Tuesday, 27 November 2012

CHỦ NGHĨA QUỐC XÃ MANG ĐẶC TÍNH TRUNG QUỐC (John Garnaut)





Trọng Khiêm dịch
Chi tiết
Được đăng ngày Thứ tư, 28 Tháng 11 2012 00:04

Cách đây hai năm, một trong những giám đốc ngân hàng đầu tư thành công nhất của Trung Hoa rời phòng họp của mình tại Bá Linh để tham quan một cuộc triển lãm đặc biệt gây chú ý nơi ông: “Hitler và người Đức: Quốc Gia và Tội ác”. Ở dưới tầng hầm của Viện Bảo tàng lịch sử Đức, ông Hà Địch quan sát đám đông phải đau lòng đương đầu với hệ lụy của thế hệ đàn anh với những lời hứa Quốc Xã “tiên tiến, thịnh vượng và tái lập uy phong trước đây của quốc gia”, được các nhà quản lý viện ghi ở cổng vào cuộc triển lãm.

Ông Hà, Phó chủ tịch ngân hàng đầu tư Thụy sĩ UBS, nhận thấy cuộc triển lãm quá hấp dẫn và quá động tâm vì những điểm tương đồng ông thấy nên khi trở về Trung Quốc ông đã bỏ ba ngày để tìm hiều về tất cả những gì ông tìm thấy được về lịch sử Quốc Xã.

Ông Hà Địch

Ông nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn tại Bắc Kinh: “Tôi thấy rõ phương cách Hitler phối hợp chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc để hỗ trợ cho Quốc Xã”. “Chính đây là điều các quốc gia lân bang đang lo ngại về tình trạng của Bắc Kinh. Khi trở về Bắc Kinh, ông trau chuốt đề cương sứ mệnh tại trung tâm nghiên cứu chính sách (think tank) do ông sang lập năm 2007 và tăng cường nỗ lực trong cuộc chiến cân não này.

Sự hiện diện của Bác Nguyên Cơ Kim Hội (Boyuan Foundation) của ông Hà hầu như hoàn toàn không ai để ý, nhưng đó là một trung tâm nghiên cứu chính sách có tầm vóc, căn bản và tự đại nhất ở Trung Hoa. Sau khi đưa nền kinh tế Trung Hoa hòa nhập vào đấu trường tư bản thế giới qua việc làm của ông tại UBS, nay ông Hà có tham vọng giúp nhân dân Trung Hoa sống trong một thế giới mà ông mà các đòng minh ý thức hệ gọi là những “giá trị phổ cập” : tự do, dân chủ, và kinh tế thị trường. Tổ chức này cố vấn cho các cơ quan chính phủ, trong đó có các cấp lãnh đạo ngân hàng và điều chỉnh tài chánh đồng thời họ tuân theo đề cương “hoàn thành đồng thuận xã hội” xoay quanh những giá trị phổ cập, nền tảng của hệ thống kinh tế, chính trị và xã hội đương đại.
Ông Hà nói: “Đây là một sự chuyển tiếp từ một xã hội truyền thống sang một xã hội tân thời”.

Thách đố cho Bác Nguyên Hội là những “giá trị phổ cập” xung đột với ý thức hệ của Đảng Cộng Sản vì họ tự nhận đứng trên những giá trị này. Ông David Kelly, giám đốc nghiên cứu của một nhóm cố vấn tại Bắc Kinh, đã từng hình thành bối cảnh sinh hoạt của trí thức Trung Hoa, nói: “Bác Nguyên giống như những phòng khách đã khởi xướng và nuôi dưỡng những tư tưởng của cách mạng Pháp. Họ công khai muốn đem tư tưởng khai sáng tự do đến Trung Hoa”.

Ông Hà, 65 tuổi, đi tiên phong trong cuộc chiến ý thức hệ đang được dàn trải ở hậu trường của việc chuyển tiếp lãnh đạo ngoạn mục trong tuần vừa qua, nơi đây Chủ tịch nước Trung Hoa Hồ Cẩm Đào chính thức trao quyền cho Tập Cận Bình. Ở đầu bên này cuộc thi đua ý tưởng là những giá trị phổ cập của họ Hà; ở đầu bên kia là ý thức hệ cách mạng của cha đẻ đảng CSTQ họ Mao. Cuộc chiến vì tương lai của Trung Hoa đương giằng co từ mười năm nay trong cuộc đọ sức nội bộ giữa ông Hồ và vị tiền nhiệm tái xuất hiện mới đây, ông Giang Trạch Dân. Hướng ý thức hệ của ông Giang đã biến chuyển màu sắc như con kỳ nhông nhưng trong những năm gần đây ông gợi ý rằng nếu đảng vẫn tiếp tục kiên trì với tư tưởng thời Mao Trạch Đông và các định chế thời Liên Bang Xô Viết, đảng sẽ có nguy cơ sụp đổ theo kiểu Liên Bang Xô Viết.

