1-12-2012
Đặng Tiểu Bình có nói một câu, ít
nổi tiếng hơn câu bình luận về mầu sắc lông của các con mèo. Đấy là câu: Người
TQ không làm gì mà không tính toán. Trường hợp, TQ tung tin, báo cho thế
giới biết tấm hộ chiếu của người TQ hiện nay, có in, giữa các trang số 8, 24 và
46, hình lưỡi bò, hình các vùng đất biên giới có tranh chấp với Ấn Độ, vùng
biển thuộc lãnh hải Philippines... là một tính toán trước của TQ.
Thực ra, TQ đã đưa vào sử dụng
những hộ chiếu có hình lưỡi bò từ 5/2012, một cách lặng lẽ. Nhưng tại thời điểm
những ngày giữa tháng 11/2012 vừa qua, Tân Hoa xã mới để lọt tin này ra ngoài.
Vậy mục đích của TQ là gì?
TQ muốn điều gì, khi tung tin này
ra tại thời điểm:
- Tổng thống Hoa Kỳ vừa đắc cử
nhiệm kỳ 2, kết thúc chuyến công du sang Miến Điện, sang Phnom pêng;
- Hội nghị thượng đỉnh tại
Cămpuchia vừa thất bại, không có tuyên bố chung, với những phản đối nổi tiếng
của Tổng thống Philippines bác lại Hun Sen ngay tại cuộc họp báo kết thúc hội
nghị;
- Ngay trước ngày TQ báo tin máy
bay tiêm kích J-15 hạ cánh thành công xuống tầu sân bay Liêu Ninh.
- Tờ China Daily hôm thứ Năm đưa
tin quy định mới, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, sẽ cho phép cảnh sát tỉnh Hải
Nam khám xét tàu thuyền tiến vào vùng biển Trung Quốc “bất hợp pháp” (BBC tin ngày 30/11/2012).
***
Trước hết, chúng ta thống nhất với
nhau rằng: Hộ chiếu là thuộc thẩm quyền của Bộ ngoại giao hay Bộ nội vụ, tùy
từng nước. Việc Biên phòng của một quốc gia đóng dấu cho phép nhập cảnh vào
trang hộ chiếu có in hình lưỡi bò, hoàn toàn không phải là một hành động thay
mặt chính phủ nước đó chấp nhận chủ quyền của TQ tại đường lưỡi bò.
Theo thông lệ chung, các nước
thường in hình quốc huy vào các trang giữa của hộ chiếu mà không in biểu tượng
khác là để tránh những căng thẳng ngoại giao, tạo điều điện chuyển dịch thuận
tiện cho công dân của nước mình.
Lần này, Bộ ngoại giao TQ phá ước
lệ văn minh này, in hình lưỡi bò... vào hộ chiếu.
Hậu quả là chính những công dân
nước CHNDTQ bị làm phiền toái trên các biên giới.
Nhưng điều này đối với chính phủ TQ
là không quan trọng.
Điều quan trọng đối với lãnh đạo
bành trướng TQ là dư luận thế giới chuyển quan tâm đối với dân chủ Miến Điện
sau chuyến thăm của Obama, sang vấn đề lưỡi bò trong hộ chiếu TQ.
Lãnh đạo TQ muốn rằng những thất
bại tại hội nghị thương đỉnh Phnom Pêng, do TQ sử dụng con ngựa
"Troa" Hun Sen, sẽ không bị làm đề tài bình luận của truyền thông thế
giới.
Đồng thời TQ cũng muốn rằng sẽ có
nhiều người sợ TQ hơn, sẽ có nhiều người "nể" TQ hơn khi nhìn thấy
bức ảnh J-15 trên bong tầu Liêu Ninh có dây cáp chằng đuôi máy bay.
Đây là miếng võ thường dùng của các
nước đế quốc: Cây gậy và củ cà rốt.
Biển Đông là lợi ích cốt lõi của
TQ. TQ sẽ cho "củ cà rốt" viện trợ những ai vào hùa với quan điểm của
TQ về Biển Đông. CămpuChia, Lào, Thai Lan... là nhưng nước đang được TQ dứ
"củ cà rốt" viện trợ nhiều tỷ đô la.
Còn những nước nào có quan điểm
không ủng hộ TQ, thì hãy run sợ trước “cây gậy” này của TQ, cây gậy - hàng
không mẫu hạm với những máy bay tiêm kích J-15.
