Thanh Phong/Viễn Đông
VienDongDaily.Com - 03/04/2014
Ban hợp ca Quảng Nam - Đà Nẵng và Ban hợp ca Phan
Châu Trinh trong lúc khai mạc
WESTMINSTER - Đã 88 năm trôi qua từ khi nhà ái quốc
Phan Châu Trinh qua đời, người dân Quảng Nam - Đà Nẵng nói riêng và người Việt
Nam nói chung vẫn luôn kính trọng và nhớ ơn nhà chí sĩ yêu nước họ Phan. Riêng
tại miền Nam California, năm nào Hội Ái Hữu Quảng Nam - Đà Nẵng và Hội Cựu Học
Sinh Phan Châu Trinh cũng đều phối hợp tổ chức lễ Húy Kỵ cho ngài. Năm nay
lễ giỗ năm thứ 88 được cử hành vào lúc 11 giờ trưa Chủ nhật, 30-3-2014 tại
Paracel Seafood Restaurant ở thành phố Westminster.
Nhà văn quân đội Phan Nhật Nam điều hợp chương trình với nghi thức chào cờ và mặc niệm. Trước khoảng 400 quan khách gồm nhiều vị giáo sư, dân cử tại địa phương, đại diện các hội đoàn, đoàn thể bạn, ông Phan Thanh Thắng, một hậu duệ của cụ Phan Châu Trinh, lên trình bày ý nghĩa buổi lễ Húy Kỵ Chí Sĩ Phan Châu Trinh, trong đó có đoạn ông nói: “Hơn lúc nào hết, hôm nay chúng ta cùng long trọng tổ chức lễ Húy Kỵ nhà cách mạng Phan Châu Trinh để vinh danh, để tưởng nhớ, và cũng để xiển dương tư tưởng, chủ trương của nhà cách mạng Phan Châu Trinh là Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh để thức tỉnh toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam hãy noi gương chủ trương, tư tưởng của Phan Châu Trinh, đứng lên giải thể chế độ độc tài, phi nhân của đảng cộng sản Việt Nam, và chúng ta quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Đó chính là lý do buổi lễ Húy Kỵ ngày hôm nay.”
Tiếp theo là nghi thức Tưởng Niệm. Các ông Đoàn Ngọc Đa (Hội Trưởng Hội Quảng Nam – Đà Nẵng), ông Vũ Đình Huân (Hội Trưởng Hội Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh), ông Nguyễn Tuấn (nhân sĩ) và cụ bà Lê Hồng Sâm (nhân sĩ) lên trước bàn thờ chí sĩ Phan Châu Trinh niệm hương, trong lúc ông Minh Tùng đọc Văn Tế Tưởng Niệm.
Sau đó, ông Vũ Đình Huân, đồng Trưởng Ban Tổ Chức lên chào mừng và cám ơn sự hiện diện của quan khách và quý thân hữu.
Ông Nguyễn Hoàng Diệu, thay mặt ban tổ chức lên tóm lược khái quát về thân thế và sự nghiệp của chí sĩ Phan Châu Trinh, Chí sĩ Phan Châu Trinh là một cây đại thụ của Việt Nam, cụ Phan tự là Tử Cán hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, sinh ngày 9.9.1872 tại làng Tây Lộc, Huyện Hà Đông, Phủ Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Là con thứ ba của cụ Phan Văn Bình, một nhân sĩ trong phong trào Cần Vương, thân mẫu là cụ bà Lê thị Chung, một gia đình danh gia vọng tộc. Đỗ Cử Nhân năm 1900 lúc mới 28 tuổi. Năm sau, đỗ Phó Bảng. Năm 1902 ông Phan được bổ nhiệm làm Thừa Biện và năm 1904 ông xin từ quan.
Ông giao du với các nhà ái quốc như Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế..., tiếp thu tư tưởng cách mạng từ phương Tây, tìm hiểu cuộc duy tân tại Nhật Bản và năm 1905, Phan Châu Trinh cùng với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng bắt đầu vận động duy tân ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng với 3 mục tiêu: Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh. Năm 1908, ông Phan Châu Trinh bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Năm 1911 được sự can thiệp của Hội Nhân Quyền Pháp, ông được trả tự do và sang Pháp hoạt động. Năm 1925, Phan Châu Trinh về nước, gửi điện cho Toàn Quyền Đông Dương đề nghị ân xá cho cụ Phan Bội Châu. Hai lần bị tù và 14 năm lao động vất vả trên xứ người, chí sĩ Phan Châu Trinh bị đau nặng và từ trần lúc 9 giờ 30 tối 24.3.1926, khi đó ông mới 54 tuổi. Tang lễ của ông đã khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi người dân Việt lúc bấy giờ.
