Hồi kết cho chế độ chuyên chế dẻo dai của Đảng Cộng Sản
Trung Quốc ? Một đánh giá ba phần
về sự thay đổi quyền lực ở Trung Quốc
[4/5]
The End of the CCP’s
Resilient Authoritarianism? A tripartite Assessment of Shifting Power in China
(The
China Quarterly, 211, September 2012, pp 595- 623).
Cheng Li (Lý Thành)
Bản
thảo bài đang biên tập. Bản cuối cùng sẽ được đăng trên Thời Đại Mới tháng 11-2012
Bản dịch của Phạm Gia Minh
9-11-2012
Ba xu hướng chuyển biến
Bài
viết tổng quan phê phán luận
điểm
về chế độ chuyên
quyền bền bỉ,
dẻo dai này đã cho thấy lối
suy nghĩ cho rằng
Trung Quốc là hệ thống
chính trị đồng nhất
và vững chắc một
mặt sẽ dẫn
đến
tư tưởng
giáo điều
yếm thế, hoặc,
mặt khác có thể
là thái
độ mơ tưởng
xa rời thực tế.
Trong khi ĐCSTQ hiện
diện ở khắp
nơi và tương lai của
nó phải là mối quan tâm chủ yếu
thì chúng ta cần khai thác những
động
lực nội tại
và những áp lực bên trong đảng
một cách cặn kẽ và
cụ thể hơn. Đồng
thời, những xu hướng
chuyển biến theo nghĩa rộng
hơn –sự thay
đổi
quyền lực và các điểm
mạnh, điểm yếu
tương đối
của các nhân tố
khác
bên ngoài đảng
là những vấn đề đáng được
quan tâm nhiều hơn. Khi có một cách nhìn bao quát
và hệ thống tất
cả các yếu tố đó chúng ta mới
có thể hòa hợp trong một
cách lý giải chung những hiện
tượng
rất khác nhau và các phân tích rất
trái ngược
đã được
bàn ở phần trước.
Xu hướng một: Lãnh đạo yếu, phe phái mạnh
Trong
ba thập niên qua, Trung Quốc
đã dần
dần rời xa phương thức
lãnh đạo
được
điều
hành bởi một cá nhân có sức
cuốn hút quần chúng và toàn quyền
như Mao Trạch
Đông và Đặng
Tiểu Bình, sang phương thức
lãnh đạo
tập thể. Sự chuyển
biến này đã chấm dứt
một kỷ nguyên của
nền chính trị
dựa
trên một người có sức
mạnh và trong chừng
mực nhất định
đó chính là lịch
sử Trung Quốc lâu đời
nơi mà một
nhân vật độc đoán có thể quyết
mọi điều tùy ý. Tất
nhiên, đó là một
quá trình diễn ra dần dần,
Mao Trạch Đông, một nhân vật
chẳng khác gì ông Trời
nơi trần
thế có quyền lực
vô biên, đặc
biệt vào thời Cách mạng
Văn hóa. Mao thường
xuyên ra các quyết định quan trọng
một mình, ví dụ
như chính sách Đại
nhẩy vọt và Cách mạng
Văn hóa đã gây biết
bao tai họa.57 Dưới thời
của Đặng, dựa
vào sự nghiệp chính trị thần
kỳ và những mối
quan hệ bảo trợ -
đỡ đầu
cho nên một loạt các sáng kiến
cải cách –tính từ chính
sách thành lập các vùng kinh tế đặc
biệt đến việc
gửi sinh viên sang học
tập ở các nước
phương Tây đều
được
thông qua mà không có sự chống đối
nào đáng kể.
