Hồi kết cho chế độ chuyên chế dẻo dai của Đảng Cộng Sản
Trung Quốc ? Một đánh giá ba phần
về sự thay đổi quyền lực ở Trung Quốc
[3/5]
The End of the CCP’s
Resilient Authoritarianism? A tripartite Assessment of Shifting Power in China
(The
China Quarterly, 211, September 2012, pp 595- 623).
Cheng Li (Lý Thành)
Bản
thảo bài đang biên tập. Bản cuối cùng sẽ được đăng trên Thời Đại Mới tháng 11-2012
Bản dịch của Phạm Gia Minh
9-11-2012
Thể
chế
chính trị
ở Trung Quốc có hiệu quả và bền vững ?
Một
cách cụ thể hơn, luận
điểm
về chế độ chuyên
quyền bền bỉ đang trở nên
ngày càng phải bàn cãi trong bối
cảnh của xã hội
Trung Quốc hiện nay. Trong bài
phân tích của mình về vấn
đề tại
sao ĐCSTQ lại
có thể giữ được
quyền lực kể từ sự kiện
Thiên An Môn năm 1989, Andrew Nathan
đã vạch
ra bốn sự phát triển
thể chế trong hệ thống
chính trị Trung Quốc:
1/.
Gia tăng việc
áp dụng các chuẩn mực
và quy phạm trong chính sách về lãnh
đạo
kế cận.
2/.
Gia tăng cách đánh giá đề bạt
giới lãnh đạo chính trị tinh
hoa dựa trên cơ sở tài năng, chống
lại quan điểm bè phái.
3/.
Chuyên biệt hóa và chuyên môn hóa theo chức
năng các định
chế (cơ quan, tổ chức)
bên trong chế độ chính trị,
và
4/.
Thành lập các thiết chế nhằm
tăng cường
tính chính danh của ĐCSTQ trong quảng đại
quần chúng.31
Tất
cả các cơ chế hoạt
động
của những thiết
chế đó luôn được bàn đến
trong chương trình nghị sự của
lãnh đạo
ĐCSTQ. Một
vài cơ chế đã có ảnh
hưởng
tới phong cách chính trị của
các vị lãnh đạo và làm thay đổi
cuộc chơi của giới
chóp bu chính trị trong thập kỷ vừa
qua. Thế nhưng cũng có thể nói
rằng cho tới nay, không một
cơ chế nào
trong số nêu trên lại tỏ ra
rất hiệu quả để giúp
cho hệ thống thêm bền
bỉ và dẻo dai.
Liên
quan đến
điểm
đầu
tiên của Nathan, quả
thực
là trong hai thập kỷ qua đã có một
số quy tắc và tiêu chuẩn
mang tính thiết chế được
đưa vào áp dụng,
ví dụ như giới hạn
về số nhiệm
kỳ và yêu cầu về độ tuổi
nghi hưu. Những
quy định
này không những làm tăng ý thức về độ chắc
chắn, tin cậy và trung thực
trong lựa chọn người
làm lãnh đạo
mà còn đẩy
nhanh sự luân chuyển giới
lãnh đạo
chính trị của ĐCSTQ. Tuy nhiên có một
số vấn đề của
ngày hôm nay lại là hậu quả của
những quyết định
từ ngày hôm qua. Một
trong những hiện tượng
quan trọng nhất ở Trung
Quốc hiện nay là việc
có nhiều vị lãnh đạo
đã nghỉ hưu càng ngày càng trở nên
nói thẳng, nói thật khi họ lên
tiếng phê phán các chính sách do ban lãnh đạo
đương chức
đề ra.
Đó cũng là một
sự phát triển chính trị lành
mạnh sẽ đưa Trung Quốc
tới một xã hội
minh bạch và đa nguyên hơn. Tuy nhiên, điều
đó cũng rất
nhạy cảm về chính
trị đối với
một đất nước
luôn đặt
sự hài hòa và ổn định
ở một vị trí
ưu tiên hàng đầu.