Như vậy, để hiểu hết bụng dạ bành
trướng TQ, để hiểu hết những mưu tính chiến lược của bành trướng TQ, ta không
thể không thụt lùi lại theo lịch sử vài chục năm về trước, khi Mao Trạch Đông
muốn thôn tính Biển Đông.
Bụng dạ của TQ được Mao Trạch Đông
thể hiện qua câu nói thẳng với các lãnh đạo VN: Tôi sẽ lãnh đạo đội quân 500
triệu nông dân TQ tiến xuống Đông Nam Á. Nghĩa là, TQ sẽ biến Đông Nam Á thành
của TQ, thành lệ thuộc vào TQ,... Đây là mục đích chính, mục đích sổ 1 của nước
TQ cộng sản. Mao là 1 trong 21 người sáng lập ra ĐCS TQ.
Tư tưởng cốt lõi của lý thuyết cộng
sản Mác Lê Nin là học thuyết đấu tranh giai cấp. Trong đó giai cấp tiên tiến,
giai cấp lãnh đạo của cuộc cách mạng vô sản này, giai cấp đảm nhiệm xung kích
dành thắng lợi, là giai cấp công nhân, giai cấp vô sản.
Khốn nỗi, nếu theo đúng lý thuyết
này thì TQ chưa thể thành công được cách mạng vô sản và ĐCS TQ không thể có
giai cấp công nhân làm hậu thuẫn cho nó, vì TQ lúc này chỉ là 1 nước phong
kiến, nông nghiệp lạc hậu.
Dựa trên thực tế nông dân vẫn là
lực lượng chính của mọi cuộc bạo động, Mao đã đề xuất một thứ gọi là tư tưởng
Mao Trạch Đông với nội dung chính đặt nông dân TQ là lực lượng cơ bản cướp
chính quyền và xây dựng xã hội mới TQ.
Trong lịch sử thay đổi các triều
đại tại TQ từ nhà Tần sang nhà Hán,... từ nhà Nguyên sang nhà Minh,... nông dân
luôn luôn là lực lượng chính của các cuộc khởi nghĩa. Tư tưởng quân sự của Mao
cũng dựa trên lực lượng đông đảo của nông dân TQ.
Chiến lược nổi tiếng của Mao, được
giới quân sự, chính trị thế giới tán dương, là phát biểu mà Mao tổng kết nội
chiến tại TQ: "Lấy Nông thôn bao vây Thành thị".
Để tiến xuống Đông Nam Á, trước
hết, TQ phải làm suy yếu Việt Nam. Một trong những chiến lược làm suy yếu Việt
Nam, mà ĐCS TQ vận dụng chiến lược họ Mao là:
Lấy Biển Đông bao vây Đông Nam Á,
bao vây Việt Nam. Muốn lấy Biển Đông bao vây Việt Nam, Biển Đông phải của TQ.
Muốn Biển Đông trở thành của TQ, thì hạt nhân của Biển Đông là 2 dẫy quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa phải của TQ.
Từ mưu tính chiến lược này, ta thấy
Chu Ân Lai đưa ra đề nghị chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa, trong hội nghị San
Francisco 1951.
Lý do duy nhất mà chính phủ TQ dùng
để biện minh cho đòi hỏi chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa là sự hiện diện
của quân đội Tưởng Giới Thạch tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa năm 1946 theo
đề nghị của Đồng Minh giải giáp Phát xít Nhật.
Đòi hỏi chủ quyền của chính phủ TQ
cộng sản đã bị bác bỏ với đa số 48 các nước tham dự hội nghị, chỉ có Liên Xô và
2 nước cộng sản khác ủng hộ. Thực tế là trước 1946 TQ không hề có đòi hỏi quyền
chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Những ai nhầm lẫn về sự kiện 1909,
khi chính quyền địa phương tỉnh Quảng Đông đưa vài thuyền ra Hoàng Sa và bắn
vài phát súng, rồi từ sự kiện này suy diễn: đây là đòi hỏi chủ quyền tại quần
đảo này của chính phủ TQ, là suy diễn hết sức nông cạn.
Thật dễ hiểu khi luật lệ quốc tế
qui định: một quốc gia muốn có đòi hỏi chủ quyền với một vùng đất, đảo, quần
đảo,... trước hết vùng đất này, quần đảo, hay đảo này phải là vô chủ.
Thứ hai nếu vùng đất, quần đảo hay
đảo... đã có quốc gia khác thực thi quyền chủ quyền, thì quốc gia có đòi hỏi
quyền chủ quyền phải thương lượng, nêu được lý do đòi hỏi của mình.
