Hồi kết cho chế độ chuyên chế dẻo dai của Đảng Cộng Sản
Trung Quốc ? Một đánh giá ba phần
về sự thay đổi quyền lực ở Trung Quốc
[2/5]
The End of the CCP’s
Resilient Authoritarianism? A tripartite Assessment of Shifting Power in China
(The
China Quarterly, 211, September 2012, pp 595- 623).
Cheng Li (Lý Thành)
Bản
thảo bài đang biên tập. Bản cuối cùng sẽ được đăng trên Thời Đại Mới tháng 11-2012
Bản dịch của Phạm Gia Minh
9-11-2012
Sự
chuyên quyền bền bỉ, dẻo dai: Phê phán tổng quan
Giới
học giả Tây phương nghiên cứu
về chế độ chuyên
quyền có tính bền bỉ,
dẻo dai của nhà nước
Trung Quốc ra đời vào giữa
những năm 1990 và trở
thành
quan điểm
chủ đạo trong suốt
thập kỷ gần
đây. Khi mà ĐCSTQ vượt
qua những bất ổn
chính trị của vụ đàn áp trên quảng
trường
Thiên An Môn năm 1989, một
cuộc khủng hoảng
nghiêm trọng về tính chính danh đã xảy
ra khiến nhiều nhà phân tích về Trung
Quốc bắt đầu
đánh giá sức
chịu đựng và khả năng thích ứng
mà các nhà lãnh đạo
Trung Quốc vận dụng
để đối
phó với những thách thức
cả ở trong nước và ngoài nước.
Sự kế vị chính
trị từ Giang Trạch
Dân –thế hệ lãnh đạo
thứ 3 sang Hồ Cẩm
Đào – thế hệ thứ 4
đã diễn
ra tại Đại hội
đảng
cộng sản Trung Quốc
năm 2002 được
coi là đáng chú ý, bởi
lẽ lần đầu
tiên trong lịch sử nước
Cộng hòa nhân dân Trung Quốc
ban lãnh đạo
của đảng cộng
sản đã chuyển giao quyền
lực một cách hòa bình, có
trật tự và được
thể chế hóa. Một
điều
đã trở nên
rất quen thuộc đối
với các nhà phân tích Trung Quốc
ở nước ngoài đó là nhìn nhận
đảng
cộng sản Trung Quốc
là một thực thể mềm
dẻo linh hoạt, có đầy
đủ khả năng thích ứng
nhanh với những môi trường
thay đổi;
trở nên chuyên nghiệp
và thành thạo hơn cùng thời gian. ‘Kết
quả”, như một số học
giả đã nhận định
đó là đã hình thành một
hệ thống quyền
lực được đặc
trưng bởi
“chế độ chuyên quyền
bền bỉ và dẻo
dai”.10
Theo
định
nghĩa, chế độ chuyên
quyền bền bỉ và
dẻo dai trong điều kiện
hệ thống chính trị độc
đảng
là chế độ phải
có khả năng “gia tăng năng lực của
quốc gia để quản
trị và điều hành một
cách có hiệu quả”thông qua những
thích ứng mang tính định chế và
những điều chỉnh
chính sách.11 Theo một số nhà phân tích, hệ thống
chuyên quyền bền bỉ,
dẻo dai có thể
chống
lại hoặc ngăn chặn
những đòi hỏi dân chủ.