Trong khi sự phê phán của các vị lãnh
đạo
đã nghỉ hưu có thể
phản ánh ý thức chân thành của
họ về nhu cầu
phải có những chính sách đúng đắn
trong thời điểm rất
hệ trọng đối
với quá trình phát triển
của Trung Quốc thì họ cũng có thể bị nhìn
nhận như là một
cách để các
vị lãnh đạo đã nghỉ hưu bày tỏ nỗi
bất bình và bức xúc riêng.
Do
những hạn chế về nhiệm
kỳ và độ tuổi
nên nhiều vị lãnh đạo
có năng lực
và còn khỏe mạnh đã phải
từ chức khi đã gần
tuổi 60. Một số vị sau
này đi theo hướng
hoạt động kinh doanh (hạ
hải) sau khi về
hưu còn một
số khác lại tận
dụng “cơ hội cuối
cùng “để dùng
quyền lực chính trị
phục vụ lợi
ích cá nhân hoặc thực hiện
các hành động
phi pháp khác, được
biết đến ở Trung
Quốc dưới cái tên “hội
chứng của tuổi
59”(“ngũ thập
cửu tế hiện
tượng”).32
Kết cục là việc
áp dụng nghiêm ngặt các quy định
mang tính thiết chế và các quy chuẩn
trong hơn hai thập
niên qua đã làm tăng đáng kể số lượng
các vị lãnh đạo về hưu và họ đã trở thành
một lực lượng
chính trị quan trọng một
cách chính đáng. Trừ khi
các cơ quan của
ĐCSTQ chấp
nhận thêm những cơ chế tuyển
chọn lãnh đạo cao cấp,
vấn đề phân biệt
đối
xử do tuổi tác và sự oán
giận của các vị lãnh
đạo
nghỉ hưu dường như sẽ trở nên
ngày càng gay gắt.
Trước
khi xảy ra vụ khủng
hoảng Bạc Hy Lai nhiều
nhà phân tích đã cho rằng
việc thể chế hóa
nền chính trị
Trung
Quốc đã phát triển khá tốt
đủ để lựa
chọn được lớp
lãnh đạo
kế vị ở
Đại
hội đảng lần
thứ 18 một cách êm thấm
và trật tự như hồi
năm 2002. Một
ví dụ gần đây đáng được
chú ý nhất là cuốn sách của
Robert Lawrence Kuhn, một doanh nhân đã trở thành người
viết về tiểu
sử của nhiều
nhà lãnh đạo
cao cấp nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa. Qua một số lượng
lớn các cuộc phỏng
vấn các ngôi sao đang lên của
cái được
gọi là thế hệ thứ năm các nhà lãnh đạo
CHNDTH, Kuhn không đưa ra lời
đề nghị nào
mà chỉ ca ngợi tài năng, minh triết
và tầm nhìn của họ.33
Kuhn và những những nhà phân tích
cùng quan điểm
ở nước ngoài đã bỏ sót
những khiếm khuyết
của ĐCSTQ –hay nói chính xác hơn là tình trạng
trì trệ của hệ thống
chuyên quyền mỗi khi phải
lựa chọn lãnh đạo
tầm cỡ quốc
gia.
Tầm
quan trọng của vụ Bạc
Hy Lai có ảnh hưởng trên phạm
vi lớn là do ông ta đã xông xáo và bằng
những cách chưa có tiền lệ để vận
động
một ghế trong thường
vụ Bộ chính trị khóa
tới cho đến khi bị khai
trừ khỏi đảng
có lẽ do những tội
ác được
viện dẫn ra cùng “sự vi
phạm các nguyên tắc
của đảng”. Tới
lúc nào mà còn chưa có một
cơ chế hợp
pháp và chính đáng hơn để
lựa chọn lãnh đạo
thì những vấn đề tương tự sẽ còn
tiếp tục phá hoại
sự thống nhất
trong lãnh đạo
và năng lực
điều
hành của ĐCS.
