Hồi kết cho chế độ chuyên chế dẻo dai của Đảng Cộng Sản
Trung Quốc ? Một đánh giá ba phần
về sự thay đổi quyền lực ở Trung Quốc
[1/5]
The End of the CCP’s
Resilient Authoritarianism? A tripartite Assessment of Shifting Power in China
(The
China Quarterly, 211, September 2012, pp 595- 623).
Cheng Li (Lý Thành)
Bản
thảo bài đang biên tập. Bản cuối cùng sẽ được đăng trên Thời Đại Mới tháng 11-2012
Bản dịch của Phạm Gia Minh
9-11-2012
Tóm tắt
Bài tiểu luận này thách thức quan điểm đang thịnh hành về cái đuợc xem là “chế độ chuyên quyền bền bỉ, dẻo dai”của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Quan điểm này khẳng định rằng hệ thống chính trị độc đảng của Trung Quốc có khả năng củng cố năng lực đất nước nhằm quản trị có hiệu quả xã hội thông qua những thích ứng về định chế và điều chỉnh chính sách. Những phân tích cuộc khủng hoảng gần đây vẫn còn tiếp tục được tiết lộ ra về Bạc Hy Lai cho thấy các vết nhơ trong hệ thống chính trị Trung Quốc, đó là
tình trạng dung
túng người thân
và phe cánh cùng những mối liên kết kiểu bảo trợ - đỡ đầu trong quá trình lựa chọn các nhà lãnh đạo; tham nhũng tràn
lan, sự lũng đoạn quyền lực chính trị bởi một nhóm
quan chức cấp cao ở các công ty thuộc sở hữu nhà nước ngày
càng gia tăng, sự coi thường pháp luật của giới chóp bu và thất bại tiềm tàng trong các thỏa thuận mặc cả giữa các phe phái cạnh tranh lẫn nhau trong hàng ngũ lãnh đạo đảng. Bài tiểu luận cho thấy rằng “chế độ chuyên quyền bền bỉ, dẻo dai “của đảng cộng sản Trung Quốc thực ra chỉ là một hệ thống trì trệ xét cả trên lý luận và thực tiễn bởi lẽ, hệ thống này chống đối lại những thay đổi mang tính dân chủ rất cần thiết ở quốc gia này.
Luận điểm về chế độ độc đoán
chuyên quyền có
tính bền bỉ và dẻo dai có nguồn gốc từ quan niệm cho rằng Trung Quốc là một thể thống nhất vững chắc đang đặt ra những vấn đề liên quan tới sự thất bại của nó trong việc đánh giá
các xu hướng thay đổi dường như có tính
nghịch lý ở quốc gia này. Trong tiểu
luận, những nghịch
lý đó được
khắc họa bởi
ba quá trình phát triển đồng
thời, cụ thể là:
(1) Lãnh đạo
yếu nhưng phe phái mạnh, (2) Chính phủ yếu
nhưng nhóm lợi ích mạnh và, (3) Đảng
yếu nhưng đất nước
mạnh.
Không
nên nhầm lẫn giữa
tính bền bỉ và dẻo
dai của đất nước
Trung Quốc (nếu căn cứ vào
vị thế của
giới trung lưu đang hình thành, sự khôn
ngoan, sắc bén của các nhóm lợi
ích mới và tính
năng động
của toàn xã hội) với
năng lực
và tính chính danh của đảng cộng
sản Trung Quốc để điều
hành đất
nước.
Bài tiểu luận này đưa ra kết
luận cho rằng nếu
như đảng
cộng sản vẫn
muốn lấy
lại lòng tin của quần
chúng và tránh một cuộc cách mạng
hướng
từ dưới lên thì đảng
này phải tránh quan điểm
về một “chế độ chuyên
quyền bền bỉ,
dẻo dai”, đồng thời
đi theo đường
lối chuyển
đổi
dân chủ một cách có hệ thống
với những bước
đi dũng cảm
về phía bầu cử dân
chủ trong nội bộ đảng,
thiết lập sự độc
lập của tòa án và dần
dần mở cửa
cho truyền thông chủ
đạo
*
*
Nếu
có một sai lầm mà cộng
đồng
quốc tế thường
gặp khi phân tích tình hình Trung Quốc
ngày nay thì đó chính là cái cách
mô tả quốc gia đông dân và đang thay đổi
nhanh nhất hành tinh này bằng
những hình ảnh của
một thực thể đồng
nhất. Khi đánh giá hiện trạng
và quỹ đạo tương lai của
nền chính trị
Trung
Quốc, nhiều nhà bình luận
đã không thấy
sự khác biệt giữa
giới tinh hoa lãnh đạo
Trung Quốc với xã hội
Trung Quốc.2
Căn cứ vào
thực tế là Trung Quốc
đang trở nên
càng ngày càng đa nguyên với
sự góp mặt của
nhiều thành phần chính trị -
xã hội mới và quá trình ra
quyết định cũng ngày càng trở nên
phức tạp, thì rõ ràng rằng
những sự khái quát hóa cẩu
thả ngày hôm nay sẽ gây
ra nhiều vấn đề rắc
rối hơn bao giờ hết.