Bởi vậy không có gì là ngạc
nhiên khi những đại diện
bảo thủ trong đảng
tìm cách củng cố niềm
tin cho rằng “dân chủ
là thứ không
phù hợp đối với
Trung Quốc”, và đó mới chính là chế độ chuyên
quyền bền bỉ và
dẻo dai.12 Có thể lấy
một ví dụ làm bằng
chứng, đó là một tuyên bố gần
đây về “năm không đối
với Trung Quốc”của
Chủ tịch Đại
hội đại biểu
Nhân dân toàn quốc Ngô Bang Quốc.13
Luận
điểm
về chế độ chuyên
quyền bền bỉ,
dẻo dai có vẻ
như bị bế tắc
nếu tìm hiểu sự thay
đổi
và tính liên tục trong khuôn khổ những
chính sách vĩ mô mà mỗi
thế hệ các nhà lãnh đạo
đảng
cộng sản Trung Quốc
theo đuổi
trong hơn hai thập
kỷ qua. Trong cuốn sách nổi
tiếng “Chuyến đi xuống
phương Nam”năm 1992, Đặng
Tiểu Bình đã kêu gọi cần
cải cách theo xu hướng
thị trường nhiều
hơn nữa
và thực hiện tư nhân hóa nền
kinh tế trong khi vẫn tiếp
tục đàn áp bất đồng
chính kiến. Giang Trạch Dân đã mở rộng
cơ sở quyền
lực của đảng
cộng sản Trung Quốc
bằng cách kết nạp
các nhà kinh doanh và những đại biểu
của các thành phần
kinh tế- xã hội mới
(được
gọi là “thuyết ba đại
diện”), trong khi đó vẫn
tung ra những chiến dịch
đàn áp Pháp Luân Công
– Falun Gong, một nhóm những người
theo đức
tin mới ra đời. Lời
kêu gọi mang tính dân túy “xã hội
hài hòa”của Hồ Cẩm
Đào nhằm
giảm bớt những
khác biệt về kinh tế và
căng thẳng
xã hội trong khi đó lại tăng cường
kiểm duyệt truyền
thông và sự giám sát xã hội của
cảnh sát, đặc biệt
tại các vùng có những
sắc tộc thiểu
số sinh sống. Trong tất
cả những giai đoạn
phát triển kinh tế- xã hội
đó, các lãnh tụ tối
cao của đảng cộng
sản Trung Quốc đã thúc đẩy
một số lĩnh vực
một cách có tính toán cả về ý
thức hệ và chính trị đồng
thời gây áp lực chính trị ở các
lĩnh vực
khác.
Một
số phương thức thích ứng
của ĐCSTQ lại chính là bài học
được
rút ra từ những kinh nghiệm
của các chế độ độc
tài và chuyên quyền khác. Như David Shambaugh đã quan sát, một
số chính sách và quy trình mới
của ĐCSTQ đã được phát triển
trên cơ sở học
tập có hệ thống
các quốc gia hậu cộng
sản và không cộng sản.
ĐCSTQ đi tiên phong trong nỗ lực
“cải cách và xây dựng
lại chính mình theo xu hướng
thể chế hóa –và bằng
cách đó để duy
trì tính chính danh và quyền lực”.14 Theo Alice
Miller, “phong cách lãnh đạo
của Hồ Cẩm
Đào với
tư cách là người
đứng
đầu
các nhà lãnh đạo
khác cho thấy họ đã biết
cách tránh sự độc tài chuyên quyền
cũng như tình trạng
trì trệ (chẳng hạn
như do luôn chọn
người
cao tuổi nhất làm lãnh đạo
–ND) mà Liên Xô đã gánh chịu
vào đầu
những năm 1980, bởi vì Liên Xô đã thất
bại khi phải giải
quyết cùng một vấn
đề này”.15
Hệ
thống chuyên quyền Trung Quốc có bền bỉ và dẻo dai không? Góc nhìn từ
bên trong của những người có tư
tưởng cấp tiến ở Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc
Giả định
là chế độ chuyên quyền
bền bỉ, dẻo
dai của ĐCSTQ cho phép lãnh đạo
đảng
vượt
qua những cơn bão chính trị trong
một số năm và thập
kỷ sắp tới.
Tuy nhiên, như thế là
đã đi quá xa với
luận điểm này. Richard
McGregor, nguyên trưởng
văn phòng của
báo Financial Times và đồng
thời là tác giả
cuốn
sách hay được
trích dẫn nhan đề: “Đảng”đã cho rằng
quan điểm
cho rằng “đảng không thể cầm
quyền mãi”là một trong “năm chuyện
hoang đường
về ĐCSTQ”.16 Theo MacGregor thì “tất
nhiên, ĐCSTQ có thể làm
được
như vậy,
hoặc ít ra thì cũng làm được như thế trong
tương lai trước
mắt”.17
Điều
oái oăm là các chỉ thị chính
thức của ĐCSTQ thường
ít lạc quan hơn về năng lực
quản trị, điều
hành và tính bền bỉ, dẻo
dai nhưng phi dân chủ của
họ. Tháng 9 /2009, Hội
nghị lần thứ tư Ban chấp
hành Trung ương ĐCSTQ khóa 17 đã kêu gọi
thúc đẩy
dân chủ trong đảng và tăng cường
đợt
vận động chống
tham nhũng trong lãnh đạo
đảng.