Về vấn
đề giám
sát và đối
trọng trong nội bộ đảng
nói chung thì lãnh đạo
chính trị Trung Quốc quả thực
đã trải
qua một quá trình tăng cường tính thể chế hóa
trong suốt thập kỷ vừa
qua, đúng như Alice Miller đã quan sát.34 Nghiên
cứu của tôi về khả năng xuất
hiện tính lưỡng đảng
bên trong tập đoàn lãnh đạo chóp bu của
ĐCSTQ cũng tập
trung vào những quy chuẩn và thông lệ
mới trong đời sống
chính trị Trung Quốc. 35 Tuy nhiên một
điều
rất quan trọng cần
nhận rõ đó là các thử
nghiệm
về thể chế mới
được
đưa ra có thể hoặc
là thất bại hoặc
là dẫn đến những
thay đổi
tiếp theo còn lớn hơn nếu
như hệ thống
thực sự là bền
bỉ và dẻo dai.
Nhận
định
thứ hai của Nathan về chế độ sử dụng
nhân tài trong việc hình thành giới
lãnh đạo
ở Trung Quốc có thể nghe
có lý ở phương Tây. Trong nhiều
trường
hợp, các lãnh tụ
chính
trị ở những nền
dân chủ phương Tây còn chưa được chuẩn
bị kỹ cả về giáo
dục lẫn nghề nghiệp
cho tới trước
khi được
bầu lên nắm quyền.
Nói một cách tương đối, các lãnh đạo
Trung Quốc đều được
học hành tử tế,
đó là chính xác trong
trường
hợp thế hệ thứ ba
các nhà lãnh đạo
do Giang Trạch Dân đứng
đầu-
nhiều người trong số họ được
đào tạo
ở nước ngoài (ở Liên
Xô và các nước Đông Âu từ những
năm 1950) –cũng như Hồ Cẩm
Đào thuộc
thế hệ thứ 4
mà phần lớn có học
vấn kỹ sư.36 Theo nghĩa thông thường
thì các lãnh đạo
đó được
nhìn nhận như một giới
kỹ trị. Đối
với thế hệ thứ 5
các lãnh đạo.
mặc dù họ ít mang tính kỹ trị hơn hai thế hệ trước
nhưng một
số đã làm việc ở phương Tây và Nhật
Bản với tư cách là các học
giả - khách mời. Nói chung,
họ có vẻ biết
nhiều về tình hình thế giới
hơn các đồng
nghiệp của họ ở các
nước
khác. Theo một số nhà
quan sát ngoại quốc, đa số các
nhà lãnh đạo
tầm quốc gia ở Trung
Quốc trước đó đã phục
vụ ở vị trí lãnh đạo
các tỉnh, thành trong nhiều
năm thậm
chí nhiều thập niên, và do vậy
họ đã được chuẩn
bị kỹ cho phạm
vi hoạt động tầm
quốc gia.
Tuy
vậy, trong mắt của
công chúng Trung Quốc, đặc biệt
là những người hay phê phán đảng,
phương pháp chọn
lựa lãnh đạo của
CHNDTQ là một thứ gì đó nhưng không phải
là vì nhân tài. Do thiếu sự cạnh
tranh dân chủ nên có nhiều biến
dạng của sự dung
túng,ưu đãi bà con, bạn
bè thân thuộc (ví dụ như quan hệ huyết
thống, cùng học, đồng
hương hoặc
quan hệ bảo trợ -
đỡ đầu)
vẫn tiếp tục
đóng vai trò chủ yếu.
Có ba hiện tượng mới
đáng được
quan tâm đặc
biệt.