Sau sự kiện Thiên An Môn Đặng
vẫn duy trì được vai trò của
một nhà lãnh đạo tối
cao ngay cả khi ông ta không còn giữ chức
vụ lãnh đạo quan trọng
nào nữa.58
Giang
Trạch Dân thuộc thế hệ các
nhà lãnh đạo
thứ 3 và Hồ Cẩm
Đào thuộc
thế hệ thứ 4
đều
là những nhà kỹ trị,
thiếu sức cuốn
hút quần chúng và ít thành tích cách mạng,
nhưng cả hai
lại dàyb dạn kinh nghiệm
quản lý, có kỹ
năng xây dựng
liên minh và thỏa hiệp chính trị.
Nói rộng ra, họbkhông hơn “người
thứ nhất giữa
những người ngang hàng”trong
thế hệ lãnh đạo
tập thể cùngbthời.
Họ khó có thể
vận
dụng được thứ quyền
lực mà Đặng đã nắm,
đặc
biệt khi điều hành QuânbGiải
phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Tuy nhiên, cả Giang
và Hồ có được quyền
lực là nhờbvào sự ủng
hộ của Đặng.
Giờ đây khi mà thời
kỳ của Hồ Cẩm
Đào đang chấm
dứt, giới tinh hoa Trung Quốc
bắt đầu đánh giá tổng
kết giai đoạn cầm
quyền của ông và đề tài
chính lại là cảm giác bất
mãn sâu sắc. Hồ bị
phê phán –có thể đúng hoặc sai –vì tính cách
“thiếu hành động”(“vô vi”) –một
thuật ngữ phổ
biến trên nhiều blog và chuyện
phiếm thường ngày. Một
số trí thức của
công chúng Trung Quốc công khai đánh giá hai nhiệm
kỳ 5 năm do Hồ lãnh đạo
là “một thập kỷ đã mất”.59
Thủ tướng Ôn Gia Bảo
cũng bị cho
là “yếu”và “không hiệu
quả”.
Những
lời chỉ trích Hồ và
Ôn nêu trên có thể phản ánh quan điểm
của một số nhóm
lợi ích và những người
lĩnh xướng
dư luận
nên không nhất thiết là ý kiến
công chúng. Số đông quần chúng nông dân và
công nhân nhập cư có thể vẫn
coi Hồ và Ôn như những nhà lãnh đạo
đã bảo
vệ và giúp thăng tiến quyền
lợi của họ.
Nhiều trí thức dân chủ ở Trung
Quốc vẫn coi Ôn là hy vọng
đáng tin cậy
nhất để tiến
tới một cuộc
cải cách chính trị đích thực.
Tuy nhiên những tình cảm tiêu cực
đang lan truyền
rộng khắp dù sao cũng làm xói mòn quyền
lực và uy tín của chính quyền
Hồ - Ôn.
Sự thay
đổi
sâu sắc xét về góc độ nguồn
gốc và tính chính danh của
lãnh đạo
đang là vấn
đề nổi
cộm nhất đối
với những nhân vật
đang lên của
thế hệ thứ 5.
Vào thời điểm bắt
đầu
nhiệm kỳ của
mình, thế hệ sắp
tới các nhà lãnh đạo,
đứng
đầu
bởi cặp đôi kế vị Tập
Cận Bình và Lý Khắc
Cường
dường
như có vẻ lại
yếu hơn những người
tiền nhiệm do họ còn
thiếu thành tích trong quá khứ,
nhu cầu tự nhiên phải
chia sẻ quyền lực
cùng với sự cạnh
tranh ngày càng gia tăng với
các đồng
chí cùng trang lứa. Chính vì vậy họ sẽ dựa
nhiều hơn vào lãnh đạo tập
thể khi ra quyết định.
