Nguyễn Vũ
Cập nhật: 28/11/2012
Thần dân ai nấy đều tưởng cái Nghị Định
71-CP về Xe Chính Chủ coi như đã đi vào dĩ vãng và chỉ còn nằm trong danh sách
tổng kết những chuyện cười rũ rượi năm 2012, nhưng xem ra nó vẫn chưa chịu chết
hẳn.
Một số quan chức thuộc Bộ Công An bảo
hiện nay chỉ "tạm hoãn" thi hành thôi chứ không bỏ; nhưng các quan
chức Bộ Tư Pháp lại nói nhỏ rằng "tạm hoãn" chỉ là cách nói cứu vớt
sĩ diện thôi chứ nghị định này bị xếp cùng loại với nghị định cấm ngực lép lái
xe rồi. Trong khi đó, Quốc Hội lại lôi ra bàn bạc như còn ấm ức lắm.
Không ấm ức sao được khi Nghị Định
71/2012/ND/CP, do Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 19/09/2012, quy định rằng
kể từ ngày 10/11/2012 dân chỉ được xe ai nấy đi, cấm cho nhau mượn dù là cùng
gia đình, nếu không sẽ bị phạt từ 6 đến 10 triệu đồng mỗi xe hơi, và 1 triệu
đồng mỗi xe máy 2 bánh. Luật này còn thản nhiên báng bổ: xe nào sang tay quá nhiều
lần và không tìm ra được chủ đăng ký thì coi như là xe "không được lưu
hành" nữa, phải vất đi.
Điều
làm người dân kinh ngạc nhất khi biết tới Nghị Định 71 này là khoảng cách quá
xa giữa người viết luật và đời sống hàng ngày của dân chúng. Họ có đang sống
trên đất Việt Nam không?
Không lẽ họ không biết dân càng nghèo
càng phải mua xe cũ đã qua nhiều đời chủ, và cái xe là phương tiện kiếm sống
quan trọng đến thế nào cho các gia đình này? Câu phán "không được lưu
hành" quá dễ ở môi các quan chức lại là cái đói thắt ruột của hàng triệu
gia đình.
Đó là chưa kể những bà con từ nông thôn
sống tạm bợ ở các thành phố để làm việc gởi tiền về nuôi gia đình hay các sinh
viên trú học không có hộ khẩu để đăng ký. Và còn vô số các trường hợp khác nữa.
Không lẽ họ không biết CHỈ GIA ĐÌNH CÁC
QUAN CHỨC NHƯ HỌ mới mỗi người có ít nhất một xe? Còn đại đa số gia đình dân
chúng vẫn phải dành dụm mới mua được cái xe dùng chung với nhau như cái khố Chử
Đồng Tử. Nay các ngài lại bảo chỉ một người trong gia đình được mặc cái khố đó
thì những người còn lại đúng là "hết ra đường".
Và nếu một nghị định
hoàn toàn bất chấp thực tế như vậy vẫn được soạn và vẫn được ký bởi người cao
nhất chính phủ thì tự nó biểu hiện điều gì?
Hiển nhiên đây không còn có thể là loại lỗi của "cô thư ký" hay
"cậu đánh máy".
Liệu có phải Nhà Nước đang quá kiệt quệ kinh tế và cố bòn
rút tiền thuế bất kể các ảnh hưởng lên dân chúng? Nhưng họ không ngờ mức bất
bình của dân chúng quá cao đến độ phải rút lại hay ít là chờ cho qua cơn thịnh
nộ hiện tại?
Liệu
có phải lãnh đạo Đảng cố tình tạo cơ hội cho hệ thống cán bộ bên dưới kiếm thêm
thu nhập để duy trì sự trung thành của họ trong tình trạng quỹ của Đảng đang
cạn kiệt?
