Ỷ
Lan, thông tín viên RFA
2012-11-30
Sáng thứ năm 29
tháng 11 năm 2012, ông Hugh Borrowman, Đại sứ Úc tại Việt Nam đã từ Hà Nội vào
Sài Gòn vấn an Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện.
Ông
Hugh Borrowman, Đại sứ Úc tại Việt Nam (phải) và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ
tại Thanh Minh Thiền Viện, sáng thứ năm 29 tháng 11 năm 2012. Courtesy IBIB
Đức Tăng Thống Thích
Quảng Độ đã dành cho Đài Á Châu Tự Do một cuộc phỏng vấn đặc biệt nhân sự kiện
này.
Trình bày tình hình Giáo hội
Ỷ
Lan:
Kính bạch Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Được tin ông Hugh Borrowman, Đại sứ
Úc Đại Lợi tại Việt Nam, đến thăm Đức Tăng Thống hôm thứ năm 29.11 tại Thanh
Minh Thiền Viện, kính xin Đức Tăng Thống hoan hỉ cho biết nội dung cuộc gặp gỡ
này?
HT
Thích Quảng Độ: Thưa
cô Ỷ Lan và quý khán thính giả của Đài Á châu Tự do. Hôm qua ông Đại sứ Úc Đại
Lợi có đến thăm tôi. Hiếm khi được gặp các vị ngoại giao nước ngoài như thế. Do
đó, khi gặp được những dịp may như vậy, tôi nói rõ về tình hình của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong 37 năm qua.
Sau
1975, Giáo hội bị một cái Pháp nạn rất nặng nề, đó là dưới chế độ Cộng sản từ
khi mà họ toàn thắng trong miền Nam này cho đến bây giờ. Giáo hội Phật giáo
Việt Nam Thống nhất vì không chịu khuất phục những bất công của họ, cho nên họ
cứ tiếp tục đàn áp cho đến giờ phút này. Họ chưa chấm dứt sự kỳ thị, đàn áp
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Cho nên những hoạt động của Giáo hội từ
ba mươi mấy năm nay rất khó khăn. Thuyết pháp, giảng đạo không được, mở trường
dạy học không được, nhất là sau khi họ đã lợi dụng được một số các Sư lập ra
cái Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay nằm trong Mặt trận Tổ quốc và dưới sự
lãnh đạo của Mặt trận. Họ có một Ủy ban Tôn giáo, tất cả các hoạt động của Giáo
hội Phật giáo mà người ta thường gọi Giáo hội Quốc doanh đều do Cộng sản kiểm
soát và chỉ huy hết, không có một cái gì gọi là tự trị hay độc lập cả. Bởi vậy
cho nên đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là họ rất có ác cảm. Nếu
có một cơ hội nào dẹp bỏ được là họ sẽ áp dụng đấy thôi. Cho nên Giáo hội càng
ngày càng khó khăn.
Như
hôm qua tôi mới được biết tin họ lại có cái Nghị định 92 gì đây này, mới nhất
về tôn giáo đó. Chắc là còn gay gắt, nghiêm khắc hơn là các nghị định trước
đây.
Cái
vấn đề thứ hai tôi trình bày với ông Đại sứ là vấn đề Dân chủ, Tự do. Cái nhu
cầu dân chủ hóa Việt Nam là một nhu cầu rất cần thiết, không phải riêng
cho Giáo hội mà cho toàn dân. Bởi vì toàn dân đang bị đàn áp. Ai thuận theo
Cộng sản thì tương đối còn được dễ sống, còn ai không đồng ý với những đường
lối chính sách của họ thì bị đàn áp đây. Gần đây bao nhiêu người đã bị đưa ra
tòa, bị tống giam tù, cả thế giới biết rồi. Trong đó có rất nhiều thanh niên,
chứ không như trước đây là những người lớn tuổi đâu. Thanh niên nam nữ, nhiều
tuổi nhất là 20 tuổi cũng bị tù hết cả. Cho nên tôi có trình bày với ông Đại sứ
cái nhu cầu dân chủ hóa Việt Nam của chúng tôi là nhu cầu cấp thiết nhất
bây giờ để cho dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với các dân tộc trên thế giới
cùng nhau tiến bộ đến một nền văn minh nhân loại thật sự.
