Gia
Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-04-03
2014-04-03
Tình
trạng cưỡng chế thu hồi đất không đúng luật và bồi thường rẻ mạt vẫn tiếp tục
diễn ra tại Việt Nam. Những người trong cuộc phải lên tiếng đấu tranh đòi công
lý; tuy nhiên luật pháp vẫn không được thực thi mà người khiếu kiện thì phải
rơi vào những bi cảnh xót xa.
Cưỡng
chế trái luật
Nhiều vị quan chức tại Việt Nam lâu nay đều lên
tiếng thừa nhận có đến gần 3 phần tư những vụ khiếu kiện kéo dài trên cả nước
lâu nay là liên quan đến việc thu hồi đất. Và hầu như các trường hợp địa phương
thu hồi đều không vì lợi ích chung mà chỉ nhằm trục lợi.
Hồi trung tuần tháng 2 vừa qua, ông bộ trưởng Tài
Nguyên- Môi trường, Nguyễn Minh Quang, tại hội thảo về các nghị định qui định
chi tiết Luật Đất đai 2013, thừa nhận trong hằng ngàn các vụ khiếu kiện liên
quan đến đất đai trong thời gian qua, có đến 70% là do giá bồi thường chưa thỏa
đáng.
Một vụ việc mới xảy ra hồi ngày 26 tháng 3 vừa qua
tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Phần đất bị cưỡng chế được cho
biết là ngõ đi của gia đình bà Vũ Thị Hảo. Xã Hùng Sơn quyết định cưỡng chế
giao cho dự án khai thác mỏ Núi Pháo mà chưa có được sự thỏa thuận với gia đình
bà này.
Bà Vũ thị Hảo cho biết lại điều đó:
Tôi xuống đây là người đầu tiên, sống ở đây hơn 30
năm rồi. Tự nhiên Công ty chuyển dịch quốc lộ 37 của Núi Pháo làm ăn kinh tế đi
qua con đường của tôi; thế nhưng không có cấp chính quyền nào làm việc với Công
ty Núi Pháo. Đầu tiên gia đình chúng tôi thấy họ đổ thấp tưởng là làm đường,
nhưng sau hai ngày đi về quê lên tôi thấy họ đổ cao hơn 5 mét khiến nhà tôi như
sâu dưới vực. Tôi yêu cầu dừng thi công để gặp các cấp có thẩm quyền, trách
nhiệm đến làm việc với gia đình của chúng tôi xem xét vấn đề ra làm sao, thiệt
hại thế nào. Thế nhưng họ không làm thế!
Một người dân tại xã Dak Ngo, huyện Tuy Đức, Dak
Nong cũng trình bày tình hình đất đai bị thu hồi một cách mờ ám sau khi có hợp
đồng với công ty cà phê Nhà Nước:
Bà con ở đây 15 năm rồi, từ năm 1998 đến bây giờ,
chúng tôi là dân góp từ khắp các tỉnh thành đến (Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Miền Tây…)
Ban đầu họ cho di dân đi vùng kinh tế mới, sau đó họ cho vào Nông trường Cà phê
719. Họ làm hợp đồng liên kết hai bên cùng góp vốn đầu tư. Bên doanh nghiệp
(bên A) đầu tư toàn bộ vốn, người lao động ( bên B) là công lao động. Ăn chia
bên A 60% và bên B 40% theo vốn đầu tư ban đầu trên từng lô với sản lượng 2,2
tấn cà phê nhân trên một héc ta. Thời hạn hợp đồng 30 năm. Nếu làm vượt khoán,
bên B, người nông dân được hưởng 100%. Nhưng đến năm 2007 khi hợp đồng chưa đi được
1/3 chặng đường, bên doanh nghiệp tự ý chấm dứt hợp đồng mà không thanh lý. Họ
dựng lên hai hợp đồng khoán, như thế chiếm dụng toàn bộ vốn ban đầu tính theo
phần trăm.
Dân lãnh
đủ
Nếu phải liệt kê ra những vụ thu hồi đất bị người
dân chỉ ra những sai trái về mặt pháp luật từ phía chính quyền và đơn vị đầu tư
thì hẳn phải mất rất nhiều thời gian và giấy tờ vì hầu như ở khắp 64 tỉnh thành
trên cả nước đều có những vụ việc như thế. Có những vụ đã kéo dài mấy chục năm
qua mà cơ quan chức năng ở trung ương chỉ thị về nhưng không được địa phương
giải quyết. Những người phải khiếu kiện dai dẳng như thế đang phải ‘ăn chực,
nằm chờ’ trước các cơ quan tiếp dân của Trung ương Đảng, Chính Phủ, Mặt Trận Tổ
Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn.
Những cuộc bố ráp, truy quét, đánh đập họ xảy ra
thường xuyên nhằm xua đuổi khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại thêm phần cùng
cực.
Tại vụ cưỡng chế hôm 26 tháng 3 vừa qua ở xã Hùng
Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, nhiều người lại phải quay mặt đi đau xót
vì người phụ nữ chủ khoảng đất bị cưỡng chế thu hồi phải khỏa thân để mong giữ
được phần đất nhỏ bé đó. Biện pháp cuối cùng đó khiến nhiều người nhớ lại vụ
hai mẹ con ở Cần Thơ cũng phải trút bỏ hết áo quần với mong mỏi chặn đứng được
đoàn cưỡng chế.
VIDEO
:
Khỏa
thân giữ đất đội 2, hùng sơn đại từ (3)
Người dân tại huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nong cho biết
nay tình cảnh của họ khi không còn đất đai nữa:
Đời sống của
bà con nơi đây bây giờ không còn quyền lợi nào. Bây giờ làm ăn mà nợ hằng năm
tăng lên. Có anh Lê Hồng Ân nợ ban đầu 27 triệu mà qua hai năm tính lên 125
triệu. Lô thì nông trường rút lại rồi không cho làm nữa mà vẫn phải chịu nợ,
không có tiền nên con phải bỏ học. Nhà thì tạm ở. Cuộc sống của bà con phải nói
thật là ‘sống vô gia cư, chết vô địa táng’.
Còn có những người hiện đang phải sống trong ngục tù
như trường hợp mấy anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn tại Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải
Phòng vì họ phải dùng đến súng hoa cải và bình ga tự chế với mong muốn lực
lượng cưỡng chế ngừng tay.
Rồi có người phải bỏ mạng trên đất khách khi mà đơn
thư khiếu nại vẫn chưa hề được ngó ngàng đến như trường hợp của cụ bà Nguyễn
thị Nhung ở Thanh Hóa chết ngay tại Hà Nội hồi cuối năm 2011.
Đó là những người dám công khai nêu lên trường hợp
bất công đối với bản thân và gia đình họ, nhưng còn biết bao nhiêu trường hợp
phải câm lặng nuốt lệ vào lòng sống trong phẫn nộ trước sự áp chế phi luật pháp
của người có chức có quyền.
No comments:
Post a Comment