Thứ nhất, tất
cả các ứng viên vào Bộ chính
trị khóa tới và đặc
biệt là Ủy ban thường
vụ sẽ được
bầu chọn tại
Đại
hội đảng lần
thứ 18 vào tháng 11 /2012 này đều
được
biết đến vì những
mối quan hệ gia đình, phe cánh hoặc
bảo trợ. Có thể lập
luận một cách có lý như nhiều
người
ở Trung Quốc vẫn
suy nghĩ, đó là sự thăng tiến
lên đỉnh
cao quyền lực trong một
quốc gia đông dân nhất thế giới
này buộc phải trông cậy
vào những người đỡ đầu-
bảo trợ nặng
ký nhiều hơn là bằng phẩm
chất lãnh đạo và thành tích
trong công tác của bản thân.
Thứ hai, một số lớn
các lãnh đạo
của thế hệ 5
và 6 có bằng cấp trên đại
học. Chẳng hạn
như trong số 402
thành viên Ủy ban Thường vụ mới
bầu ở 31 tỉnh
có 298 người
(chiếm 74%) có bằng Thạc
sĩ và 92 người
(22.8%) có bằng Tiến sĩ.37 Thế nhưng khi nhìn gần
hơn vào các vị lãnh đạo
đó thì mới
thấy tuyệt đại
đa số đều
tham dự các khóa học sau Đại
học trên cơ sở Tại
chức – bán thời gian và thường
là trong những năm gần đây khi họ đang giữ trọng
trách lãnh đạo
của chính quyền tỉnh
và thành phố.
Những
văn bằng
chứng nhận trình độ học
vấn cấp cao đó đã trở thành
một thứ trách nhiệm
pháp lý đối
với các vị lãnh đạo
đó. Bùi Mẫn
Hân (Minxin Pei) một học giả Mỹ nổi
tiếng chuyên nghiên cứu
giới tinh hoa trong nền
chính trị Trung Quốc đã gọi
hiện tượng lạm
phát bằng cấp trên Đại
học trong hàng ngũ quan chức
Trung Quốc là dấu hiệu
của “một sự lừa
dối có tính hệ thống”.38
Pei viết tiếp: “có nhiều
quan chức Trung Quốc sử dụng
bằng giả hoặc
có được
những thành tích học
tập một cách đáng ngờ cốt
để đánh bóng bản
lý lịch của mình”39 Cũng theo chiều
hướng
này, Uông Ngọc Khải một giáo sư của
Học viện Quản
lý Trung Quốc gần đây đã chỉ ra
rằng: “Khi bạn nhìn thấy
những tấm bằng
Tại chức- bán thời
gian của các lãnh đạo cao cấp
bạn có thể phán đoán nhiều
khả năng họ là những
kẻ không trung thực”.40
Hiện tượng thứ ba chắc
chắn sẽ đáng lo hơn cả và
nó đã được
công bố rộng rãi ngay cả trên
truyền thông chính thống
của Trung Quốc. Đó là việc
những quan chức không có nền
tảng gia đình vững mạnh
hoặc các mối quan hệ chính
trị (“guanxi”) đã phải đều
đặn
sử dụng tiền
hối lộ để mua
chức (“mãi quan”) .41 Theo báo chí Hong Kong
và Singapore (mặc dù vẫn chưa được
kiểm chứng), Lưu Chí Quân, cựu
Bộ trưởng Bộ đường
sắt trước khi bị bắt
vì tội danh tham nhũng hồi
tháng 2 /2011 định
sử dụng hai tỷ nhân
dân tệ để “mua”chức
Phó Thủ tướng và cả
một ghế trong Bộ chính
trị khóa bầu năm 2012.42 Ba hiện
tượng
vừa nêu, dễ hiểu
là đã làm cho ô uế uy
tín của ĐCSTQ trong quần chúng về vấn
đề chọn
và đề bạt
người
tài.