Khi ông Hà Đích rời bỏ chức chủ tịch UBS Trung Hoa năm 2008 - sau khi nâng cao biểu đồ vốn đầu tư ngân hàng liên tục bốn năm – UBS cung cấp cho ông một văn phòng, một thư ký, và một đầu lương mà không đòi hỏi nơi ông một công tác tối thiểu nào cả. Ông vẫn tiếp tìm những thỏa thuận phát sinh lợi nhuân của UBS, những thái tử đảng có khả năng khả dĩ ông thuê dùng (ví dụ như con của Phó Thủ Tướng Lý Thụy Hoàn (Li Ruihuan) và giới thiệu những khách hàng giàu có trong ngành ngân hàng tư. Ngân hàng Thụy Sĩ cũng trao cho ông 5 triệu Mỹ kim để bơm vào tổ chức Bác Nguyên, đúng vài tuần lễ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, mà không có một điều kiện nào đi kèm trừ việc bổ nhiệm một người đại diện của UBS trong ban điều hành, theo lời của t chức Bác Nguyên. Ông rút 1 triệu Mỹ kim từ hầu bao của mình khi ông đem tất cả tài năng của mình để thành lập một diễn đàn xây dựng tư tưởng. Ông nói: “Có một hôm, tôi nhấc điện thoại và mời gọi các thành viên tiềm năng của ban chấp hành. Tôi không ngần ngại gọi 6, 7 ông Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng”.

Tổng tham mưu của Bác Nguyên Hội tại Bắc Kinh nắm trên một sân nhà tân trang lịch thiệp về phía Bắc thành phố. Đàng sau bàn làm việc của ông Hà là một bức tường sách về lịch sử, triết học và cải cách. Trong một bữa ăn trưa đơn giản gồm rau om và vô số tách trà, ông kể cho tôi nghe vì sao ông gắn bó với những giá trị tự do phát xuất từ trào lưu truyền thống của đảng cộng sản nở rộ vào thập niên 1980 và từ đó đã bị vùi dập nhưng không hoàn toàn tan biến. “Ông nội và ba tôi, cả hai người đều đấu tranh để mong thiết lập không phải một chế độ toàn trị, một chế độ phong kiến, nhưng để làm thế nào người dân tầm thường vui hưởng một cuộc sống tốt lành”. Ông nội của ông Hà là phó thủ tướng trong chính quyền Quốc Dân Đảng đã cai trị Trung Hoa cho đến khi bị Cộng sản đánh bại vào năm 1949; ông bị đánh cho đến chết vào thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa.

Bố của ông Hà (tên là Hà Khang) là bộ trưởng nông nghiệp có uy thế vào thập niên cải cách 1980, một khoa học gia nông nghiệp có tài và được kính nể vì sự lương thiện. Ông giúp các nông dân Trung Hoa phân chia ruộng đất công xã. Ông Hà nói đây là những giây phút sáng ngời của Trung Hoa, vào lúc các nhà lão thành cách mạng tôn trọng những phán đoán của nông dân và cả những doanh nhân trong việc lựa chọn giống cây để trồng, điều gì phải làm, và phương cách phân phối ra thị trường. Thủ thuật, như mọi thư lại “nhắm mắt làm ngơ” thừa biết, đơn giản là tránh ra để người ta đi. Ông Hà nói “Vào lúc đó, các cấp lãnh đạo thực sự hiểu rõ khái niệm gợi là “giá trị phổ cập”, có nghĩa là nhân quyền và cho phép nhân dân tự do chọn lựa những gì họ muốn. Họ tôn trọng khả năng của nhân dân, phản ánh giá trị phổ cập không nhất thiết đến từ phương Tây nhưng dựa trên nhu cầu căn bản của con người”.