Ông Nguyễn Hoàng Diệu cũng nêu vấn đề nhà nước Cộng sản VN khoe khoang hiện trong nước có hơn một triệu Cử Nhân, một trăm ngàn Thạc Sĩ và hơn 24 ngàn Tiến Sĩ. Nhưng theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, VN vẫn là đất nước có nền dân trí thấp trong vùng Đông Nam Á. Tại sao vậy? Ông trả lời, tại các vị khoa bảng đó chưa được đọc “Chí Thành Thông Thánh”, một tư tưởng của chí sĩ Phan Châu Trinh. Ông xin các cơ quan truyền thông hải ngoại, nhân cơ hội này chuyển Chí Thành Thông Thánh về cho các ông Cử Nhân, Tiến Sĩ Việt cộng đọc, may ra các vị khoa bảng này sẽ nhận ra tư tưởng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh mà cải thiện được chính sách ngu dân của đảng cộng sản Việt Nam.
Cựu học sinh Phan Châu Trinh Đoàn Xuân Kiên về từ Anh Quốc, trình bày tư tưởng nhà cách mạng Phan Châu Trinh.
Giám Sát viên Janet Nguyễn đã trao tặng Bằng Tưởng Lục cho ban tổ chức và ông Đoàn Ngọc Đa, đồng Trưởng Ban Tổ Chức lên ngỏ lời cám ơn quan khách cùng các thân hữu và giới truyền thông. Ông Hội Trưởng Đoàn Ngọc Đa ước mong mọi con dân Việt Nam hãy noi theo tinh thần bất khuất của chí sĩ Phan Châu Trinh, góp phần tích cực tranh đấu cho một Việt Nam tự do, dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ.
Cuối cùng là phần tiệc giỗ và chương trình văn nghệ đặc sắc do các cựu học sinh Phan Châu Trinh và ca nghệ sĩ thân hữu trình diễn. Trong dịp này, ông Vũ Đình Huân được các cựu học sinh Phan Châu Trinh tái tín nhiệm trong chức vụ Hội Trưởng thêm một nhiệm kỳ nữa.
Ban hợp ca Phan Châu Trinh đã kết thúc lễ giỗ chí sĩ họ Phan bằng bản nhạc “Phan Châu Trinh, Đường Chúng Ta Đi.”
Nhà văn quân đội Phan Nhật Nam điều hợp chương trình với nghi thức chào cờ và mặc niệm. Trước khoảng 400 quan khách gồm nhiều vị giáo sư, dân cử tại địa phương, đại diện các hội đoàn, đoàn thể bạn, ông Phan Thanh Thắng, một hậu duệ của cụ Phan Châu Trinh, lên trình bày ý nghĩa buổi lễ Húy Kỵ Chí Sĩ Phan Châu Trinh, trong đó có đoạn ông nói: “Hơn lúc nào hết, hôm nay chúng ta cùng long trọng tổ chức lễ Húy Kỵ nhà cách mạng Phan Châu Trinh để vinh danh, để tưởng nhớ, và cũng để xiển dương tư tưởng, chủ trương của nhà cách mạng Phan Châu Trinh là Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh để thức tỉnh toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam hãy noi gương chủ trương, tư tưởng của Phan Châu Trinh, đứng lên giải thể chế độ độc tài, phi nhân của đảng cộng sản Việt Nam, và chúng ta quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Đó chính là lý do buổi lễ Húy Kỵ ngày hôm nay.”
Tiếp theo là nghi thức Tưởng Niệm. Các ông Đoàn Ngọc Đa (Hội Trưởng Hội Quảng Nam – Đà Nẵng), ông Vũ Đình Huân (Hội Trưởng Hội Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh), ông Nguyễn Tuấn (nhân sĩ) và cụ bà Lê Hồng Sâm (nhân sĩ) lên trước bàn thờ chí sĩ Phan Châu Trinh niệm hương, trong lúc ông Minh Tùng đọc Văn Tế Tưởng Niệm.
