Gavin
Hewitt
Chủ biên châu Âu
Cập nhật: 14:31 GMT - thứ ba, 15 tháng 4,
2014
Kể
từ cuộc họp thượng đỉnh châu Âu trước, khi các lãnh đạo châu Âu cảnh báo Nga về
việc có thêm các biện pháp trừng phạt nếu cuộc khủng hoảng Ukraine không giảm
bớt, thì các sự kiện đã diễn biến ra một cách nhanh chóng.
Các dân quân thân Nga, hầu hết được trang bị vũ khí,
đã chiếm các tòa nhà công sở ở chín thị trấn miền đông và miền nam Ukraine.
Bốn thị trấn đã bị chiếm đóng, cùng với hai trụ sở
cảnh sát, hai tòa nhà thuộc Lực lượng An ninh Ukraine (SBU) và các trụ sở hành
chính tại Donetsk.
Sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine đã bị suy yếu.
Các lãnh đạo của Hoa Kỳ, Nato và hầu hết các nước
châu Âu tin rằng những hành động này đang được sự ủng hộ từ Nga, với mục tiêu
là nhằm gây bất ổn cho Ukraine.
Ngay cả chính phủ Đức, vốn vẫn nhùng nhằng trong
việc liệu có nên gây áp lực lên Kremlin hay không, đã đi đến kết luận rằng “có
rất nhiều tín hiệu cho thấy các băng đảng có vũ trang tại đông Ukraine đang
nhận được sự ủng hộ từ Nga”.
Đó là bối cảnh của cuộc họp các ngoại trưởng châu
Âu.
Trong cuộc họp này, họ đã đồng ý đưa vào 18 quan
chức Nga và Crimea vào danh sách hạn chế đi lại và bị phong tỏa tài khoản.
Một tín hiệu về sự cảnh cáo của các ngoại trưởng
châu Âu là chúng ta vẫn chưa biết liệu sẽ có bao nhiêu quan chức nữa của Nga sẽ
trở thành đối tượng của các lệnh trừng phạt này, điều sẽ được xem xét trong hôm
thứ Ba.
Với việc áp các lệnh trừng phạt kinh tế mạnh mẽ hơn,
châu Âu vẫn “đang hoàn tất công việc” đối với cái được gọi là các biện pháp
trừng phạt Giai đoạn Ba.
Tại Luxembourg, trong cuộc họp báo sau cùng, các
biện pháp trừng phạt kinh tế này thậm chí còn không được nhắc tới.
Để áp thêm các lệnh trừng phạt khác, EU cần phải đạt
sự nhất trí tuyệt đối.
‘Thêm
chứ không bớt biện pháp ngoại giao’
Đây sẽ là điều khó đạt được.
Có thể là nếu cuộc họp ở Geneva vào thứ Năm tới với
sự tham dự của Hoa Kỳ, Nga, EU và Ukraine, không đạt kết quả gì, thì EU sẽ tổ
chức một kỳ họp thượng đỉnh khẩn cấp vào tuần tới để thảo luận về việc chuyển
sang Giai đoạn Ba và các trừng phạt kinh tế.
Tuy nhiên, hiện đang có những khác biệt to lớn giữa
28 nước thành viên EU.
Có những ý kiến cho rằng Nga sẽ chỉ lắng nghe một EU
cương quyết mà thôi.
Ngoại trưởng Anh, William Hague, nói rằng “các biện
pháp trừng phạt tiếp theo phải tương ứng với cách hành xử của Nga”.
Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt nói: “nếu như
[Nga] leo thang, thì tôi nghĩ là chúng ta cần phải leo thang”; Tổng thống Pháp
Francois Hollande nói với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama rằng Pháp ủng hộ “các
biện pháp trừng phạt cứng rắn theo mức áp dụng tăng dần.
Thế nhưng Ngoại trưởng Hà Lan, Frans Timmermans, nói
còn “quá sớm để áp thêm các lệnh trừng phạt”.
Phó thủ tướng Đức, Sigmar Gabriel trong lần phát
biểu tại Berlin đã kêu gọi “có thêm chứ không bớt các biện pháp ngoại giao” từ
châu Âu, và nói “tiếng gươm khua của Nato” sẽ không giải quyết được vấn đề.
Tây Ban Nha và Italy cũng đều rất cẩn trọng về việc
tăng cường các biện pháp trừng phạt.
Điều vẫn chưa rõ là điều gì sẽ khiến cho châu Âu
chuyển sang Giai đoạn Ba và các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Rõ ràng là Moscow nhìn thấy sự ngần ngại của châu
Âu.
Một số người cho rằng thứ Năm tới đây sẽ là cơ hội
cuối cùng để Nga giảm thang cuộc khủng hoảng và rút lui 40 ngàn lính của mình
khỏi vùng biên giới với Ukraine.
Nhưng nay đang có những thực tế mới đang diễn ra tại
chỗ: các thị trấn bị dân quân thân Nga chiếm đóng, những người quyết đòi tổ
chức trưng cầu dân ý về việc có nên tách ra khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga
hay không.
Với châu Âu, đây là một thời điểm quyết định: liệu
họ có thể tìm được sự thống nhất và cách giải quyết để bảo đảm cho các đường
biên giới không bị vẽ lại bằng bạo lực hay không.
No comments:
Post a Comment