Hà Địch nói rằng làn sóng chủ nghĩa dân tộc tại Trung Hoa
đi ngược lại những gì cha của ông tranh đấu, Hà Khang, bên trái đứng cạnh Thủ tướng Chu Ân Lai
Lúc đầu ông Hà có ý định dùng Bác Nguyên Cơ Kim Hội để thực hiện khi về hưu một phương án tự khai sáng tập thể cùng vỡi những người bạn thân thiết từ hồi trẻ. Ông tỏ ra lo lắng khi ông nhìn thấy một thái tử đảng, Bạc Hy Lai, thổi một luồng sinh khí mới vào đường lối Mao và khuấy động lòng dân tại Trùng Khánh, một thành phố khổng lồ nội địa do họ Bạc cai trị. Nhận xét thấy công dân Trung Hoa thích nghi với thời đại tấn tiến và đảng – nhà nước tuột trở về ý thức hệ cách mạng của thời ông còn niên thiếu, ước vọng của ông quay sang hỗ trợ việc chuyển hóa và hiện đại Trung Hoa để cứu đất nước ông.

Khi ông trở về Bắc Kinh sau khi ông thăm viếng Bá Linh vào cuối năm 2010, ông khám phá các học giả nổi danh cũng đang khảo nghiệm những điểm tương đồng này, mặc dù họ không công bố được công trình của họ. Sử gia Thượng Hải Hứa Kỉ Lâm (Xu Jilin) đã thấy Trung Hoa rẽ sang bên tả (cánh tả Trung Hoa có tinh thần bảo thủ và diều hâu hơn) khi Hoa Kỳ đánh bom Tòa Đại Sứ Trung Hoa tại Tiệp Khắc (Yougoslavia) năm 1999, tạo nên “cơn lốc chủ nghĩa dân tộc”, vào lúc lòng tự hào và sưc mạnh của Trung Hoa và hiện tượng chính trị Bạc Hy Lai nổi lên như cồn. “Tinh thần coi trọng Nhà nước đang thắng thế trong dòng ý thức hệ của giới cầm quyền, và có thể dược áp dụng trên một quy mô lớn tại một số vùng “ca hát nhạc Hồng và truy quét tội ác”, ông Hứa kể lại trong một buổi nói chuyện tại Bác Nguyên hội. “Lịch sử nước Đức và nước Nhật vào thập niên 1930 cho thấy nếu chủ nghĩa Nhà Nước (toàn trị) được đem áp dụng toàn bộ, nó sẽ dẫn đất nước đến thảm họa”.

Thuốc ngừa của ông Hứa được ghi rõ trong đề cương của Bác Nguyên Hội: “Những điều một Nhà nước mạnh cần nhất là những định chế dân chủ, một hiến pháp vững vàng và pháp quyền để ngăn ngừa quyền lực làm điều ác. Nếu quý vị thăm dò bao nhiêu người Trung Hoa thực sự muốn trở lại thời kỳ Mao để trở thành Bắc Triều Tiên, tôi không tin có đến 1 phần trăm muốn như vậy”.

Những đối thủ của ông Hà - ở một chừng mực giới hạn thực sự mong muốn Trung Quốc trở về thời Mao – không tin vào tư bản tư, hoảng sợ vì nạn tham nhũng tràn lan và chống lại những gì họ cho là giá trị Tây Phương nguy hiểm. Những đối thủ này, xưng tụng những anh hùng kiểu ngôi sao chính trị rơi đài Bạc Hy Lai và tướng Lưu Uyên (Liu Yuan) chống tham những nhưng bị thất sủng, dùng một từ ngữ biểu trưng cho Bác Nguyên Hội của ông Hà Địch Thế lực thù địch Tây phương”. May mắn thay, ông Hà còn nhiều con cờ trong tay để chơi trong ván bài nhiều rủi ro này.

Ngoài gốc gác thái tử đảng, nhờ đó ông được che chắn, ông Hà còn được sự ủng hộ của ông Chủ tịch sáng lập hội Tần Hiểu (Qin Xiao), người nắm giữ một chức vụ ngang hang bộ trưởng, làm chủ tịch của một trong tập đoàn tài chánh cao cấp nhất của Nhà nước. Một trong những giám đốc của Bác Nguyên Hội là Ben Scowcroft, nguyên là cố văn an ninh Hoa Kỳ. Ủy ban chỉ đạo Bác Nguyên Hội bao gồm nhà xuất bản tập san điều tra lề trái Tài Kinh (Caijing), con của một trong những vị tướng lão thành cách mạng Trần Di (Chen Yi), và một nhóm viên chức, giữa họ với nhau, đã tích tụ một vốn tài chánh to lớn nhất trong lịch sử của tư bản toàn cầu.