Cũng theo chiều
hướng
đó, chính quyền
Trung Quốc ngày càng nhấn
mạnh tầm quan trọng
của nguyên tắc “lãnh đạo
tập thể”được
định
nghĩa trong tuyên bố của
Đại
hội ĐCSTQ năm 2007 như là “một hệ thống
phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân nhằm
ngăn chặn
những quyết định
tùy tiện của một
cá nhân lãnh đạo
cao nhất”.60
Lãnh
đạo
tập thể ắt làm cho nền
chính trị phe phái trở
nên cần
thiết. Ban lãnh đạo ĐCSTQ hiện
nay được
cơ cấu
xoay quanh hai liên minh hay còn gọi là hai phái để giám
sát và đối
trọng quyền lực
của nhau. Hai nhóm đó có thể được
gắn mác là “liên minh dân túy”(“dân tuý đồng
minh”) do Hồ Cẩm Đào cầm
đầu
và “liên minh của giới tinh hoa”(“tinh
anh đồng
minh”) hình thành từ thời Giang Trạch
Dân và hiện nay người đứng
đầu
phái này là Ngô Bang Quốc –Chủ tịch
Đại
hội Đại biểu
nhân dân toàn quốc (trong ĐCSTQ ông ta là nhân vật
đứng
thứ 2). Hai thủ
lĩnh có nhiều
triển vọng nhất
sau Đại
hội 18 ĐCSTQ, một người
thuộc phái tinh hoa là họ Tập
còn họ Lý thuộc phái dân túy, mỗi
người
đại
diện cho một liên minh. Cách thức
phân chia quyền lực đó có
thể được xếp
vào loại hình cơ chế chính trị kiểu
“một đảng, hai phái”(“nhất
đảng
lưỡng phái”).61
Liên
minh của giới tinh hoa chủ yếu
gồm các đại diện
“con ông, cháu cha”(bố mẹ họ là
các quan chức cao cấp) và thêm cả nhóm
Thượng
Hải (gồm các nhà lãnh đạo
được
thăng tiến
trên con đường
chính trị ở Thượng Hải
khi Giang còn là Bí thư đảng
vào những năm 1980). Trong khi đó, liên minh dân túy
tập hợp chủ yếu
các cựu quan chức Đoàn Thanh niên Cộng
sản (được biết
dưới
tên “đoàn phái”) và là nền
móng quyền lực của
Hồ Cẩm Đào. Hai liên minh
này có những sáng kiến và ưu tiên về chính
sách trái ngược
nhau. Phái tinh hoa chú trọng vào tăng trưởng GDP trong
khi liên minh dân túy chủ trương công bằng và liên kết
xã hội. Nhìn chung, phái tinh hoa chiếm
ưu thế trong
các lĩnh vực
kinh tế và tài chính đồng thời
đại
diện cho lợi ích vùng duyên hải
phía Đông, trong khi đó liên minh dân túy
lại vượt trội
trong các tổ chức đảng
và thường
phản ánh những mối
quan tâm của khu vực nằm
sâu trong nội địa. Về vấn
đề cải
cách chính trị, lãnh đạo thuộc
phái dân túy quan tâm nhiều tới việc
khuyến khích các cuộc
bầu chọn trong nội
bộ đảng hơn là các đồng
chí của họ thuộc
liên minh của giới tinh hoa bởi
lẽ ngay cả các thành viên
trong giới chính trị, ví dụ như những
đại
biểu được chọn
đi dự Đại
hội đảng thường
là biểu quyết chống
lại xu hướng “con ông, cháu
cha”(thái tử đảng - ND). Chẳng
hạn như Bạc Hy Lai đã hai lần
bị loại trong các cuộc
bầu cử vào Ban chấp
hành Trung ương tại
Đại
hội đảng vào những
năm 1990.
Nền
chính trị phe phái tất nhiên không phải
là cái gì mới mẻ ở
nước
Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc
(CHNDTQ). Những sự kiện
chính thời Mao như chiến dịch
Chống phái Hữu, Cách mạng
văn hóa và khủng
hoảng Thiên An Môn năm 1989, tất
cả đều liên quan đến
cuộc chiến giữa
các phe phái trong nội bộ ban lãnh đạo
nước
CHNDTQ. Thế nhưng nền chính trị phe
phái ở Trung Quốc ngày nay không còn
là một cuộc chơi có tổng
bằng không - tức là kẻ thắng
được
cả, người thua thì mất
hết. Đó là vì cả
hai phe
phái chính trị hầu như là ngang sức
và họ chia nhau số
ghế
trong các cơ quan cấp
cao theo cái thế gần như là cân bằng.