TQ đã không có gì hết, nên họ giở
các thủ đoạn đối với đòi hỏi chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường Sa.
1. Tung ra những chứng cớ ngụy tạo,
chứng cớ không có cơ sở ngay cả trong lịch sử của TQ.
Chứng cớ ngụy tạo đầu tiên là thô
sơ và đơn giản. Đó là chứng cớ trong câu: TQ có chủ quyền lịch sử từ lâu đời
tại Hoàng Sa, Trường Sa.
Để tìm ra một chứng cớ rằng: chính
quyền phong kiến TQ, trong quá khứ, đã thực thi quyền chủ quyền tại Hoàng Sa,
TQ cũng không tìm ra nổi. Nhưng TQ cứ ra rả mãi về chứng cớ lịch sử hoang tưởng
này.
TQ hi vọng vào kết quả của một
nguyên tắc tuyên truyền: "một điều dối trá, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ
thành sự thực" mà người TQ biết đến qua câu chuyện "Anh Tăng giết
người". Người đầu tiên mắc vào lưỡi câu "chứng cứ lịch sử của TQ tại
Hoàng Sa" là Ung Văn Khiên, thứ trưởng Bộ ngoại giao VNDCCH.
2. Chu Ân Lai dùng mưu " Vô
chung sinh hữu": Tù không biến thành có.
Công hàm của Chu Ân Lai đề ngày
4/9/1958 là một mưu kế thuộc vào kinh điển 72 mưu kế của Quỷ cốc tiên sinh. Mưu
kế này có tên Vô chung sinh hữu: Từ không biến thành có.
Công hàm ngày 4/9/1958, thực tế,
chính phủ TQ dùng để trả lời LHQ về đòi hỏi lãnh hải 12 hải lý từ đường cơ sở.
Chu Ân Lai đã dụng kế, ngoặc thêm địa danh Nam Sa và Tây Sa vào danh sách các
địa phận lãnh hải hiển nhiên thuộc chủ quyền TQ như đảo Bành Hồ....
Công hàm Phạm Văn Đồng 14/9/1958 đã
tạo cớ cho TQ tung tin: Việt Nam công nhận chủ quyền của TQ tại Nam Sa và Tây
Sa.
3. Dùng vũ lực chiếm đoạt Hoàng Sa,
Trường Sa.
Năm 1974, chính Đặng Tiểu Bình
chính thức chỉ huy trận hải chiến cướp Hoàng Sa của Việt Nam. 71 hải quân Việt
Nam Cộng Hòa đã hi sinh vì Hoàng Sa.
Năm 1988, TQ lại dùng súng đạn giết
chết 61 hải quân Việt Nam tại bãi Gạc Ma Trường Sa, chiếm của VN 8 đảo và sau
đó 1992 chiếm thêm một số đảo khác trên Trường Sa.
4. Từ năm 2007 đến nay, TQ tăng
cường hành chính hóa các quần đảo đã xâm lược.
Năm 2007, TQ thành lập thành phố
Tam Sa bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa. Đến tháng 11/2012, họ đã có quân đội đồn
trú với thủ phủ hành chính trên Phú Lâm, Hoàng Sa.
5. Một giải mã cho sự kiện hộ chiếu
đường lưỡi bò.
Như vậy, sau khi điểm qua từng bước
TQ xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, ta có thể giải mã câu chuyện hộ
chiếu lưỡi bò của TQ.
Ta đã biết, từ không có một chút
chủ quyền nào tại Biển Đông, từ vị trí chỉ là một khách du lịch đi qua Biển
Đông, vào những năm trước 4/9/1958, hôm nay TQ đã có Hoàng Sa và một số đảo tại
Trường Sa.
Năm 2009, TQ trình lên LHQ bản đò
đường lưỡi bò chiếm gần 80% diện tích Biển Đông, với ghi chú: Đây là vùng
biển thuộc chủ quyền TQ.
Cũng giống như công hàm Chu Ân Lai
trong cuộc xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa, TQ đang lại lập lại kế sách Vô
trung sinh hữu đối với "Đường lưỡi bò" trên Biển Đông. Từ không
có chủ quyền trên Biển Đông, vẽ ra chủ quyền tại đường lưỡi bò, cứ như câu
chuyện "Mã Lương có cây bút thần" trong thần thoại Trung Hoa.