Chứ
còn dưới cái chế độ độc tài toàn trị như bây giờ người Việt Nam không tiến lên
được, rồi bị tụt hậu đấy thôi. Tôi cũng có nói với ông Đại sứ Úc rằng là cái
nguyện vọng của người dân Việt Nam như thế. Tự mình thì có thể khó khăn lắm,
thực sự ra chúng tôi vẫn ý thức rằng phải tự người Việt Nam đã, rồi sự giúp bên
ngoài là phần phụ trợ thôi, chứ không phải phần chính. Nhưng nếu được sự giúp
đỡ của các nước dân chủ tiến bộ trên thế giới trong đó có nước Úc mà giúp một
phần, có thể cái việc dân chủ hóa Việt Nam được dễ dàng chút nào không.
Vấn đề biển đông
Ỷ
Lan:
Bạch Đức Tăng Thống, còn vấn đề gì khác nữa không?
HT
Thích Quảng Độ: Vấn
đề thứ ba đây cũng rất quan trọng, là vấn để Biển Đông. Bây giờ Việt Nam đã mất
một phần rồi, đảo Hoàng sa, 8 đảo ở Trường Sa. Bây giờ Trung quốc đã lập Trung
tâm huyện Tam Sa rồi, rồi đặt cơ quan hành chánh, quân sự để mà điều khiển cái
vùng biển đó. Rồi dân chài của mình ra đánh cá thì họ bắt, họ giết, họ giữ bao
chục năm nay rồi, thì tình hình đó rất nghiêm trọng. Tôi cũng nói với ông Đại
sứ rằng cái Biển Đông không chỉ riêng quan trọng với Việt Nam, mà nó còn liên
hệ … bây giờ thế giới thu hẹp lại lắm rồi. Không ai có thể sống cô lập được,
không một nước nào có thể cô lập, độc lập mà sống được, cái thuyết nhân
duyên của nhà Phật, cái này liên hệ với cái khác, mối liên quan chằng chịt
với nhau không ai sống độc lập riêng rẻ mà tồn tại được.
Thành
ra cái Biển Đông tuy rằng lãnh thổ của Việt Nam nhưng mà toàn các nước vùng
Thái Bình dương, Ấn Độ dương cũng có liên hệ, mà trong đó cũng có nước Úc. Bây
giờ giả dụ như Trung quốc họ chiếm được toàn thể Biển Dông, họ làm chủ biển
Malacca là con đường thông thương giữa Thái Bình dương và Ấn Độ dương thì nước
Úc cũng không tránh khỏi cái sự ngăn trở. Cho nên đây là một cái việc chung,
tôi có trình bày hết với ông Đại sứ như thế, cái tầm quan trọng của Biển Đông.
Bây
giờ chỉ có cái mong muốn là làm thế nào để dân chủ hóa được Việt Nam để
rồi liên kết với tất cả các nước dân chủ trên thế giới, trong đó có nước Úc, thì
tất cả liên minh dân chủ có thể giúp đỡ thì có thể giữ được Biển Đông.
Còn
riêng Việt Nam bây giờ thì tôi không có hy vọng gì. Ngay trong cái Đại hội
Thượng đỉnh mới nhất cách đây mấy hôm trong tuyên bố chung, ông Hun Sen, Thủ
tướng của Kampuchia ông nói rằng vấn để Biển Đông là không quốc tế hóa được.
Việt Nam ngồi đó nhưng cũng im lặng, không dám phát biểu gì. Riêng ông Tổng
thống Aquino III của Philippines là ông phản đối. Như thế chứng tỏ Việt Nam quá
yếu rồi, không dám nói nữa.
