Thứ năm 29 Tháng Mười Một 2012
Với âm mưu áp đặt chủ quyền bằng con đường hộ chiếu bị vạch trần, đòi hỏi
chủ quyền quá bao quát của Trung Quốc tại vùng Biển Đông trong những ngày gần
đây đã nổi cộm trên dòng thời sự quốc tế, với rất nhiều phân tích phê phán.
Trả lời hãng tin Pháp AFP vào hôm nay, 29/11/2012, giáo sư Pháp Jean Pierre Cabestan,
chuyên gia về Trung Quốc tại trường Đại học Baptist ở Hồng Kông, đã nhấn mạnh
đến tính chất « khả nghi » trong lập luận của Bắc Kinh cho rằng họ có
chủ quyền « lịch sử » trên Biển Đông. Giáo sư Cabestan đồng thời nêu bật thực
tế là quyền kiểm soát mà Trung Quốc hiện có trên một số hòn đảo trong khu vực
đều có được nhờ hành vi dùng võ lực đánh chiếm.
Theo ghi nhận của AFP, trong những năm gần
đây, Bắc Kinh ngày càng có những hành động quyết đoán hơn trong việc đòi hỏi
chủ quyền trên các vùng biển hay hải đảo trong khu vực, ngay cả đối với với
những nơi đang do nước khác kiểm soát, nằm cách Trung Quốc hàng trăm cây số,
nhưng lại sát bờ biển đối thủ tranh chấp.
Những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đã
được gói ghém trong một tấm bản đồ hình chữ U được chính phủ Quốc Dân Đảng vẽ
ra từ năm 1947, sau đó được Bắc Kinh lấy lại và trình lên Liên Hiệp Quốc vào
năm 2009. Trung Quốc như thế đã thâu tóm từ quần đảo Hoàng Sa phía đông Việt
Nam, quần đảo Trường Sa phía tây Philippines cũng như một số bãi không người ở
như bãi Scarborough Shoal.
Các quan chức ở Bắc Kinh và truyền thông nhà nước Trung
Quốc luôn biện minh cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc bằng cách nhấn mạnh
đến các thực tế lịch sử và chứng cớ cho thấy là vùng Biển Đông là của Trung
Quốc từ xưa đến nay. Nhưng các nguồn tin này vẫn mơ hồ khi phải nói cụ thể về
các bằng chứng đó.
Để cung cấp cơ sở khoa học cho yêu sách chủ quyền của
Trung Quốc (cũng như Đài Loan), một nhóm 10 học giả Trung Quốc và Đài Loan
trong tháng 10 vừa qua, đã bắt tay vào nghiên cứu để cung cấp « một lời giải
thích pháp lý về đường chữ U » trong thời hạn một năm. Bắc Kinh hy vọng rằng
các bản đồ cổ và các ghi chép lịch sử sẽ chứng minh rõ ràng tính đúng đắn của
đường lưỡi bò.
Thế nhưng, theo
các phân tích gia ngoại quốc, cố gắng của Trung Quốc trong việc dùng kết quả
nghiên cứu khoa học để thuyết phục các nước khác có thể là sẽ hoàn toàn vô
hiệu.
Đối với giáo sư Jean-Pierre Cabestan : « Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc rất đáng ngờ vì ai cũng có thể giải
thích các bản đồ cũ theo ý của riêng mình ».
Trả lời AFP, ông Cabestan còn nói thêm là trong khoảng 40
năm gần đây, bất kỳ hòn đảo nào mà Bắc Kinh giành được quyền kiểm soát, đều là
thông qua các vụ đụng độ trên biển.
Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 sau một trận
hải chiến ngắn với lực lượng Việt Nam Cộng Hòa, và một số đảo ở vùng Trường Sa
vào năm 1988 sau trận Hải chiến Trường Sa (quốc tế quen gọi là Johnson South
Reef Skirmish) đã khiến cho 70 chiến sĩ Việt Nam tử trận.
Vào giữa thập niên 1990, Bắc Kinh cũng đã giành quyền
kiểm soát bãi Vành Khăn (Mischief Reef) tại quần đảo Trường Sa từ tay
Philippines, khi cho xây dựng cơ sở trên đảo lấy cớ là để cho ngư dân Trung
Quốc trú ẩn.
Philippines cực lực phản đối nhưng sau đó đã phải chịu
thua. Đến tháng tư năm nay, kịch bản tranh chấp Trung Quốc – Philippines tại
Mischief Reef có nguy cơ tái diễn với việc Trung Quốc cho tàu tiến vào bãi
Scarborough, rồi trụ lại đó cho đến nay, trong lúc tàu của Philippines đã phải
rút đi.
Cuộc tranh chấp này theo AFP cho thấy là Bắc Kinh ngày
nay không ngần ngại đòi chủ quyền tại nhưng nơi xa xôi, nằm trong vùng đặc
quyền kinh tế của đối phương. Thật vậy, bãi Scarborough mà Manila đòi chủ quyền
rất xa bờ biển Trung Quốc nhưng lại nằm sâu trong vùng đặc quyền 200 hải lý của
Philippines.
Các « chuyên gia » Trung Quốc lẽ dĩ nhiên đã cố biện minh
cho các hành vi này khi nhấn mạnh rằng khoảng cách địa lý không quan trọng
trong vấn đề chủ quyền. Ông Trương Hải Văn, phó giám đốc Cục Hải dương Quốc gia
Trung Quốc gần đây khẳng định công khai là khoảng cách « hoàn toàn không có
cơ sở nào trong luật pháp cũng như thông lệ quốc tế ». Nhân vật này đưa ra
ví dụ là quần đảo Channel Islands của Anh chỉ cách bờ biển Pháp không đầy 12
hải lý.
Còn ông Cổ Khánh Quốc, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc
tế thuộc Đại học Bắc Kinh, thì xác định là Trung Quốc chỉ đơn thuần làm theo
gương của phương Tây : « Mỹ có đảo Guam ở châu Á, vốn rất xa Hoa Kỳ, và Pháp
cũng có đảo ở miền Nam Thái Bình Dương, do vậy, chẳng có gì mới lạ cả ». Trả
lời AFP, vị giáo sư này khẳng định : « Vị trí địa lý của hòn đảo không nhất
thiết là dấu hiệu cho thấy nó thuộc về nước nào ».
điêu khắc chân mày anh thư
ReplyDeletedieu khac chan may anh thu
dieu khac chan may
dieu khac chan may nam
dieu khac chan may nu
điêu khắc chân mày
điêu khắc chân mày nam
điêu khắc chân mày nữ
dieu khac long may
điêu khắc lông mày