Trong
một thập niên qua
các nhà phân tích về Trung Quốc có xu hướng
khắc họa hệ thống
chính trị chuyên quyền Trung Quốc
như một
thực thể “bền
bỉ, dẻo dai”và “mạnh”.3
Theo lập luận của
họ thì Đảng Cộng
sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dường
như đã tìm ra con đường
bền vững để duy
trì sự lãnh đạo của
mình trong giai đoạn
kinh tế phát triển phi mã. Dưới
góc nhìn của các nhà quan sát ngoại
quốc ấy, sức
mạnh quốc gia ngày một
tăng, sự đa dạng
về xã hội ngày một
phong phú cùng thực tiễn giám sát và đối
trọng trong nội bộ đảng
đã bắt
đầu
hình thành chính là những yếu tố giúp
củng cố chứ không
hề làm suy giảm sự lãnh
đạo
của đảng cộng
sản Trung Quốc.4
Nói
chung trong một bối cảnh
như vậy
thì người
ta có xu hướng
không đánh giá hết
điểm
yếu của chế độ độc
đảng
chuyên quyền khi mà những lực
lượng
kinh tế - xã hội trong nước
đặt
ra trước
đảng
cộng sản Trung Quốc
những thách thức nghiêm trọng.
Cùng lúc ấy, các phe phái cạnh
tranh nhau trong ban lãnh đạo
của đảng có thể thất
bại trong việc dàn xếp
với nhau những thỏa
thuận cần thiết
để bảo
đảm
sự thống nhất
của đảng.
Một
vài vết nhơ quan trọng của
hệ thống chính trị Trung
Quốc đã bị lộ diện
qua cuộc khủng hoảng
chính trị xảy ra vào mùa Xuân năm 2012 liên quan đến
Bạc Hy Lai, một trong những
ngôi sao đang lên của
đảng
và là người
đứng
đầu
một thành phố
thuộc
hàng lớn nhất Trung Quốc
là Trùng Khánh. Ví dụ như mức độ tham
nhũng dựa
trên quyền lực là chưa hề có
tiền lệ xét về quy
mô và phạm vi trong lịch sử Trung
Quốc thời nay. Điều
mỉa mai là họ
Bạc
lại là nhà lãnh đạo
nổi bật về lập
trường
chống tham nhũng mạnh mẽ với
chiến dịch “đập
tan xã hội đen”(đả hắc),
thế nhưng giờ đây đa số lại
coi ông ta như thủ lĩnh của
xã hội đen. Kết cục
là lòng tin của quần chúng vào lãnh đạo
của đảng cộng
sản Trung Quốc có lẽ đã rớt
xuống điểm thấp
nhất của thời
kỳ sau Mao. Đảng đã mất
đi nền
tảng đạo đức
vốn cao đẹp và nếu
những lý lẽ đưa ra mà đúng sự
thật thì dường như hoàn toàn không có
những ràng buộc đạo
đức
nào trong cách xử sự của
Cốc Khai Lai (vợ
Bạc
Hy Lai) và cựu Giám đốc công an Trùng
Khánh Vương Lập
Quân và cả chính họ Bạc
bị luận tội
là đã tham dự vào
giết người, ám sát, tra tấn
và những lạm dụng
quyền lực khác.5
Bất
chấp những nỗ lực
từ phía lãnh đạo đảng
cộng sản Trung Quốc
cố đánh dấu sự cố này
như một
“hiện tượng riêng lẻ và
hi hữu”, nhiều nhà trí thức
của công chúng đã công khai cho rằng tham nhũng dựa
vào quyền lực đang tràn lan, đặc
biệt là lại có sự tham
gia của gia đình các lãnh tụ đảng
cấp cao chứng tỏ rằng
đây là một
hình thái suy đồi
của thứ chủ nghĩa tư bản
thân hữu (“quyền quý tư bản
chủ nghĩa”) và điều này giống
như một
thứ luật lệ hơn là ngoại
lệ trong hệ thống
chính trị Trung Quốc.6 Chuyện
rắc rối của
họ Bạc tất
nhiên không chỉ phản ánh tính ích kỷ khét tiếng
của ông ta,7 vụ
việc
xìcăngđan này rõ ràng là một
cuộc khủng hoảng
chính trị nghiêm trọng nhất
kể từ năm 1989 khi xảy
ra sự kiện trên quảng
trường
Thiên An Môn và đặt
ra những thách thức lớn
đối
với tính chính danh của
lãnh đạo
ĐCSTQ nói chung.