Còn
mới nhất đây là giấy Thông hành họ in cái Lưỡi Bò nữa này, Passport họ in Lưỡi
Bò, thì không biết Việt Nam đối xử ra làm sao? Bây giờ họ xin nhập cảnh visa
vào Việt Nam đây, với cái Lưỡi Bò đấy mình có cho nhập cảnh hay không? Việt Nam
có cho vào không? Có nhận cái visa nhập cảnh cái đó không? Mà nếu visa nhập
cảnh cái đó thì coi như Việt Nam tự dâng nước mình cho Tàu rồi. Đó là những vấn
đề mà tôi thảo luận, tôi trình bày với ông Đại sứ Úc như thế.
Ỷ
Lan:
Kính bạch Đức Tăng Thống, xin hỏi một câu hỏi chót. Tháng 8 vừa qua thì Đại
sứ Mỹ đến vấn an Hòa thượng, rồi bây giờ Úc Đại Lợi. Như vậy thì Đức Tăng Thống
bay giờ hết quản chế rồi, muốn tiếp ai thì tiếp?
HT
Thích Quảng Độ: Đâu
có tiếp ai thì tiếp, bây giờ Công an ngồi kèm… này bây giờ Công an họ vào quét
chùa (cười) họ quét hộ sân chùa bao cửa chùa đó… ông công an ngoài ngõ đó.
Thanh Minh giờ oai không?! Công an vào quét hộ sân chùa đó.
Bao
nhiêu chục năm nay thì cứ có một cái phòng trên lầu một đây này, cứ ở đây thôi.
Chỉ có một tháng, bây giờ thì hai tháng một lần đi bệnh viện vậy thôi. Có ai ra
vào gì đâu, mà mình có đi đâu được đâu? Mà đi đâu bệnh viện thì họ theo.
Cũng
như bây giờ ăn có một bữa, sáng ở dưới bưng lên. Ở ngoài cái cửa ra vào có cái
ghế đẩu để đó, ăn xong để đó, dưới bếp họ lên họ đưa xuống, rồi họ khóa cửa sắt
lại (cười). Cầu thang lên tôi có cái cửa sắt y như nhà tù vậy. Như vậy là hai
mươi mấy năm nay rồi, từ ngày ở Bắc về.
Đâu
có ai cho thuyết pháp? Bây giờ tôi chỉ thuyết cho tôi thôi. Không được tụng
kinh cho người khác, không được giảng đạo, chỉ có quyền tụng kinh cho mình
thôi. Họ đã quy định rõ ràng.
Ở
đây là ở nhờ, chùa của Hòa thượng Thích Thanh Minh, Hòa thượng lấy tên Hòa
thượng đặt tên chùa. Tôi từ suốt từ ngày đi tu sáu mươi mấy năm nay chỉ đi ở
nhờ không thôi.
Tôi
mới thực sự là người vô sản chính cống đấy, hơn cả Đảng Cộng sản, hơn cả ông
Marx Lenine đấy. Ông Marx Lenine có đất, có tài sản, chứ ông Sư Quảng Độ chẳng
có tấc đất nào, mà tấc đất cắm cái dùi cũng không có. Cho nên Cộng sản bỏ tù
tôi là bỏ bậy thôi.
Tôi
bây gờ rất là giải thoát. Thật sự vậy, không có cái gì ràng buộc.
Ỷ
Lan:
Xin cám ơn Đức Tăng Thống.
Ỷ
Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do.
Theo dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
điêu khắc chân mày anh thư
ReplyDeletedieu khac chan may anh thu
dieu khac chan may
dieu khac chan may nam
dieu khac chan may nu
điêu khắc chân mày
điêu khắc chân mày nam
điêu khắc chân mày nữ
dieu khac long may
điêu khắc lông mày