Về vấn
đề phân
chia quyền lực trong hệ thống
chính trị Trung Quốc thì từ năm 1989 sau khi khai trừ ông
Triệu Tử Dương ĐCSTQ công khai tuyên
bố không quan tâm tới
việc đi theo nguyên tắc
tam quyền phân lập của
phương Tây. Thay vào đó, lãnh đạo
đảng
đề ra
chủ trương phân chia về
mặt định chế tổ chức
đảng
ra thành ba bộ phận,cụ thể là:
ra quyết định, thực
thi chính sách và giám sát. Như vậy
thì quyền lực của
ĐCSTQ vẫn
sẽ không bị giám sát, và như vậy
thì điều
mà Andrew Nathan đã mô tả như là “chuyên môn hóa
theo chức năng các định chế trong
nội bộ chế
độ”trên
quy mô lớn trên thực tế chỉ toàn
là những lời nói rỗng
tuếch của lãnh đạo
đảng.
Lấy
ví dụ, quyền lực
của Tòa án đã càng ngày càng trở nên
thứ yếu trong cấu
trúc chính trị của nước
CHNDTH trong thập niên vừa
qua khi mà đảng
mạnh mẽ chống
lại tính độc lập
của tòa án và trao quyền
lực không hạn chế cho
Ủy ban trung ương về Chính trị và
Luật pháp (CCPL – Chính pháp Ủy)
thuộc ĐCSTQ. Cơ quan này trông coi tất
cả các tổ chức
thực thi pháp luật bao gồm
Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm
sát Nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công
an và Bộ An ninh quốc gia. Quả thực
CCPL là một cơ quan nắm rất
nhiều quyền lực.43
Sự thiếu
vắng chuyên môn hóa theo chức
năng giữa
các cơ quan của
chính phủ đã làm suy yếu lập
luận cho rằng các kênh tham gia
về chính trị với
quần chúng được mở rộng
–lĩnh vực
phát triển về thể chế thứ 4
mà Nathan đã mô tả.
Theo Bruce Dickson, ĐCSTQ đã lập
nên các định
chế chính trị
mới
“để định
hướng
sự tham gia chính trị và
làm cầu nối giữa
nhà nước
và xã hội “chẳng hạn
như các hội
đồng
làng xã do dân bầu ra, các cơ quan chính phủ
tiếp
nhận đơn kiến nghị của
dân và xuống thị sát cơ sở khi
có khiếu nại (được
biết đến với
tên gọi là hệ thống
tín
phỏng).44
Một
vài nhà quan sát phương Tây nhận
định
rằng “ở Trung Quốc
các vụ biểu tình phản
đối,
phát hiện tố cáo tham nhũng và các hội
đồng
làng xã do dân bầu ra đã đảm bảo
ở một mức
độ nhất
định
trách nhiệm giải trình tuy chưa có dân chủ”.45
Số lượng và quy mô các cuộc
biểu tình phản đối
tuy nhiên đã tăng trong những
năm gần
đây và một
số cuộc đã gia tăng tính chất
bạo động.
Để đáp lại, lãnh đạo Trung Quốc cuối cùng cũng đã đưa ra một giải pháp mà Mary Gallagher gọi là
“hỗn hợp giữa củ
cà rốt và
cây gậy”- một mặt là đàn áp chính trị, mặt
khác là gia tăng các hàng hóa và dịch vụ công phục vụ
quần
chúng”.46 Có một thực tế
là lãnh đạo của ĐCSTQ đang bị
mắc chứng bệnh hoang tưởng về
nhu cầu phải giữ
được ổn định xã hội đã cho thấy những hạn chế
nghiêm trọng của việc thiết chế
hóa quần
chúng tham gia vào quản lý xã hội.
