động tại
Ðài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam trong khu nghĩa trang Wesrminster Memorial
Park & Peek Funeral Home.
Mở đầu buổi lễ, nhà thơ Thái Tú Hiệp, thay mặt Ủy Ban Thực Hiện Ðài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam, nói: “Ðối với cộng đồng người Việt chúng ta, ngày kỷ niệm thuyền nhân hôm nay xem như là ngày giỗ kỵ chung cho hàng trăm ngàn người đã chết giữa ngàn khơi khi vượt biên tìm bến bờ tự do. Chúng ta cùng quy tụ về đây thắp nén nhang tưởng niệm trị ân và cầu nguyện chư hương linh thuyền nhân - bộ nhân sớm siêu thoát.”
“Nhờ họ mà chúng ta có được tự do dân chủ trong cuộc sống an bình nơi xứ người, nên chúng ta phải có bổn phận lưu truyền chứng tích để nhắc nhở thế hệ con cháu về nguyên nhân người Việt chúng ta hiện hữu tại xứ sở Hoa Kỳ và các quốc gia tự do, dân chủ, nhân quyền trên thế giới,” ông Hạp nói tiếp.
Ông cho biết thêm: “Chúng ta đã thể hiện ý nghĩa cao quý của tự do mà người Việt chúng ta đã phải trả bằng máu và nước mắt, bằng chính sinh mạng và nổi ám ảnh cho nhân loại. Mỗi một thuyền nhân bộ nhân là mỗi sứ giải mang thông điệp chuyển đạt đến cho nhân loại về sự tàn bạo của chủ nghĩa cộng sản. Chúng ta ý thức con người tạo nên lịch sử chứ không phải lịch sử tạo nên con người. Cho dù ở chân trời gốc biển nào chúng ta vẫn hướng về nguồn cội, ao ước sẽ có một ngày chế độ cộng sản không còn tồn tại. Dân tộc Việt Nam song trong thanh bình tự do dân chủ thực sự. Chúng ta sẽ trở về chung sức xây dựng một Việt Nam thịnh vượng trong cộng đồng lớn mạnh của thế giới.”
Bà Trần Thị Cung, mặc dù đã 84 tuổi, nhưng năm nào củng nhờ con chở đi tham dự ngày thuyền nhân, để tưởng nhớ đứa con gái tên Tô Thuý Hằng đã mất tích trong lần vượt biên tại biển Cà Mau. Trên bia đã tên con gái cụ dẫn còn đó như nỗi ám ảnh của mất mát không bao giờ quên.
Chương trình còn bao gồm vở hoạt cảnh “Ðôi Mắt Phượng Của Thuyền Nhân” do Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ trình diễn, kể về cô nữ sinh Trung Vương có đôi mắt đẹp tên Phượng, có cuộc tình đẹp với một người lính chiến, nhưng tất cả bị tan biến sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975.
Sau cùng lãnh đạo tinh thần các tôn giáo cầu siêu và cầu nguyện cho những linh hồn thuyền nhân, bộ nhân sớm siêu thoát.
Ngoài đông đảo đồng hương, đến tham dự lễ tưởng niệm còn có một số vị dân cử trong vùng.
Mở đầu buổi lễ, nhà thơ Thái Tú Hiệp, thay mặt Ủy Ban Thực Hiện Ðài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam, nói: “Ðối với cộng đồng người Việt chúng ta, ngày kỷ niệm thuyền nhân hôm nay xem như là ngày giỗ kỵ chung cho hàng trăm ngàn người đã chết giữa ngàn khơi khi vượt biên tìm bến bờ tự do. Chúng ta cùng quy tụ về đây thắp nén nhang tưởng niệm trị ân và cầu nguyện chư hương linh thuyền nhân - bộ nhân sớm siêu thoát.”
“Nhờ họ mà chúng ta có được tự do dân chủ trong cuộc sống an bình nơi xứ người, nên chúng ta phải có bổn phận lưu truyền chứng tích để nhắc nhở thế hệ con cháu về nguyên nhân người Việt chúng ta hiện hữu tại xứ sở Hoa Kỳ và các quốc gia tự do, dân chủ, nhân quyền trên thế giới,” ông Hạp nói tiếp.
Ông cho biết thêm: “Chúng ta đã thể hiện ý nghĩa cao quý của tự do mà người Việt chúng ta đã phải trả bằng máu và nước mắt, bằng chính sinh mạng và nổi ám ảnh cho nhân loại. Mỗi một thuyền nhân bộ nhân là mỗi sứ giải mang thông điệp chuyển đạt đến cho nhân loại về sự tàn bạo của chủ nghĩa cộng sản. Chúng ta ý thức con người tạo nên lịch sử chứ không phải lịch sử tạo nên con người. Cho dù ở chân trời gốc biển nào chúng ta vẫn hướng về nguồn cội, ao ước sẽ có một ngày chế độ cộng sản không còn tồn tại. Dân tộc Việt Nam song trong thanh bình tự do dân chủ thực sự. Chúng ta sẽ trở về chung sức xây dựng một Việt Nam thịnh vượng trong cộng đồng lớn mạnh của thế giới.”
Bà Trần Thị Cung, mặc dù đã 84 tuổi, nhưng năm nào củng nhờ con chở đi tham dự ngày thuyền nhân, để tưởng nhớ đứa con gái tên Tô Thuý Hằng đã mất tích trong lần vượt biên tại biển Cà Mau. Trên bia đã tên con gái cụ dẫn còn đó như nỗi ám ảnh của mất mát không bao giờ quên.
Chương trình còn bao gồm vở hoạt cảnh “Ðôi Mắt Phượng Của Thuyền Nhân” do Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ trình diễn, kể về cô nữ sinh Trung Vương có đôi mắt đẹp tên Phượng, có cuộc tình đẹp với một người lính chiến, nhưng tất cả bị tan biến sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975.
Sau cùng lãnh đạo tinh thần các tôn giáo cầu siêu và cầu nguyện cho những linh hồn thuyền nhân, bộ nhân sớm siêu thoát.
Ngoài đông đảo đồng hương, đến tham dự lễ tưởng niệm còn có một số vị dân cử trong vùng.
VIDEO : Little saigon tưởng niệm Tháng Tư Đen và
thuyền nhân
No comments:
Post a Comment