Những người bạn thiếu thời của ông Hà, làm việc chặt chẽ với Bác Nguyên Hội, bao gồm Thống đốc Ngân Hàng Nhân Dân Trung Hoa, ông Chu Tiểu Xuyên (Zhou Xiaochuan) và ông Vương Kì Sơn (Wang Qishan), ông trùm của hệ thống tài chánh, đang chuẩn bị vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyềt định cao nhất Trung Quốc tuần này. Họ, cùng với một số thái tử đảng đã đạt đến chóp bu tài chánh Trung quốc, đã trở thành một nhóm bạn thân thiết, một cách trớ trêu, khi họ còn là Hồng Vệ Binh , đánh bọn “ tẩu tư phái” (Tẩu tư bản chủ nghĩa đạo lộ đích đương quyền phái) vào thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa ở cuối thập niên 1960.

Nhiều người chủ chốt trong Bác Nguyên Hội có được đòn bẩy của Nhà Nước trong tay họ và đứng ra tổ chức và thách đố đường lối của đảng trong chiều hướng mà một công dân bình thường có thể bị kết án là đối lập. Nằm sâu trong lòng của hội, ngấm ngầm trợ giúp, là những thành viên của một vài gia đình thế lực của Trung Hoa – trong đó có cựu giám đốc Công an Kiều Thạch (Qiao Shi), cựu Thủ tướngChu Đông Cơ (Zhu Rongji) và cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân (Jiang Zemin).

Ông theo dõi sự thay đổi tư tưởng và chính sách của Trung Hoa từ năm 2003, năm chủ tịch Giang Trạch Dân và thủ tướng Chu Đông Cơ trao quyền lãnh đạo đảng và guồng máy Nhà Nước cho những người kế vị họ Hồ và ông Ôn Gia Bảo. Ông nói chính quyền xa rời “cởi mở và cải cách” – chính sách của cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đưa Trung Hoa hòa nhập vào với thế giới – và khoảng trống từ đó được lập đầy bằng những lời phê bình phản tác dụng về việc tư hữu hóa và cải cách. Các cấp lãnh đạo xa rời với các viên chức ở trung tầng, mỗi một tổ hợp hành chánh tách biệt rời nhau, và không có cơ sở khung mẫu để dung hòa quyền lợi hoặc thảo luận về những lợi ích rộng lớn hơn của mỗi một đề nghị. Và một khi họ trở ngược lại con đường cũ để lập kế hoạch trung ương, các viên chức cao cấp lại càng bám víu vào quyền lực đã dưa họ lên. Ông Hà nói: “Các vị lãnh đạo đương thời thực sự khiến cho thiên hạ thất vọng bởi vì tôi không biết họ tin vào cái gì. Họ được đảng giáo dục, những giáo điều cũ của chủ nghĩa Mác, tuy nhiên họ thiếu kinh nghiệm trưởng thành từ căn bản. Họ thực sự là những kỹ sư vẫn mong muốn hưởng lợi sái từ cấp lãnh đạo của thế hệ trước”.

Ông tin Trung Hoa có khả năng tự thay đổi nhưng ông biết điều này không thể diễn ra một cách dễ dàng. Ông cho rằng Mao là một sự sai lạc đã làm tổn thương đến lý tưởng 100 năm của gia đình ông mong mỏi đem lại sự tân tiến cho Trung Hoa. Họ Mao xem các nông dân và công nhân là một đám đông hỗn tạp cần được tổ chức và huy động, nhưng đáng khinh – một người đại diện cho quá khứ Trung Hoa lại dùng chủ nghĩa Cộng sản thay vì đạo Khổng để làm học thuyết kiểm soát. Ông nói, liên tưởng đến vị Hoàng Đế đầu tiên của Trung Hoa: “Mao từng tự nhận mình là Tần Thủy Hoàng (Qin Shihuang) cộng với Stalin. Ông dùng cách mạng để khôi phục lại truyền thống độc đoán và tự phong mình là hoàng đế”.

Khi họ Đặng và những người kế vị nhất quyết nhảy vào kinh tế thị trường và chấp nhận những giá trị nền tảng của nó, trong đó có lý tưởng Nhà nước pháp quyền. Ông Hồ Cẩm Đào, trái lại, tước bỏ lòng liêm chính của cá nhân con người và sự pha trộn của chủ nghĩa quốc gia cực đoan với chủ nghĩa dân túy cực đoan và chủ nghĩa tư bản Nhà Nước có nghĩa là lịch sử có thể lập lại, ông Hà cảnh báo.

Và chính vì vậy mà cuộc triển lãm về Quốc Xã đã khiến cho ông lo lắng.

15/11/2012
John Garnaut
Trọng Khiêm dịch






1 comment:

View My Stats