Người bạn đồng
minh hôm nay sẽ trở thành
kẻ thách
đấu
ngày mai ? Vai trò của giới
trung lưu
Một
trong những lý lẽ
chủ yếu của luận điểm về
“chế độ chuyên
quyền bền bỉ, dẻo dai”là ĐCSTQ đã dựa trên sự
phát triển
kinh tế
và khuyến
khích vật chất nhằm ngăn chặn từ
cơ sở nhu cầu muốn thay đổi kinh tế- xã hội. “nguyên nhân chính vì sao ĐCSTQ
lại mạnh như thế”, một nhà báo nước ngoài nhận xét, “đó là người dân Trung Quốc nhận thức được sự
cải thiện rõ rệt đạt được chỉ
trong một
giai đoạn rất ngắn”.47 “Các lực lượng
kinh tế
- xã hội, đặc biệt là những doanh nhân và giới
trung lưu mới hình thành hiểu rõ rằng họ là những đồng minh chính trị với chế độ của ĐCSTQ.48
Thế nhưng giả
định ấy cần được soi xét kỹ
lưỡng.
Có thể
đối tượng đấu tranh chính trị hôm qua lại trở thành đồng minh của hôm nay, và cũng vậy, người đồng minh hôm nay có thể sẽ là kẻ kích động quần chúng ngày mai. Những
nghiên cứu gần đây được thực hiện ở
Trung Quốc cho
thấy giới trung lưu Trung Quốc có xu hướng hoài nghi và nhạo
báng những lời hứa hẹn chính trị của chính quyền rõ ràng hơn các nhóm dân cư khác, họ cũng tỏ
ra đòi hỏi hơn việc nghiêm túc thực hiện
chính sách và nhạy bén hơn với nạn tham nhũng của quan chức.”49 Nếu như giới trung lưu Trung Quốc bắt đầu cảm thấy tiếng nói của họ
bị ngăn chặn, sự
tiếp cận thông tin bị khóa chặt một cách không công bằng hoặc không gian hoạt động xã
hội bị
hạn chế vô lối, thì lúc đó, thái độ bất đồng chính kiến bắt đầu hình thành.50
Thái độ bất bình của giới trung lưu Trung Quốc đối với các chính sách của
chính phủ
ngày càng trở nên rõ ràng, một phần do
tốc độ bành trướng của giới này bị
chậm lại và tình trạng chênh lệch, bất bình đẳng kinh tế
lại gia
tăng trong những năm gần đây. Tỷ
lệ thất nghiệp cao trong hàng ngũ sinh
viên đại học, cao đẳng (mà đa số
họ xuất thân từ
các gia đình
trung lưu và bản thân họ
nhiều khả năng sẽ
gia nhập giới đó trong tương lai) nhất định là một tín hiệu đáng lo ngại gửi tới chính phủ
Trung Quốc. Tại diễn đàn gần đây với chủ
đề “Phản ứng của Trung Quốc trước khủng hoảng tài chính toàn cầu”do
Viện Hàn lâm Cải cách và Phát triển tổ chức tại Bắc Kinh các học
giả đã lập luận
rằng chính phủ
cần
để ý
nhiều hơn đến nhu cầu
và các mối quan tâm của giới trung
lưu –nếu
không, theo lời các học giả,
giới trung lưu “nhạy cảm”ở Trung
Quốc sẽ có thể trở thành một
giới trung lưu “nổi giận”.51
Các
thành viên của giới trung lưu Trung Quốc
rất tức giận
đối
với nạn tham nhũng của
quan chức và sự thiếu
vắng giải trình trách nhiệm
và minh bạch của lãnh đạo
ĐCSTQ trong các vụ
việc như an toàn thực phẩm,
ô nhiễm môi trường và tai nạn
tàu cao tốc –viên đạn năm 2011 ở
Ôn Châu (Wenzhou) làm thiệt mạng 40 hành khách. Cũng giống
như các đồng
sự của họ ở khắp
nơi, giới
trung lưu Trung Quốc
rất quan tâm tới tự do
báo chí và phẫn nộ trước
hành động
kiểm duyệt của
chính phủ.
