Ban Biên
Tập Champaka.info
Thursday, 24 April 2014 23:44
Kim Chi là nghệ sĩ nổi tiếng trên phim ảnh Việt Nam
dưới chế độ cộng sản. Với tư cách là nghệ sĩ, Kim Chi có lập trường rỏ ràng về
thực trạng nhân quyền tại Việt Nam. Là nhân vật sống dưới chế độ độc đảng, Kim
Chi không ngần ngại đứng ra chỉ trích những sai lầm của đảng và nhà nước. Đầu
năm ngoái, bà gây chú ý trong công luận khi đăng bài công khai từ chối đề
nghị khen thưởng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì cho rằng ông “đang làm nghèo
đất nước, làm khổ nhân dân”.
Cũng vì những thành tích đó, Kim Chi là một trong
nhóm các nhà đấu tranh trong nước được Hạ Viện Hoa Kỳ mời sang Hoa Thịnh Đốn để
tham gia “Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới” sẽ diễn ra vào tháng 5 năm 2014
hầu nêu lên các sự kiện đánh động sự quan tâm của quốc tế và kêu gọi thúc đẩy
cải thiện tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.
Trong bài viết đăng trên web Quan Làm Báo, Kim Chi
cho rằng:
« Chúng tôi được lời mời tới Mỹ dự hội thảo về
vấn đề tự do báo chí VN
(…) Vậy là các dư luận viên bắt đầu tấn công chúng
tôi (…) là những kẻ vì những đồng Dola mà bán rẻ Tổ Quốc (…) Thấy những lời
thóa mạ vô căn cứ đó của những người “trung thành ” chỉ khiến tôi tức cười (…)
Họ nói rằng lịch sử VN sẽ phán xét chúng tôi những kẻ đi bêu xấu tổ quốc. Tôi thì
nghĩ khác họ. Những kẻ nào bòn rút đất đai tiền của của dân để đem ra nước
ngoài giấu vào các ngân hàng thì mới là kẻ có tội với dân. Những kẻ nào cậy
đứng trên đỉnh cao quyền lực đã dùng bộ máy chuyên chính bịt mắt, bịt miệng và
đàn áp thẳng tay những người lương thiện dám đấu tranh thì mới là kẻ có tội.
Những kẻ chạy theo bám đít bọn tham nhũng và bưng bít sự thật để được chủ
thưởng thì mới có tội với dân với nước »
Nghệ
sĩ Việt ra nước ngoài đấu tranh – Ca sĩ Chăm trở về VN hợp tác
Xã hội xưa của Việt Nam thường quan niệm rằng những
người nghệ sĩ chỉ là tầng lớp “xướng ca vô loại”. Tiếc rằng quan niệm này không
còn phù hợp vào thế kỷ XX-XXI nữa. Nhiều nghệ sĩ Việt Nam làm nghề ca hát diễn
tuồng thường có lập trường rỏ ràng và vững chắc về yếu tố chính trị và xã hội
trong quốc gia họ đang sinh sống.
Chế Linh là ca sĩ người Chăm nỗi tiếng dưới thời
Việt Nam Cộng Hòa, vượt biên sang định cư ở Gia Nã Đại sau năm 1975, đã từng
cầm súng trên sân khấu kịch trường kêu gọi bà con Chăm-Việt vùng dậy chống chế
độ cộng sản. Đây là chủ trương đáng được trân trọng. Nhưng hôm nay, Chế Linh
lại khoác áo Việt Nam Cộng Hòa để quay đầu về hợp tác với chính quyền Hà Nội,
một chế độ đã từng đưa Chế Linh vào trại cải tạo trong mấy năm trường. Chính đó
là vấn đề mà người Chăm không hiểu Chế Linh muốn gì: muốn làm nghề ca hát hay
muốn đấu tranh cho mục tiêu chính trị?
Chỉ cần có dịp ca hát trên sân khấu của chế độ, Chế
Linh không ngần ngại bỏ quên đồng đội người Chăm đã từng theo Chế Linh làm nghề
chống cộng; đã phá trí thức Chăm ở hải ngoại không muốn trở về Việt Nam hợp
tác; chống đối Đại Hội kỷ niệm 175 năm Champa bị xóa bỏ trên bản đồ để được
phép về Việt Nam ca hát, vân vân... Đây cũng là bi kịch tang thương nhất mà xã
hội Chăm đang chứng kiến sau năm 1975.
Quyết định trở về Việt Nam làm nghề ca hát là quyền
thiêng liêng của Chế Linh mà dân tộc Chăm không có quyền ngăn cấm. Nhưng Chế
Linh không có quyền quay lưng với người đồng đội đã từng theo Chế Linh làm nghề
chống cộng để làm vừa lòng nhà nước Việt Nam hầu có giấp phép trở về ca hát.
Chính đó là trọng tâm vấn đề mà người Chăm nên ghi vào lịch sử.
Kim Chi là người vì tiền mà bán rẻ lương tâm. Bà này đang thể hiện là một con người vô học, mù thông tin, thiếu nhận thức. Trong khi internet, báo chí phát triển rất mạnh mẽ, xã hội ngày càng phát triển, Việt Nam ngày càng hệ thống pháp luật về quyền con người...quan trọng hơn là những thành tựu đó đã cả thế giới nhìn thấy và công nhận thì lại có những kẻ như Kim chi không nhận thức được thực tế, dễ dàng bị tiền mua chuộc chạy ra nước ngoài để chống phá đất nước. Thật xấu hổ.
ReplyDelete