Chủ
nhật, ngày 11 tháng mười một năm 2012
Chiếc bóng Tây Tạng vẫn đè nặng trên đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18. Phải đương đầu với làn sóng tự thiêu, Bắc Kinh đáp trả bằng cách siết chặt gọng kềm tại vùng đất nơi người dân phản đối sự đô hộ của Trung Quốc.
Từ khi khai mạc đại hội hôm thứ Năm
08/11/2012 dưới sự bảo vệ an ninh tuyệt đối nghiêm ngặt, đã có ít nhất sáu
người Tây Tạng tự thiêu phản đối.
Một loạt những hành động tuyệt vọng như trên đã diễn ra từ sau cuộc nổi dậy chống Trung Quốc năm 2008 tại Lhassa, thủ phủ Tây Tạng. Làn sóng phản kháng này bắt đầu từ tháng 3/2011, đến nay đã có gần 70 người Tây Tạng tự thiêu phản đối tại các khu vực Tây Tạng thuộc Trung Quốc, hầu hết là các nhà sư.
Không phải là tình cờ mà loạt tự thiêu mới đây trùng hợp với thời điểm đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trả lời câu hỏi của AFP, một phát ngôn viên của chính phủ lưu vong Tây Tạng tại Dharamsala, Ấn Độ xác nhận làn sóng tự thiêu này có liên quan đến đại hội Đảng đang diễn ra ở Bắc Kinh.
Ông Lobsang Choedak tuyên bố : « Các vụ tự thiêu nhằm gởi một thông điệp mạnh mẽ đến ban lãnh đạo mới trong đại hội. Các tân lãnh đạo phải chứng tỏ quyết tâm chính trị và sự khôn ngoan để giải quyết vấn đề Tây Tạng ».
Trong vụ mới nhất xảy ra hôm qua 10/11/2012, người Tây Tạng tự thiêu chỉ mới có 18 tuổi. Gonpo Tsering đã châm lửa vào quần áo mình trước một tu viện tại tỉnh Cam Túc. Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, thường vẫn giữ im lặng về các vụ tự thiêu, đã đưa tin như trên. Anh thanh niên này là người Tây Tạng thứ bảy đã biến mình thành ngọn đuốc sống chỉ trong vòng một tuần lễ qua.
Chính quyền lo sợ nhất là xảy ra một vụ tự thiêu ở ngay trung tâm Bắc Kinh. Những bình chữa lửa đã được đặt tại quảng trường Thiên An Môn, nơi các đại biểu đại hội Đảng họp tại Đại lễ đường Nhân dân. Tuy vậy khó thể có chuyện một người Tây Tạng lọt vào được địa điểm nhạy cảm này, vì công an liên tục kiểm tra.
Một loạt những hành động tuyệt vọng như trên đã diễn ra từ sau cuộc nổi dậy chống Trung Quốc năm 2008 tại Lhassa, thủ phủ Tây Tạng. Làn sóng phản kháng này bắt đầu từ tháng 3/2011, đến nay đã có gần 70 người Tây Tạng tự thiêu phản đối tại các khu vực Tây Tạng thuộc Trung Quốc, hầu hết là các nhà sư.
Không phải là tình cờ mà loạt tự thiêu mới đây trùng hợp với thời điểm đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trả lời câu hỏi của AFP, một phát ngôn viên của chính phủ lưu vong Tây Tạng tại Dharamsala, Ấn Độ xác nhận làn sóng tự thiêu này có liên quan đến đại hội Đảng đang diễn ra ở Bắc Kinh.
Ông Lobsang Choedak tuyên bố : « Các vụ tự thiêu nhằm gởi một thông điệp mạnh mẽ đến ban lãnh đạo mới trong đại hội. Các tân lãnh đạo phải chứng tỏ quyết tâm chính trị và sự khôn ngoan để giải quyết vấn đề Tây Tạng ».
Trong vụ mới nhất xảy ra hôm qua 10/11/2012, người Tây Tạng tự thiêu chỉ mới có 18 tuổi. Gonpo Tsering đã châm lửa vào quần áo mình trước một tu viện tại tỉnh Cam Túc. Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, thường vẫn giữ im lặng về các vụ tự thiêu, đã đưa tin như trên. Anh thanh niên này là người Tây Tạng thứ bảy đã biến mình thành ngọn đuốc sống chỉ trong vòng một tuần lễ qua.
Chính quyền lo sợ nhất là xảy ra một vụ tự thiêu ở ngay trung tâm Bắc Kinh. Những bình chữa lửa đã được đặt tại quảng trường Thiên An Môn, nơi các đại biểu đại hội Đảng họp tại Đại lễ đường Nhân dân. Tuy vậy khó thể có chuyện một người Tây Tạng lọt vào được địa điểm nhạy cảm này, vì công an liên tục kiểm tra.
Các tổ chức bảo vệ người Tây Tạng cho
biết, tại các vùng Tây Tạng thuộc Trung Quốc, nơi báo chí ngoại quốc bị cấm
đến, công an đã được tăng cường quân số cũng như các đội tuần tra.