Vì càng cần nhiều giấy tờ và giấy tờ
càng khó kiếm thì càng có nhiều người chạy chọt cửa sau. Giới cán bộ đang nắm
quyền lộ rõ niềm hồ hởi như ông Đào Vĩnh Thắng, trưởng phòng công an giao thông
thành phố Hà Nội, khai triển ngay thay cho Bộ Giao Thông Vận Tải: "Khi lái
xe không phải là chính chủ, người dân phải mang theo ngoài giấy tờ xe, còn phải
mang theo các giấy tờ như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, hôn thú để chứng minh có
liên hệ ruột thịt với chủ xe."
Và các chiến sĩ công an kiểm soát giao
thông hàng ngày cũng mừng không kém. Ông Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng cục Cảnh
sát giao thông đường bộ - đường sắt Bộ Công An, lập tức giải thích thay cho Bộ
Giao Thông Vận Tải: "Chưa có giấy tờ nào về qui định này, trong trường hợp
bị cảnh sát giao thông xét hỏi, thì người lái xe phải trình bày, nếu trình bày
hữu lý, thì anh em cảnh sát sẽ không phạt". Ông chỉ không nói làm sao để
"anh em cảnh sát" cảm thấy "hữu lý".
Hay liệu có phải giữa các đấm đá nhau
tơi tả ở thượng tầng, giới lãnh đạo Đảng và Nhà Nước hiện nay đã bắt đầu bước
vào giai đoạn tán loạn? Mạnh ai nấy làm. Mạnh ai nấy thủ lãnh vực béo bở của
mình còn chuyện người khác mặc xác họ. Kể cả người ký ban hành cũng chẳng thèm
đọc xem bản nghị định nói gì.
Nhưng từ chuyện "Xe Chính
Chủ", nhiều người liên tưởng đến những lãnh vực rộng lớn hơn – "Đất
Chính Chủ". Tại sao với chiếc xe cỏn con thì lãnh đạo nhất định làm rõ ai
là chủ còn hàng triệu những mảnh đất của dân đã có chủ từ bao nhiêu đời thì
Đảng lại cứ tìm mọi cách xóa nhòa các chủ nhân, kể cả bằng bạo lực?
Và quan trọng hơn nữa, còn "Nước
Chính Chủ" thì sao? Ngay cả lãnh đạo Đảng cũng không chối người chủ thực
sự của đất nước này là dân tộc Việt Nam, vậy tại sao những người chủ đất nước
lại không được phép lên tiếng bảo vệ tài sản do cha ông họ để lại trước nạn
ngoại xâm? Lãnh đạo đảng CSVN là gì mà lại cho các công cụ côn đồ của họ đánh
những "chính chủ". Và lãnh đạo đảng CSVN là gì mà dám chặt từng mảng
da thịt của đất nước Việt Nam đem trao đổi với Bắc Kinh?
Xem ra tại cốt lõi, mẫu số chung duy
nhất giữa các tệ nạn "Xe Chính Chủ", "Đất Chính Chủ", và
"Nước Chính Chủ" là lòng tham vô độ của toàn bộ guồng máy cán bộ Đảng
từ trên xuống dưới, bất chấp các thiệt hại ngắn hạn hay vĩnh viễn cho nhân dân
và đất nước.
Từ đầu thế kỷ thứ 21, hầu hết các dân
tộc còn bị độc tài thống trị trên thế giới đều đã đặt lại thứ tự ưu tiên. Họ
chung sức giải quyết vấn nạn "Nước Chính Chủ" trước hết và trên hết.
Một khi đã có "Nước Chính Chủ" thực sự thì "Đất Chính Chủ"
sẽ được luật pháp công minh bảo vệ, và những chuyện nực cười như "Xe Chính
Chủ" chẳng còn là chuyện cần bàn tới nữa.
Khi nào thì đại khối dân tộc chúng ta
chấp nhận thứ tự ưu tiên này?
Các
bài liên hệ
Cùng tác giả:
điêu khắc chân mày anh thư
ReplyDeletedieu khac chan may anh thu
dieu khac chan may
dieu khac chan may nam
dieu khac chan may nu
điêu khắc chân mày
điêu khắc chân mày nam
điêu khắc chân mày nữ
dieu khac long may
điêu khắc lông mày