Bảng
1 cho thấy trong mỗi một
cơ quan lãnh đạo
quan trọng năm 2011 (thời điểm
trước
khi Bạc Hy Lai thất sủng),
liên minh của giới tinh hoa và liên
minh dân túy đã đạt
được
thế cân bằng về
phân bổ số ghế xét
dưới
góc độ cả về đại
diện của lãnh đạo
thế hệ thứ 5
và cơ cấu
chung. Hai liên minh đã thỏa
thuận được một
thế cân bằng hoàn hảo
về quyền lực
giữa các ngôi sao đang lên thuộc
thế hệ thứ 5
(mỗi phe có một người
trong Thường
trực Bộ Chính trị,
ba người
trong Bộ Chính trị
và hai
người
trong Ban bí thư gồm
6 thành viên, một cơ quan lãnh đạo quan trọng
điều
hành công việc hàng ngày và công tác hành chính của
đảng.
Thế cân bằng đó cũng được
thể hiện rõ trong cơ cấu
bốn Phó Thủ tướng,
bốn ủy viên (dân sự)
Quốc vụ viện,
bao gồm cả thế hệ thứ 4
và thứ 5.62
Bảng 1: Phân bổ ngang bằng số ghế giữa các liên minh (2011)
Liên minh tinh hoa (phe
Giang Trạch Dân)
Thường
vụ Bộ Chính trị (thế hệ thứ năm) : Tập
Cận Bình (thái tử đảng)
Bộ Chính
trị (thế hệ thứ năm) : Tập
Cận Bình - Vương Kỳ San
(thái tử đảng) - Bạc
Hi Lai (thái tử đảng)
Ban
Bí thư (thế hệ thứ năm) : Tập Cận
Bình - Vương Hỗ Trữ (nhóm
Thượng Hải)
Phó
Thủ tướng : Vương Kỳ San (thái tử đảng) - Trương Đức
Giang (thái tử đảng)
Quốc
vụ khanh : Mã Khải
(thái tử đảng) - Mạnh
Kiến Trụ (nhóm Thương Hải)
Liên minh dân túy (phe
Hồ
Cẩm Đào)
Thường
vụ Bộ Chính trị (thế hệ thứ năm) : Lý Khắc Cường (đoàn phái)
Bộ Chính
trị (thế hệ thứ năm) : Lý Khắc
Cường
(đoàn phái) - Lý
Nguyên Triều (đoàn phái) - Uông Dương (đoàn phái)
Ban
Bí thư (thế hệ thứ năm) : Lý
Nguyên Triều (đoàn phái)
- Lệnh Kế Hoạch
(đoàn phái)
Phó
Thủ tướng : Lý Khắc Cường
(đoàn phái) - Hồi
Lương Ngoc (đàn em Hồ Cẩm
Đào)
Quốc
vụ khanh : Lưu Diên Đông (đoàn phái) - Đới
Bình Quốc (đàn em Hồ Cẩm
Đào)
Ghi chú và nguồn tư liệu:Để tham
khảo định nghĩa thế hệ thứ 5
của ĐCSTQ và sự
hình
thành 2 liên minh xem Li 2008b;2012a
Hai
phe này có phong cách lãnh đạo và kinh nghiệm
khác nhau, và cũng tiếp
cận tới những
nguồn lực kinh tế-
xã hội và chính trị
khác
nhau. Sự rơi rụng đáng ghi nhớ của
hai “ngôi sao nặng ký đang lên”trong Bộ chính
trị - Bí thư ĐCS Thượng hải
Trần Lương Vũ (một thành viên của
nhóm Thượng
Hải) năm 2006 và Bí thư đảng
Trùng Khánh Bạc Hy Lai (thái tử đảng)
năm 2012 –là bằng
chứng cho hiện tượng
“lãnh đạo
yếu, phe phái mạnh”. Những
thủ lĩnh phe phái một khi đã bị dính
dáng vào các vụ xì căng đan nghiêm trọng đều
dễ dàng bị thay thế,
nhưng phe phái hay liên
minh thì lại quá mạnh để không
thể bị triệt
hạ. Những thủ lĩnh mới
thay thế họ Trần
và họ Bạc, Tập
Cận Bình và Trương Đức Giang đều
từ cùng một liên minh đó cả.