Đặc biệt là trường hợp huyện Đồng Nhân (Tongren) thuộc tỉnh Thanh Hải ở tây bắc Trung Quốc, nơi nhiều ngàn người phản kháng đã tập trung lại hôm thứ Năm 8/11. Một người buôn bán tại đây không muốn nói tên, khi trả lời AFP đã cho biết : « Có rất nhiều công an trên đường phố, họ đã tăng cường lực lượng tuần tiễu và có mặt 24/24 ». Công an Đồng Nhân từ chối đưa ra bất cứ lời bình luận nào với hãng thông tấn Pháp.
Những hành động tuyệt vọng trên đây nhằm chống lại sự đô hộ của Trung Quốc, đã tố cáo chủ đề « xã hội hài hòa » mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào luôn đề cao. Trong bài diễn văn đọc trước 2.300 đại biểu dự đại hội, ông Hồ Cẩm Đào đã hứa hẹn nỗ lực « cải cách chính trị » và « dân chủ cho nhân dân ».
Một đại biểu người Tây Tạng tham dự đại hội hôm thứ Sáu 9/11 đã lặp lại quan điểm của Trung Quốc về các vụ tự thiêu, đúng đến từng chữ một – điều này không làm ai ngạc nhiên. Bắc Kinh vẫn rêu rao là chính Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, đã khuyến khích việc tự thiêu. Đại biểu Luosang Jiangcun nói : « Bè lũ Đạt Lai Lạt Ma đã hy sinh mạng sống người khác để đạt được mục tiêu chính trị mà họ che đậy ».
Được người dân Tây Tạng coi như một vị thánh sống, giải Nobel hòa bình 1989 đòi hỏi quyền tự trị thực sự cho người Tây Tạng, nhưng Bắc Kinh xem Đức Đạt Lai Lạt Ma là một « người ly khai nguy hiểm ». Ngài sống lưu vong tại Dharamsala, và đã tuyên bố chống lại việc tự thiêu vì theo quan niệm của đạo Phật thì không được sát sinh.
Các vụ tự thiêu nơi công cộng là một hiện tượng mới mẻ mà theo các tổ chức phi chính phủ, đã phản ánh nỗi tuyệt vọng trước tình trạng bị đàn áp.
Theo Tsering Shakya, một chuyện gia về Tây Tạng tại đại học Colombie-Britanique ở Canada, thì tình hình tại các vùng có người Tây Tạng sinh sống diễn ra theo « một cái vòng lẩn quẩn ». Ông nói với AFP : « Cho dù tầm cỡ các cuộc biểu tình của người Tây Tạng như thế nào, cho dù số lượng các vụ tự thiêu là bao nhiêu đi nữa, thì ban lãnh đạo mới của Trung Quốc cũng sẽ không hề nhượng bộ ».
Đặc biệt là trường hợp huyện Đồng Nhân (Tongren) thuộc tỉnh Thanh Hải ở tây bắc Trung Quốc, nơi nhiều ngàn người phản kháng đã tập trung lại hôm thứ Năm 8/11. Một người buôn bán tại đây không muốn nói tên, khi trả lời AFP đã cho biết : « Có rất nhiều công an trên đường phố, họ đã tăng cường lực lượng tuần tiễu và có mặt 24/24 ». Công an Đồng Nhân từ chối đưa ra bất cứ lời bình luận nào với hãng thông tấn Pháp.
Những hành động tuyệt vọng trên đây nhằm chống lại sự đô hộ của Trung Quốc, đã tố cáo chủ đề « xã hội hài hòa » mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào luôn đề cao. Trong bài diễn văn đọc trước 2.300 đại biểu dự đại hội, ông Hồ Cẩm Đào đã hứa hẹn nỗ lực « cải cách chính trị » và « dân chủ cho nhân dân ».
Một đại biểu người Tây Tạng tham dự đại hội hôm thứ Sáu 9/11 đã lặp lại quan điểm của Trung Quốc về các vụ tự thiêu, đúng đến từng chữ một – điều này không làm ai ngạc nhiên. Bắc Kinh vẫn rêu rao là chính Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, đã khuyến khích việc tự thiêu. Đại biểu Luosang Jiangcun nói : « Bè lũ Đạt Lai Lạt Ma đã hy sinh mạng sống người khác để đạt được mục tiêu chính trị mà họ che đậy ».
Được người dân Tây Tạng coi như một vị thánh sống, giải Nobel hòa bình 1989 đòi hỏi quyền tự trị thực sự cho người Tây Tạng, nhưng Bắc Kinh xem Đức Đạt Lai Lạt Ma là một « người ly khai nguy hiểm ». Ngài sống lưu vong tại Dharamsala, và đã tuyên bố chống lại việc tự thiêu vì theo quan niệm của đạo Phật thì không được sát sinh.
Các vụ tự thiêu nơi công cộng là một hiện tượng mới mẻ mà theo các tổ chức phi chính phủ, đã phản ánh nỗi tuyệt vọng trước tình trạng bị đàn áp.
Theo Tsering Shakya, một chuyện gia về Tây Tạng tại đại học Colombie-Britanique ở Canada, thì tình hình tại các vùng có người Tây Tạng sinh sống diễn ra theo « một cái vòng lẩn quẩn ». Ông nói với AFP : « Cho dù tầm cỡ các cuộc biểu tình của người Tây Tạng như thế nào, cho dù số lượng các vụ tự thiêu là bao nhiêu đi nữa, thì ban lãnh đạo mới của Trung Quốc cũng sẽ không hề nhượng bộ ».
No comments:
Post a Comment