Giới
trung lưu Trung Quốc
đặc
biệt quan tâm tới quyền
lực của nhóm đầu
sỏ các doanh nghiệp
nhà nước
(SOE) đang ngày càng gia tăng một
cách rõ rệt vì lí do xu hướng
này ảnh hưởng trực
tiếp tới quyền
lợi của khu vực
kinh tế tư nhân. Một nghiên cứu
do các học giả Trung Quốc
tiến hành cho thấy toàn bộ lợi
nhuận của 500 doanh nghiệp
tư nhân lớn
nhất năm 2009 còn chưa bằng thu nhập
của 2 công ty nhà nước,đó là China Mobile và
Sinopec52. Một điều trớ trêu
là tỷ lệ thu hồi
vốn dòng của khu vực
tư nhân năm 2009 là 8.2% trong
khi đó ở khu
vực doanh nghiệp nhà nước
chỉ có 3.1%.53 Tốc độ tăng trưởng
rất ấn tượng
của China Mobile, ít ra cũng một
phần nhờ vị thế độc
quyền trên thị
trường
nội địa viễn
thông Trung Quốc. Với các doanh nghiệp
nhà nước
khổng lồ độc
quyền trong khu vực viễn
thông nên không có động
lực khuyến khích các công ty tiên
phong này đi theo con đường
đổi
mới công nghệ.
Hứa Tiểu Niên, giáo sư kinh tế và
tài chính của trường Kinh doanh Quốc
tế Âu Châu –Trung Quốc
tại Thượng Hải
đã dùng thuật
ngữ “chủ nghĩa tư bản
thân hữu”hay “chủ
nghĩa tư bản
nhà nước”để chỉ sự e
dè, lo ngại của mình trước
xu thế đang trỗi dậy
của sự độc
quyền nhà nước.54 Ông cho rằng,
với sự bành trướng
nhanh chóng của các doanh nghiệp
nhà nước
trong mấy năm gần đây, Trung Quốc
thực chất là đã bắt
đầu
quá trình đi ngược
lại kế hoạch
phát triển đất nước
của Đặng Tiểu
Bình. Theo Hứa Tiểu Niên, Trung Quốc
đang rút ra một
cách nhầm lẫn bài học
từ cuộc khủng
hoảng tài chính gần
đây và đang đi theo hướng
sai lầm. Theo vị
giáo sư này thì kẻ
hưởng
lợi chủ yếu
khi các doanh nghiệp nhà nước mở rộng
chính là các quan chức tham nhũng chứ chẳng
phải là nhân dân Trung Quốc.
Ông cho rằng ngày nay ở
Trung
Quốc, doanh nhân đích thực
chỉ có ở khu vực
kinh tế tư nhân mà không thể là
các SOE vì các nhà quản lý SOE không có tinh thần
kinh doanh lẫn ý thức trách nhiệm
về những mất
mát, thua thiệt của doanh nghiệp
mình.55 Nói chung, các doanh nhân tư doanh luôn bị
từ chối
các khoản vay và những điều
kiện ưu đãi.
Đồng
thanh với phê phán của Hứa
Tiểu Niên, giáo sư tài chính Trần Chí Vũ ở
đại
học Yale đã cho thấy 25.5 % chi tiêu
ngân khố ở Trung Quốc
năm 2011 được
dành cho an sinh xã hội, y tế công cộng,
giáo dục và các hàng hóa công khác, trong khi đó 38% chi tiêu ngân
khố được dành cho các chi
phí hành chính. Ngược
lại, ở Hoa Kỳ chi
tiêu ngân khố cho hai phạm trù này tương ứng
là 73% và 10%.56 Trần Chí Vũ khuyến cáo tái phân phối
nguồn tài chính thông qua các cải
cách dân chủ trong hệ thống
chính trị Trung Quốc và hỗ trợ cho
các giới trung lưu và cấp dưới.
No comments:
Post a Comment