Friday 30 November 2012

KHẤU ĐẦU hay HỢP TÁC Ở CHÂU Á ? (Yuriko Koike)





Người dịch: Hu Zi
30-11-2012

TOKYO - Khi chuyến đi thăm nước ngoài đầu tiên của tổng thống Mỹ Obama sau khi tái đắc cử là châu Á, người ta có thể chắc chắn rằng ở Châu Á đang có sự chuyển biến lớn. Thật vậy, ông Obama đã quyết định tới thăm Miến Điện - một quốc gia nghèo khó bị cô lập lâu nay trên trường quốc tế đã minh chứng cho những biến đổi to lớn đang diễn ra ở nước này, cũng minh chứng cho thấy nước Mỹ đã nhận thức được người khổng lồ trong khu vực là Trung Quốc đang nỗ lực bắt Châu Á khấu đầu về kinh tế và chính sách ngoại giao.

Trạm dừng chân quan trọng tiếp theo của ông Obama tại Phnom Penh nhân sự kiện hội nghị lãnh đạo thượng đỉnh Asean và Đông Á đã khẳng định điều này. Ở hội nghị thượng đỉnh các nước Asean, thủ tướng nước chủ nhà Cam Bốt là Hun Sen, kẻ đã cai trị đất nước của ông ta trong 30 năm qua với chính sách bàn tay sắt đã phát biểu trong diễn văn bế mạc hội nghị rằng, tất cả lãnh đạo các quốc gia trong khối ASEAN đều đồng thuận không “Quốc tế hóa” vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Thủ tướng Trung Quốc là Ôn Gia Bảo có mặt tại hội nghị đã nở nụ cười nhẹ nhàng cùng cái gật đầu, trong thời gian hội nghị ở Phnom Penh, ông Ôn cùng Hun Sen đã ký kết những hiệp định thương mại mới giữa hai bên với những khoản tiền cho vay khổng lồ nhiều triệu USD đã được đổ vào Cam Bốt.

Sự việc không nhanh như thế, ngay trong hội nghị thì thủ tướng Phi là Benigno S. Aquino III đã nói rằng họ không đạt được hiệp nghị nào như vậy giữa tất cả các nước thành viên ASEAN. Hun Sen đã truyền đạt sai lệch những kết quả hội đàm giữa các nhà lãnh đạo với nhau. Thủ tướng Nhật Bản là Yoshihiko Noda cũng hiện diện tại Phnom Penh, đồng ý với lời nói của Aquino. Khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei và Singapore tham gia với Aquino yêu cầu Hun Sen sửa đổi, bổ sung bản tuyên bố chung. Các nước này đã nhiều lần hối thúc Trung Quốc đàm phán đa phương với ASEAN để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Trong khi đó đối thủ to lớn hơn họ gấp nhiều lần là Trung Quốc lại khăng khăng chỉ muốn đàm phán song phương để giải quyết vấn đề.

Hành động của Hun Sen đã chứng minh một điều: nước nào quá phụ thuộc vào viện trợ kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc sẽ có sự điều chỉnh chính sách. Trong hơn 20 năm qua, những hành động của Miến Điện và Cam Bốt không có sự khác biệt nào cả, cho tới lúc Trung Quốc chơi trò chơi hơi quá tay, nhất là gần đây Miến Điện đã hủy bỏ dự án đập thủy điện Myitsone, tiết lộ mối quan hệ mật thiết với dã tâm bừng bừng của Trung Quốc. Trên thực tế, sự ngạo mạn của Trung Quốc - thể hiện ở việc họ muốn đưa 100% sản lượng điện của đập Myitsone xuất sang Trung Quốc đã thúc đẩy nhanh hơn tiến trình dân chủ hóa ở Miến Điện, bắt đầu mở cửa và là một nhân tố mới tích cực tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa.

Tuy nhiên Châu Á không nên hiểu sai thông điệp từ chuyến thăm của ông Obama. Cho dù nước Mỹ đã nhiều lần khẳng định quay lại Á Châu là chiến lược trọng tâm trong thế kỷ 21, nhưng chỉ dựa vào một mình nước Mỹ thì có vẻ như là hơi quá sức, không thể xây dựng được một cơ cấu an tòan cho khu vực. Từ Ấn Độ tới Nhật Bản, mỗi quốc gia Châu Á đều cần phải là một thành viên trong đó.

Không có một phương án thay thế nào cả, bởi sự trỗi dậy của con rồng Trung Quốc đã kéo theo những thay đổi to lớn về kinh tế và xã hội trên khắp Châu Á, trong một số trường hợp thì đưa lại sự hỗn loạn cho khu vực. Tất nhiên nền kinh tế Châu Á trong mấy chục năm gần đây đã tiến thêm nhiều bước trong tiến trình nhất thể hóa, nhất là thông qua những chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất. Tuy vậy sự nhất thể hóa này lại không xảy ra ở mặt trận ngoại giao. Ngay cả hai nền dân chủ lớn, có lợi ích gần như tương đồng trong khu vực Châu Á là Nhật Bản – Hàn Quốc cũng bị cuốn vào vòng xoáy tranh chấp lãnh thổ, việc này phản ánh xung đột từ những vấn đề do lịch sử để lại – không thể tiến hành hợp tác với nhau một cách thân mật.