Sau đó, ông Vũ Đình Huân, đồng Trưởng Ban Tổ Chức lên chào mừng và cám ơn sự hiện diện của quan khách và quý thân hữu.
Ông Nguyễn Hoàng Diệu, thay mặt ban tổ chức lên tóm lược khái quát về thân thế và sự nghiệp của chí sĩ Phan Châu Trinh, Chí sĩ Phan Châu Trinh là một cây đại thụ của Việt Nam, cụ Phan tự là Tử Cán hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, sinh ngày 9.9.1872 tại làng Tây Lộc, Huyện Hà Đông, Phủ Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Là con thứ ba của cụ Phan Văn Bình, một nhân sĩ trong phong trào Cần Vương, thân mẫu là cụ bà Lê thị Chung, một gia đình danh gia vọng tộc. Đỗ Cử Nhân năm 1900 lúc mới 28 tuổi. Năm sau, đỗ Phó Bảng. Năm 1902 ông Phan được bổ nhiệm làm Thừa Biện và năm 1904 ông xin từ quan.
Ông giao du với các nhà ái quốc như Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế..., tiếp thu tư tưởng cách mạng từ phương Tây, tìm hiểu cuộc duy tân tại Nhật Bản và năm 1905, Phan Châu Trinh cùng với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng bắt đầu vận động duy tân ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng với 3 mục tiêu: Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh. Năm 1908, ông Phan Châu Trinh bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Năm 1911 được sự can thiệp của Hội Nhân Quyền Pháp, ông được trả tự do và sang Pháp hoạt động. Năm 1925, Phan Châu Trinh về nước, gửi điện cho Toàn Quyền Đông Dương đề nghị ân xá cho cụ Phan Bội Châu. Hai lần bị tù và 14 năm lao động vất vả trên xứ người, chí sĩ Phan Châu Trinh bị đau nặng và từ trần lúc 9 giờ 30 tối 24.3.1926, khi đó ông mới 54 tuổi. Tang lễ của ông đã khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi người dân Việt lúc bấy giờ.
Ông Nguyễn Hoàng Diệu cũng nêu vấn đề nhà nước Cộng sản VN khoe khoang hiện trong nước có hơn một triệu Cử Nhân, một trăm ngàn Thạc Sĩ và hơn 24 ngàn Tiến Sĩ. Nhưng theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, VN vẫn là đất nước có nền dân trí thấp trong vùng Đông Nam Á. Tại sao vậy? Ông trả lời, tại các vị khoa bảng đó chưa được đọc “Chí Thành Thông Thánh”, một tư tưởng của chí sĩ Phan Châu Trinh. Ông xin các cơ quan truyền thông hải ngoại, nhân cơ hội này chuyển Chí Thành Thông Thánh về cho các ông Cử Nhân, Tiến Sĩ Việt cộng đọc, may ra các vị khoa bảng này sẽ nhận ra tư tưởng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh mà cải thiện được chính sách ngu dân của đảng cộng sản Việt Nam.
Cựu học sinh Phan Châu Trinh Đoàn Xuân Kiên về từ Anh Quốc, trình bày tư tưởng nhà cách mạng Phan Châu Trinh.
Giám Sát viên Janet Nguyễn đã trao tặng Bằng Tưởng Lục cho ban tổ chức và ông Đoàn Ngọc Đa, đồng Trưởng Ban Tổ Chức lên ngỏ lời cám ơn quan khách cùng các thân hữu và giới truyền thông. Ông Hội Trưởng Đoàn Ngọc Đa ước mong mọi con dân Việt Nam hãy noi theo tinh thần bất khuất của chí sĩ Phan Châu Trinh, góp phần tích cực tranh đấu cho một Việt Nam tự do, dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ.
Cuối cùng là phần tiệc giỗ và chương trình văn nghệ đặc sắc do các cựu học sinh Phan Châu Trinh và ca nghệ sĩ thân hữu trình diễn. Trong dịp này, ông Vũ Đình Huân được các cựu học sinh Phan Châu Trinh tái tín nhiệm trong chức vụ Hội Trưởng thêm một nhiệm kỳ nữa.
Ban hợp ca Phan Châu Trinh đã kết thúc lễ giỗ chí sĩ họ Phan bằng bản nhạc “Phan Châu Trinh, Đường Chúng Ta Đi.”
No comments:
Post a Comment