Theo những chỉ thị đã được
thông qua tại hội nghị thì
có rất nhiều vấn
đề nội
bộ của ĐCS đã trở nên
trầm trọng hơn trước
tác động
của những diễn
biến tình hình trong nước
và quốc tế mới
đây khiến
“làm suy yếu nghiêm trọng sức
sáng tạo, sự đoàn kết
nhất trí và hiệu năng xử lý
những vấn đề phát
sinh đó.18
Bởi
vậy sự lãnh đạo
sâu sát của đảng “chưa bao giờ lại
khó khăn, gian khổ và
cấp bách như hiện nay”.19 Chỉ thị đặc
biệt nhấn mạnh
tầm quan trọng của
dân chủ trong đảng, mô tả điều
này như máu trong cơ thể của
đảng”(Đảng
đích sinh mệnh).20
Gần
đây hơn, tờ Nhân
dân nhật báo cơ quan tuyên truyền
chính thức của ĐCSTQ đã có một
bài xã luận nhân dịp 91 năm ngày thành lập
ĐCSTQ kêu gọi
tăng cường
hơn nữa
nỗ lực vượt
qua bốn nguy cơ đang đối mặt
ĐCSTQ đó là “tư tưởng
lung lạc, thiếu năng lực,
xa rời quần chúng và tham nhũng lan tràn”.21
Cũng cần
nói rõ rằng đối với
các nhà lãnh đạo
có tư tưởng
cấp tiến trong ĐCSTQ như Ôn Gia Bảo,
Lý Nguyên Triều, Uông Dương và các cố
vấn
của họ thì dân chủ trong
đảng
chỉ là phương tiện, không phải
là mục tiêu tối hậu
để hiện
thực hóa khát vọng dân chủ hóa
đất
nước
Trung Quốc.Trong nhiều dịp,
các vị lãnh đạo Ôn, Lý và Uông đã lập
luận dứt khoát rằng
dân chủ phản ánh những
giá trị toàn cầu và cần
được
chia sẻ cùng với khát vọng
của nhân dân Trung Quốc.
Trả lời phỏng
vấn truyền thông Trung Quốc,
Du Khả Bình –một
nhà lý luận xuất sắc
của ĐCSTQ đã phát biểu: “sẽ là
nguy hiểm chết người
nếu cho rằng Trung Quốc
chỉ cần dân chủ
trong đảng,
thay vì một nền dân chủ thực sự hơn cho nhân dân (nhân
dân dân chủ) hay một nền
dân chủ xã hội (xã hội
dân chủ), và cả hai hình thức
dân chủ này đều bao hàm bầu
cử dân chủ đại
chúng và thực hiện từ cơ sở.22
Đối
với Du Khả Bình, dân chủ trong
nội bộ đảng
và dân chủ đối với
nhân dân là những khái niệm bổ trợ nhau.
Dân chủ trong nội bộ đảng
được
thực hiện từ trên
xuống dưới và từ trong
ra ngoài, còn dân chủ nhân dân được thực
hiện từ dưới
lên trên. Một cách lý tưởng nhất
là hai hình thức dân chủ đó phải
gặp nhau ở giữa.
Về mặt ý nghĩa chiến
lược,
Du Khả Bình và những đồng
nghiệp cùng chí hướng với
ông cho rằng dân chủ
trong đảng
có một vị trí hết
sức quan trọng vì chính điều
này sẽ mở đường
cho nền dân chủ Trung Quốc
theo một nghĩa rộng lớn
hơn. Du Khả
Bình tin tưởng
rằng nỗ lực
tìm tòi dân chủ cho Trung Quốc chắc
chắn sẽ đưa đến
một “cú bức phá về chất”theo
một kiểu nào đó.23
Tương tự như vậy,
Vương Trường Giang, một giáo sư kiêm chủ nhiệm
bộ môn xây dựng đảng
thuộc Trường Đảng
Trung Ương gần
đây đã lập
luận rằng thúc đẩy
dân chủ trong nội bộ đảng
không được
hy sinh dân chủ của toàn xã hội.
Giáo sư này cũng dẫn
chứng những cuộc
khủng hoảng gần
đây, ví dụ như căng thẳng
sắc tộc ở Tây
Tạng và Tân Cương cũng như bạo loạn
xã hội khắp nơi để nêu
bật sự cần
thiết phát triển dân chủ ở Trung
Quốc. Theo Vương Trường Giang thì “dân chủ cho
xã hội là thứ không thể chờ đợi
mà có được”.24
Những quan điểm vừa
nêu của các học giả cấp
tiến làm việc tại
cơ quan của
ĐCSTQ rõ ràng khác xa
với nhận định
chung của Richard McGregor cho rằng
nhân dân và các lãnh đạo
Trung Quốc không quan tâm đến
dân chủ. McGregor gần đây tuyên bố rằng:
“Ý tưởng
cho rằng Trung Quốc một
ngày nào đó sẽ trở nên
dân chủ hoàn toàn chỉ
là một
khái niệm phương Tây, ra đời từ những
lý thuyết của chúng ta về các
hệ thống chính trị tiến
hóa như thế nào.