Quá trình chuyển giao lãnh đạo một cách lâu dài và hiển nhiên là chưa kết thúc ở Trung Quốc đã bị sự kiện Bạc Hy Lai làm gián đoạn cùng với quá trình thanh lọc phe cánh của ông ta đã cho thấy con đường mà tầng lớp lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ tiếp tục dẫn dắt Trung Quốc trên con đường trỗi dậy trở thành siêu cường không phải là quá chắc chắn. Điều này làm tăng sự thiếu vắng của một cơ chế được các quốc gia trong khu vực Châu Á chấp nhận rộng rãi và càng ngày càng nguy hiểm.

Trật tự quốc tế được định hình thông qua sự đồng thuận hoặc bằng những giải quyết vũ lực. Nhiệm vụ lớn cho Obama, chủ tịch nước sắp tới của Trung Quốc – Tập Cận Bình, thủ tướng Ấn Độ Singh cũng như lớp lãnh đạo mới của Nhật Bản và Hàn Quốc sau cuộc bầu cử vào tháng 12 tới, cũng như những nước thành viên Asean khác cần phải giải quyết là đảm bảo sự đồng thuận chiếm ưu thế ở Châu Á và không làm cho nỗi lo sợ bị bao vây bởi chiến lược chuỗi đảo của Trung Quốc thêm trầm trọng

Tất cả các quốc gia Châu Á đều cần biết rằng, bất kể lúc nào chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa, nó đều tìm đến vũ lực làm phương cách giải quyết – Chiến tranh Triều Tiên 1950, chiến tranh biên giới Trung - Ấn 1962, chiến tranh Xô – Trung 1969 và chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979. Nhưng nỗi sợ hãi khiêu khích Trung Quốc không nên ngăn cản giới lãnh đạo các quốc gia Châu Á tìm được sự đồng thuận trong vấn đề an ninh cho khu vực. Ví dụ như cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Chỉ có những quốc gia hèn yếu nhất Châu Á mới cho rằng nên can tâm tình nguyện khấu đầu trước sự bá quyền của Trung Quốc - hoặc lo lắng về một cuộc chiến tranh lạnh do Mỹ dẫn đầu để chống lại Trung Quốc.

Thật vậy, các quốc gia Châu Á cần phải lựa chọn quan điểm về một Trung Quốc tương lai hay nước Mỹ tương lai là sai lầm. Nhưng sự lo lắng của Châu Á đối với chủ nghĩa bá quyền cũng như sự bao vây về quân sự của Trung Quốc có được hóa giải không?

Chỉ có chia sẻ nhận thức về theo đuổi sự đồng thuận chung mới có thể tránh cho cả khu vực bị quân sự hóa. Đã có thể nhìn thấy bước tiến đầu tiên của quá trình này. Hoa Kỳ đã tham gia mời một số nước khác tham gia vào mối quan hệ đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership – một khối tự do thương mại liên kết Mỹ và các nước Châu Á. Đảng cầm quyền của Nhật Bản và đảng đối lập hàng đầu đều ủng hộ hiệp định này, Obama đang mời Trung Quốc tham gia hiệp định như là một động thái chứng minh nước Mỹ đang tiến hành tạo nên sự đồng thuận ở nơi mà nó có thể.

Tuy nhiên ở trước mắt thì Trung Quốc đã có biện pháp khác, Trung Quốc cùng ASEAN thúc đẩy thành lập khu vực mậu dịch tự do phi thuế quan CAFTA mà không có sự tham gia của Mỹ và Nhật Bản.

Bất luận thế nào, những hiệp định tự do thương mại có to lớn thế nào chăng nữa, cũng không thể làm biến mất những tranh chấp chủ quyền ở khu vực Châu Á, ở vấn đề này – kẻ đầu sỏ làm gia tăng tình trạng căng thẳng trong khu vực, những mục tiêu chung không những là có thể, mà việc duy trì hòa bình là điều kiện cần thiết. Suy cho cùng, Châu Á không có quốc gia nào – cho dù đó là những thể chế dân chủ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Phi hay những quốc gia độc đảng chuyên chế như Trung Quốc, Việt Nam hay chế độ quân chủ lập hiến nhỏ bé như Brunei – có thể tiếp tục tồn tại khi mặc nhiên thừa nhận những vấn đề như vậy.

Chủ nghĩa ngoại giao hiện thực không nhất định là dẫn đến kết quả bằng không, quá trính nhất thể hóa Âu Châu là một minh chứng. Cũng như ngành sản xuất than đá và thép của Châu Âu hiện đã nhất thể hóa, tất cả các nước Châu Á đều được hưởng lợi từ việc tiếp cận và chia sẻ nguồn tài nguyên phong phú từ đại dương ( mà không có bất kì sự tuyên bố từ bỏ chủ quyền nào), mặc dù điều này có thể chính là ngòi nổ của những tranh chấp trong khu vực.


[Tác giả Yuriko Koike là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản (July 4, 2007 – August 27, 2007), Cố vấn An ninh Quốc gia đầu tiên của Thủ tướng Nhật (September 26, 2006 – July 4, 2007), nguyên Chủ tịch Đảng Tự do tại Quốc hội, đương kim lãnh đạo khối đối lập ở Quốc hội Nhật Bản].


Nguồn tiếng Trung: 亚洲,是叩头还是合作? Tiếng Anh: Kowtow or Cooperation in Asia?


Nguồn: Khấu đầu hay là hợp tác ở châu Á? Hu Zi. Facebook.Tuesday, November 27, 2012






1 comment:

View My Stats