Đối
với cộng đồng
nghiên cứu về Trung Quốc
ở nước ngoài thì điều
quan trọng nhất phải
là tìm hiểu sâu hơn các cuộc tranh luận
hời hợt của
những màn kịch chính trị theo
kiểu Hollywood, bởi
lẽ trên thực tế,
chúng che lấp những thay đổi
quyền lực quy mô lớn
hơn đang diễn
ra dưới
những sự kiện
mà bên ngoài chẳng có vẻ liên quan đến
nhau. Hoàn toàn tương phản
với cuộc khủng
hoảng Thiên An Môn năm 1989, kinh tế và
xã hội Trung Quốc ít ra là cho đến
nay vẫn không bị chia rẽ bởi
cuộc khủng hoảng
Bạc Hy Lai, điều đó cho thấy
một kịch bản
là quốc gia này vẫn có thể không
bị suy suyển, bất
chấp hàng loạt những
cuộc đấu đá quyền
lực ở Trung Nam Hải.
Thế nhưng một số nhà
phân tích về Trung Quốc của
Mỹ đã nhầm lẫn
về sự bền
bỉ, dẻo dai của
Trung Quốc như là bằng chứng
cho thấy năng lực điều
hành đất
nước
và tính chính danh của ĐCSTQ. Những cuộc
tranh luận gần đây về chủ đề “vì
sao Trung Quốc sẽ không sụp
đổ”đã cực
kỳ sai lầm, bởi
lẽ người ta có thể lập
luận có lý rằng vấn
đề ngày
hôm nay chính là liệu đảng cộng
sản sẽ sống
sót được
hay không chứ không phải là đất
nước
này có qua được
hay không.8
Tương lai nền
chính trị của Trung Quốc,
đặc
biệt là sự sống
còn của hệ thống
độc
đảng
còn là một vấn đề gây
tranh cãi và phải là đề tài cho những
cuộc thảo luận
chính trị tỉ mỉ và
trí tuệ.
Quan
điểm
về chế độ chuyên
quyền bền bỉ và
dẻo dai cùng khuôn khổ lý
luận đang chiếm ưu thế hiện
nay mà các học giả Phương Tây vẫn
áp dụng để nghiên cứu
hệ thống chính trị Trung
Quốc trong một
thập kỷ gần
đây cần
phải được đánh giá lại
dưới
ánh sáng của sự kiện
chính trị bất bình
thường
mới diễn ra. Việc
đánh giá có cân nhắc
kỹ càng trên cơ sở dữ kiện
thực tiễn đầy
đủ, chính
xác về cuộc khủng
hoảng chính trị
mới
bộc lộ ra, hiện
nay đặc
biệt có ý nghĩa, không chỉ
bởi
vì Trung Quốc đang ở ngã tư đường
của sự phát triển
trong nước
mà còn bởi giờ đây Trung Quốc
có ảnh hưởng tới
kinh tế thế giới
và an ninh khu vực mạnh hơn bất
kỳ thời điểm
nào trong lịch sử hiện
đại.
Sự hiểu sai bối
cảnh kinh tế- xã hội
Trung Quốc sẽ kéo theo nguy cơ áp dụng những
quyết sách của chính phủ (của
các nước
khác –ND) kém hiệu quả về vấn
đề Trung
Quốc.
Bài
báo này trước
tiên trình bày một cách tổng quan có phê phán
các luận điểm ủng
hộ quan niệm chuyên quyền
bền bỉ, dẻo
dai và dẫn giải vì sao chúng không
phù hợp để hiểu
rõ nền chính trị
Trung
Quốc hiện nay. Sau đó sẽ nhận
dạng ba xu hướng thay đổi
ở nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa. Nhằm mục
đích làm sáng tỏ vấn
đề,
ba xu hướng
phát triển đó sẽ được
nêu tóm tắt trong ba cụm từ:
1). Lãnh đạo
yếu, các phe phái mạnh;
2). Chính phủ yếu, các nhóm lợi
ích mạnh; và 3). Đảng yếu,
đất
nước
mạnh.9 Sự thay đổi
quyền lực của
các khu vực bầu cử khác nhau
ở Trung Quốc phản
ánh những thay đổi đa chiều
và năng động
đang diễn
ra tại đây.
No comments:
Post a Comment