Cho tới nay có đủ bằng
chứng để kết
luận rằng chúng đã sai.”25 Quan điểm
của McGregor không tương thích với
kết quả thăm dò công
luận được thực
hiện mới đây ở Trung
Quốc. Tờ Hoàn Cầu
Thời báo (một chi nhánh của
tờ Nhân Dân nhật báo) bằng
tiếng Anh thông báo rằng
trung tâm nghiên cứu của họ gần
đây đã tiến hành
một cuộc điều
tra trên 1,010 người
dân ở 7 thành phố
của
Trung Quốc và thấy rằng
63.6% người được hỏi ý kiến không phản đối việc chấp thuận nền dân chủ kiểu phương Tây ở Trung
Quốc.26
Từ Trung Quân một học
giả xuất sắc
nguyên là giám đốc
Viện nghiên cứu Hoa kỳ thuộc
Viện Hàn lâm khoa học
xã hội Trung Quốc (CASS) có vẻ như không đồng
ý với McGregor lẫn với
các nhân vật có tư tưởng bảo
thủ trong ban lãnh đạo
ĐCSTQ. Trong một
cuốn sách mới biên soạn
gần đây, bà đã thẳng thừng
thách thức các quan chức của
ĐCSTQ, những
người
đã phát tán luận
điểm
sai lầm và tai hại khi cho rằng
dân chủ là thứ không phù hợp
với nhân dân Trung Quốc
và những giá trị
phổ quát
toàn cầu chẳng là gì nếu
không phải là âm mưu của phương Tây chống
phá Trung Quốc.27 Bà đã dùng thuật ngữ “ngu
đần”(mông
muội chú nghị) để mô
tả nỗ lực
của những kẻ chống
đối
thay đổi
dân chủ ở Trung Quốc
khiến quần chúng bị lạc
lối. Bà đặc biệt
cảnh báo mối nguy hại
của chủ nghĩa dân tộc
–một xu hướng chấp
nhận những bất
công xã hội nhưng lại nhân danh vì quyền
lợi quốc gia.28 Từ Trung
Quân quan sát và thấy rằng, vào những
thời khắc mang tính sống
còn trong lịch sử phong trào kéo dài cả thế kỷ đấu
tranh vì dân chủ và chủ nghĩa hợp
hiến, những thế lực
bảo thủ luôn vẽ ra
cái gọi là “bản chất
Trung Quốc”và chủ nghĩa yêu nước
để chống
lại ảnh hưởng
của phương Tây và tiến trình chuyển
đổi
chính trị ở Trung Quốc.29
Cũng cần
phải ghi nhận rằng
Du Khả Bình, Vương Trường Giang, và Từ Trung
Quân đều
là những đảng viên ĐCSTQ. Không ai trong
số họ thuộc
diện bất đồng
chính kiến hoặc ủng
hộ quần chúng nổi
dậy đòi thay đổi chính trị triệt
để.
Mặc dù cả ba người
dường
như có lo ngại
về sự thiếu
vắng một cuộc
cải cách thể
chế chính
trị thực sự trong
thời gian gần đây. Chính những
nhà tư tưởng
đó ở trong
đảng
vẫn vận động
mạnh mẽ cho dân chủ,
pháp trị và nhân quyền ở
Trung Quốc và họ coi đó là những
giá trị phổ quát, toàn cầu
chứ không chỉ là những
lý tưởng
của
phương Tây. Tất
cả họ đâu có ngưỡng
mộ chế độ chuyên
quyền bền bỉ,
dẻo dai.
Có
thể lập luận
rằng một hệ thống
chính trị thực sự là
bền bỉ và có sức
sống dẻo dai thì nó phải
luôn cởi mở chào đón những
ý tưởng
và thực tiễn mới,
bởi lẽ một
thứ thay đổi ắt
sẽ kéo theo những thay đổi
khác nữa.Nếu không đó sẽ chỉ còn
là một hệ thống
trì trệ. Một số học
giả Tây phương cũng đã phủ nhận
luận điểm về chế độ chuyên
quyền bền bỉ và
dẻo dai. Rich Baun chẳng
hạn, đã khẳng định
rằng dân chủ
chính
là hệ thống chính trị sẵn
sàng nhất để đáp ứng
những lực lượng
xã hội mới nổi
lên, do đó dân chủ cũng sẽ thắng
lợi ở Trung Quốc
cũng như nhiều
nơi khác trên thế giới.30
No comments:
Post a Comment