Tú Anh – RFI
Thứ hai 26 Tháng Mười Một 2012
Công ty bảo hiểm Bình An của Trung Quốc đe dọa kiện nhật
báo Mỹ New York Times. Sau khi tung quả bom « tài sản 2,7 tỷ đôla » của thủ
tướng Ôn Gia Bảo hồi cuối tháng 10, tờ báo có uy tín này vừa tiết lộ thêm một
bằng chứng thủ tướng Trung Quốc « móc ngoặc » với doanh nhân và qua đó gia đình
ông được đền đáp bằng cổ phiếu.
Theo tường thuật
của báo Mỹ New York Times trong bản tin chủ nhật 25/11/2012, vào năm 1999,
trong bối cảnh làm ăn khó khăn, ông Mã Minh Triết, chủ tịch công ty bảo hiểm
Bình An viết thư cho ông Ôn Gia Bảo, lúc đó là phó thủ tướng Trung Quốc.
Chính sách của nhà nước lúc bấy giờ là chia cắt các công
ty bảo hiểm ra làm nhiều bộ phận nhỏ. Tuy nhiên, sau bức thư vận động này, Bình
An được quy chế ngoại lệ và nhờ đó tiếp tục phát triển cho đến ngày nay. New
York Times cho biết là một thời gian sau, nhiều người thân của ông Ôn Gia Bảo,
qua trung gian một công ty tài chính, mua hàng loạt cổ phần của Bình An trước
một số nhà đầu tư khác và với giá thấp chỉ bằng một phần tư của họ.
Quyết định đặc biệt của chính phủ đã cho phép Bình An duy
trì sức mạnh, ăn nên làm ra và đến 2004 thì niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán Hồng Kông. Cổ phiếu gia đinh ông Ôn Gia Bảo nắm giữ cũng tăng giá trị đến
năm 2007 thì lên đến 2,2 tỷ đôla.
Bình An hiện nay đứng hàng thứ hai trong ngành bảo hiểm
tại Trung Quốc. Theo AFP, hôm nay, 26/11/2012, tập đoàn này đe dọa sẽ kiện nhật
báo New York Times ra tòa nhưng không nói rõ chi tiết cụ thể.
Một nguồn tin thân cận của Bình An xác nhận với AFP là
chủ tịch Mã Minh Triết đúng là có viết thư cho ông Ôn Gia Bảo vào năm 1999.
Được AFP đặt câu hỏi, công ty Bình An từ chối bình luận về một thông tin khác
là phu nhân thủ tướng Trung Quốc là bà Trương Bội Lê có gặp chủ tịch Bình An,
Mã Minh Triết. Bà Trương Bội Lê có biệt danh là « nữ hoàng kim cương », một
doanh nhân trong ngành đá quý mà theo luật Trung Quốc là do nhà nước độc quyền.
Cổ phần của Bình An bị mất giá 0,32% tại sàn giao dịch
Thượng Hải và 1,09% tại Hồng Kông trong ngày 26/11/2012..
----------------------------------
BBC
Cập nhật: 04:01 GMT - thứ hai, 26 tháng 11, 2012
Báo New York Times ở Mỹ vừa đăng thêm một bài về thân
quyến của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, cho rằng họ đã kiếm lời khổng lồ
sau vụ chính quyền Trung Quốc cho công ty Bình An không phải chia nhỏ
cổ phần.
Bài của nhà
báo David Barboza hôm 24/11/2012 đã điều tra ra nguồn gốc tài sản hàng
tỷ đô la của thân nhân Thủ tướng Trung Quốc, người có tiếng ‘thương
dân’ cho tới gần đây và cũng sắp từ nhiệm sau Đại hội Đảng 18.
Theo bài báo,
chiêu thức kiếm tiền tỷ của thân nhân ông Ôn Gia Bảo không quá phức
tạp.
Hồi 2001,
chính phủ Trung Quốc cho công ty bảo hiểm Bình An được miễn yêu cầu
chia nhỏ cổ phần cho các bên khác, theo một quy định nhằm buộc các
công ty tài chính lớn phải không được tập hợp vốn quá mức.
Kết quả là
Bình An duy trì vị thế một tập đoàn tài chính lớn và sau khi đưa cổ
phiếu lên sàn chứng khoán Hong Kong năm 2004.
Nhờ ơn lãnh đạo?