TQ làm ra sự kiện hộ chiếu lưỡi bò
là muốn lặp đi lặp lại chủ quyền tại đường lưỡi bò, gây căng thẳng, tạo ra
tranh chấp mà thực tế họ chẳng có một tý quyền nào, một tý lý do pháp lý nào để
tranh chấp. Hoàng Sa và Trường Sa là TQ vừa ăn cướp của Việt Nam. Vấn đề chủ
quyền hợp pháp của họ tại 2 quần đảo này, đang còn là chủ đề bàn luận của Đông
Nam Á, của thế giới.
Như vậy, theo lịch trình của âm mưu
chiếm đoạt Biển Đông, những bước tiếp theo sẽ là: tăng viện trợ cho những nước
ủng hộ TQ (trong quá khứ, TQ tăng viện trợ cho VN) hay dùng chiến tranh đe dọa
các nước không ủng hộ TQ (TQ cũng đã dạy cho VN một bài học, khi VN muốn rời bỏ
vòng ảnh hưởng của TQ).
Bước cuối cùng là sẽ dùng vũ lực
(1974, 1988, 1992 tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN).
Việc TQ tuyên bố sẽ khám xét các
tầu qua lại tại Biển Đông đã nói lên bước chuẩn bị cuối cùng của TQ.
TQ đang đe dọa chiến tranh. Đây còn
là một cảnh báo với Hoa Kỳ: Họ sẽ gặp phải đương đầu không khoan nhượng của TQ,
nếu Hoa Kỳ không nhường Biển Đông để TQ làm mưa làm gió.
Ngoài ra, muốn lý giải sự kiện hộ
chiếu lưỡi bò toàn diện, ta không thể không quan tâm đến chiến thuật dụng binh,
chiến thuật du kích của Mao Trạch Đông. Ta trích bài từ 16 chữ của Mao ở đây:
"Địch tiến ta lùi,
Địch dừng ta tiến,
Địch mệt ta đánh,
Địch lui ta đuổi"
Điều này cũng nhất trí với tư tưởng
của binh pháp Tôn Tử: "Địch khinh thường thì làm chúng thêm kiêu, địch
nhàn hạ thì làm chúng vất vả, địch đoàn kết thì làm chúng ly tán. Tấn công kẻ
thù lúc chúng không phòng bị, hành động khi chúng không ngờ tới" (Thiên
thứ nhất. Binh pháp Tôn Tử).
Khiêu khích các nước có mâu thuẫn
tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với TQ, là làm cho các nước này rối loạn, phân
tâm, không hiểu được TQ muốn gì?
Kết luận
Không có tranh chấp giữa Việt Nam
và TQ về chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Chủ quyền mà TQ đòi hỏi là các
chứng cớ ngụy tạo, là zero.
Chủ quyền của Việt Nam là chủ quyền
xác định bởi các châu bản của vua chúa Việt Nam khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa
là của nhà nước phong kiến Việt Nam.
Chủ quyền của Việt Nam được xác
định bằng việc liên tục khai thác Hoàng Sa, Trường Sa hàng trăm năm qua.
Chủ quyền của Việt Nam là hàng trăm
bản đồ cổ có ghi Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam,...
Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt của
Tổ quốc Việt Nam.
Hiện nay căng thẳng tại Biển Đông
là do TQ xâm lược Hoàng Sa của Việt Nam 1974 và Trường Sa của Việt Nam 1988,
1992.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã nhận ra tầm
quan trọng của Hoàng Sa, Trường Sa chưa?
Chỉ một năm trước đây, trước khi
thăm TQ, ông còn lừa phỉnh nhân dân Việt Nam rằng: Biển Đông rộng mênh mông,
những điểm tranh chấp là nhỏ bé, không đáng kể.
Đảng CS VN đã cho sói gửi chân vào
nhà. Cơ đồ Việt Nam, do hàng trăm thế hệ người Việt hơn 4000 năm xây dựng, bảo
vệ, có nguy cơ chìm đắm.
Những người Việt Nam yêu nước cần
hành động ngay, trước khi quá muộn.
Tỉnh Đà Nẵng cần tiến hành những
oanh tạc hỏa tiễn vào Phú Lâm, đánh sập mọi xây dựng của TQ trên Hoàng Sa,
quyết không cho chúng chiếm cứ lâu dài Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta.
điêu khắc chân mày anh thư
ReplyDeletedieu khac chan may anh thu
dieu khac chan may
dieu khac chan may nam
dieu khac chan may nu
điêu khắc chân mày
điêu khắc chân mày nam
điêu khắc chân mày nữ
dieu khac long may
điêu khắc lông mày