Những dàn xếp đã được
thực hiện nhằm
phục vụ lợi
ích chung là sự sống còn của
ĐCSTQ. Giám sát và đối
trọng quyền lực
giữa hai liên minh vẫn
không hề suy suyển sau khi xảy
ra hai vụ khủng hoảng
này.
Chẳng
phe nào, dù là dân túy hay tinh hoa lại muốn
triệt hạ hoàn toàn lẫn
nhau. Mỗi liên minh lại có những
thế mạnh riêng, gồm
những khu vực đại
diện cử tri khác nhau mà phe
kia không nắm được. Mối
liên hệ của họ với
nhau khi ra quyết định vừa
là cạnh tranh lại vừa
là hợp tác. Ví dụ
như ban lãnh đạo
ĐCSTQ rất
cân nhắc và cố gắng
tránh không để lan
rộng vụ việc
Bạc Hy lai sang các lãnh đạo
cao cấp khác và việc khai trừ đảng
được
tiến hành tương đối hạn
chế. Trên thực tế,
một số nhà lãnh đạo
có liên hệ mật thiết
với họ Bạc,
chẳng hạn như thị trưởng
Trùng Khánh Hoàng Kì Phàm, vẫn được
tại vị chứng
tỏ là các lãnh đạo cao nhất
không định
kỷ luật quá nhiều
người.
Có một sự thật
là đất
nước
Trung Quốc đang gặp quá nhiều
yếu tố bất
ổn trước Đại
hội ĐCS lần thứ 18
cũng là điều
buộc giới lãnh đạo
phải hạn chế phạm
vi những lời cáo buộc,
chỉ trích lẫn nhau.
Bởi
lẽ đó mà mặc dù vụ Bạc
Hy Lai là thắng lợi của
phe Hồ Cẩm Đào nhưng thắng
lợi đó không nhất thiết
đưa đến
việc phe dân túy có thêm một
ghế trong Thường vụ Bộ Chính
trị. Diện mạo
của Thường vụ Bộ Chính
trị tương lai chủ
yếu
phụ thuộc vào sự thỏa
hiệp giữa hai liên minh. Thế cân
bằng quyền lực
trong hệ thống này không dễ gì
thay đổi.
Nếu như phái con ông cháu cha (thái tử đảng-
ND) mà sụp đổ thì điều
đó có thể dẫn
tới một cuộc
cách mạng ngoài sức tưởng
tượng.
Do vậy, tại thời
điểm
hiện nay, động cơ vô cùng mạnh
mẽ của giới
chóp bu lãnh đạo
là giữ nguyên cơ cấu hiện
tại “một đảng,
hai liên minh”và cố gắng thể hiện
ra bên ngoài sự thống nhất
và đoàn kết.
Do
nền chính trị
phe
phái có một vai trò rất quan trọng
ở Trung Quốc ngày nay nên việc
hiểu rõ thành phần của
Ban Thường
vụ Bộ chính trị (PSC)
luôn thu hút sự quan tâm lớn của
giới nghiên cứu chính trị Trung
Quốc.