Nhưng vào giữa
hai thời điểm đó, thân nhân của ông Ôn Gia Bảo, thông qua công ty Thái
Hồng, đã mua cổ phiếu của Bình An vào tháng 12/2002 với giá chỉ
bằng ¼ giá mà HSBC của Anh trả hai tháng trước.
Trước khi lên
sàn chứng khoán Hong Kong, giá cổ phiếu của Bình An tăng bốn lần, và
tiếp tục tăng sau đó, đưa công ty này thành tập đoàn tài chính – bảo
hiểm vào loại lớn nhất thế giới, với trị giá chừng 50 tỷ USD, hơn
cả A.I.G, Metlife hay Prudential.
Trị giá cổ
phiếu của Thái Hồng tăng ngoạn mục, từ 65 triệu USD đầu từ vào, lên
tới 3,7 tỷ USD năm 2007, theo New York Times trích các nguồn sổ sách
tài chính công khai.
Điều đáng nói
là, theo New York Times, quyết định để Bình An không phải chia nhỏ
thành các công ty bé hơn mà được đặc quyền giữ nguyên tầm vóc hồi
2001, thuộc về cơ quan do ông Ôn Gia Bảo, khi đó là Phó Thủ tướng,
chịu trách nhiệm đưa ra.
New York Times
nói họ nhìn thấy văn bản của Bình An gửi cho Phó Thủ tướng họ Ôn
để vận động giữ nguyên tập đoàn này.
Cuộc vận động
từ 1999 đã thành công, và thân quyến của ông Ôn Gia Bảo thì ‘trúng
quả to’ (hay được ‘windfall’- theo cách gọi trong tựa đề bài báo).
Có tin là Ôn
Gia Bảo đã yêu cầu Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc điều tra về
tài sản gia đình ông
Vẫn theo David
Barboza, phóng viên của New York Times tại Trung Quốc, Văn phòng Phó Thủ
tướng hồi đó và Bộ Tài Chính đã có các cuộc họp để bàn về đơn
kiến nghị mà lãnh đạo công ty ‘Ping An Insurance’ gửi thẳng lên họ
trước khi ra quyết định miễn trừ không buộc phải sát nhập hay chia
nhỏ công ty ra.
New York Times
nói Bình An nay gửi cho họ thông cáo phản hồi rằng mọi hoạt động nêu
trên “hoàn toàn tuân thủ quy định pháp luật”.
Nhưng Bình An
không bình luận về chuyện ‘các cổ đông bán đi mua lại cổ phần” của
nhau.
Cho đến thời
điểm New York Times đăng bài báo nói trên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa
trả lời yêu cầu có phản hồi.
Bài báo trước
của New York Times đăng hồi tháng 10 năm nay đã gây ra chấn động Trung
Quốc và dư luận quốc tế.
Hôm 26/10/2012,
trang New York Times bản tiếng Trung và tiếng Anh đều bị chặn ở Trung
Quốc vì đăng bài nói đầu tư của gia đình ông Ôn Gia Bảo bao trùm
nhiều lĩnh vực kinh tế và có trị giá tổng cộng về tài sản, cổ
phiếu tới 2,7 tỷ USD.
Báo Mỹ còn
viết một trong số các cơ sở làm ăn này, công ty bảo hiểm Bình An đã
hưởng lợi từ chính những lần cải cách về chính sách được thông qua
năm 2004 bởi một cơ quan nhà nước mà ông Ôn Gia Bảo giám sát.
“Trong nhiều
trường hợp, tên tuổi các thân nhân ẩn sau nhiều vỏ bọc, bình phong là
đối tác, khoản đầu tư gồm cả bạn bè, đồng nghiệp, đồng sự kinh
doanh.”
Năm 2003, ông Ôn
Gia Bảo lên làm Thủ tướng Quốc vụ viện của Trung Quốc.
Về bài báo
hồi tháng 10/2012, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói đây là cách ‘bôi nhọ’
lãnh đạo nước này và sau đó có tin thân quyết ông Ôn tìm hiểu cách
kiện báo Mỹ qua luật sư của họ ở Hong Kong.
Các bài liên
quan :
TQ
điều tra tài sản gia đình thủ tướng
5-11-2012
Gia
đình ông Ôn Gia Bảo bác bỏ cáo buộc
28-10-2012
Chặn báo Mỹ vì bài về tiền nhà Ôn Gia Bảo 26-10-2012
Chặn báo Mỹ vì bài về tiền nhà Ôn Gia Bảo 26-10-2012
No comments:
Post a Comment