Bảng 2: Nhận dạng phe phái các ứng viên hàng đầu cho vị trí trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa tới (2012-2017)
Liên minh giới tinh hoa (phe Giang Trạch Dân)
Tên
- Chức vụ hiện nay - Nhận dạng phe phái
Tập
Cận Bình-
Phó chủ tịch nước
- Thái tử đảng
Vương Kỳ San - Phó
thủ tướng - Thái tử đảng
Trương Đức
Giang - Phó thủ tướng - Thái tử đảng
Trương Cao Lệ
- Bí thư Thiên Tân - Đàn em Giang Trạch
Dân
Du
Chính Thanh - Bí thư Thượng
Hải - Thái tử
đảng
Mạnh
Kiến Trụ - Bộ trưởng
Công An - Nhóm Thượng
Hải
Trương Xuân Hiền
- Bí thư Tân Cương - Đàn em Giang Trạch
Dân
Liên minh dân túy (phe
Hồ Cẩm Đào)
Tên
- Chức vụ hiện nay - Nhận dạng phe phái :
Lý
Khắc Cường
- Phó thủ tướng thứ nhất
- Đoàn phái
Lý
Nguyên Triều - Trưởng
ban tổ chức - Đoàn phái
Lưu Vân San - Trưởng ban Tuyên giáo - Đoàn phái
Uông
Dương - Bí thư Quảng
Đông - Đoàn phái
Lưu Diên Đông - Quốc
vụ khanh - Đoàn phái
Lệnh
Kế Hoạch - Chánh
văn phòng
Trung ương Đảng - Đoàn phái
Hồ Xuân
Hoa- Bí thư Hồ Bắc - Đoàn phái
Nguồn:
Li 2012a
Trong
khi không ai có thể biết bảy
hay chín vị lãnh đạo sẽ chắc
chắn được vào cơ quan chủ chốt
của quyền lực
thì 14 vị lãnh đạo vẫn
đứng
bên ngoài cùng các đồng
lứa của mình với
tư cách ứng
viên (xem bảng 2). Danh sách này được
lập trên cơ sở phối
hợp các yếu tố như chức
vụ hiện nay của
vị lãnh đạo, tuổi
tác, hạn chế về nhiệm
kỳ trong Bộ Chính trị,
nhiệm kỳ trong Ban chấp
hành Trung ương và kinh nghiệm
lãnh đạo
trước
đó.63
Trong
số 14 ứng viên được
nêu tên trong danh sách, có 10 người hiện
là ủy viên của Bộ Chính
trị gồm cả thảy
là 25 người,
hai người
(Tập Cận Bình và Lý Khắc
Cường)
đang là Ủy
viên Ban Thường vụ Bộ Chính
trị). Một điều
thú vị là các ứng viên hàng đầu
đó cũng được
chia đều
giữa các liên minh chính
trị - 7 người thuộc
phái tinh hoa và 7 thuộc phái dân túy. Trong liên minh tinh
hoa có 4 vị lãnh đạo là thái tử đảng,
2 người
do Giang Trạch Dân bảo trợ và
một là thành viên nổi
bật của nhóm Thượng
Hải. Trong liên minh dân túy, cả 7
người
đều
là các lãnh đạo đoàn thanh niên và có
mối quan hệ bảo
trợ- đỡ đầu
mạnh với Hồ Cẩm
Đào.
Cả hai
liên minh này cùng chia sẻ quyền lợi
trong sự ổn định xã hội
trong nước
và đều
có tham vọng về sự lớn
mạnh không ngừng của
Trung Quốc trên trường Quốc
tế, và các mục tiêu chung đó thường
dẫn dắt hai liên minh đến
sự thỏa hiệp
và hợp tác với nhau.
Tuy
nhiên, vì xã hội Trung Quốc đang trở nên
ngày càng đa nguyên về quan
điểm,
về các giá trị
và cũng vì các lãnh đạo
Trung Quốc phải đối
mặt với đủ loại
thay đổi
chính sách khó khăn khiến nản
lòng cho nên sự khác biệt về chính
sách giữa các vị lãnh đạo
có nhiều khả năng sẽ trở nên minh
bạch hơn đối với
công chúng.
No comments:
Post a Comment