Hồi kết cho chế độ chuyên chế dẻo dai của Đảng Cộng Sản
Trung Quốc ? Một đánh giá ba phần
về sự thay đổi quyền lực ở Trung Quốc
[4/5]
The End of the CCP’s
Resilient Authoritarianism? A tripartite Assessment of Shifting Power in China
(The
China Quarterly, 211, September 2012, pp 595- 623).
Cheng Li (Lý Thành)
Bản
thảo bài đang biên tập. Bản cuối cùng sẽ được đăng trên Thời Đại Mới tháng 11-2012
Bản dịch của Phạm Gia Minh
9-11-2012
Xu hướng hai: Chính phủ
yếu, các nhóm lợi ích mạnh
So
với nhiều quốc
gia trên thế giới, chính phủ nước
CHNDTQ nắm một nguồn
lực tài chính và chính trị khổng
lồ, phần lớn
là nhờ sự tăng trưởng
kinh tế nhanh và một hệ thống
chính trị chuyên chế. Tuy vậy
chính phủ Trung Quốc vẫn
đang phải
đối
mặt với vô số những
vấn đề làm đau đầu,
chẳng hạn như sự chênh
lệch giàu nghèo,lạm
phát, bong bóng bất động sản
có thể vỡ, nợ trong
nước
tăng cao, tham nhũng trong giới
quan chức, ngày càng nhiều
vụ bất ổn
xã hội, môi trường thiên nhiên xuống
cấp, tài nguyên cạn
kiệt, an toàn thực phẩm
và các vấn đề an toàn y tế
cộng đồng, sự thiếu
vắng mạng lưới
an sinh xã hội và những căng thẳng
sắc tộc ở Tân
Cương và Tây tạng.
Một
điều
mà ai cũng thấy
đó là Quốc
vụ viện đã tỏ ra
kém hiệu quả trong việc
quản lý các địa phương Trung Quốc,
các thành phố lớn và ngay cả các
doanh nghiệp nhà nước xét về góc
độ
kinh tế. Gần đây xuất
hiện một câu nói châm biếm:
“Thủ tướng cũng không thể điều
khiển nổi một
Tổng giám đốc”(“Tổng
lý quản bất liễu
tổng kinh lý”), phản
ánh những vấn đề nghiêm
trọng đối với
năng lực
điều
hành của chính phủ
trung ương. Sự căng thẳng
và cạnh tranh giữa hai liên minh như đã phân tích ở trên
có xu hướng
làm cho quá trình ra quyết định dài và phức
tạp hơn, thậm chí còn có thể một
lúc nào đó gây ra tình trạng
bế tắc. Trung Quốc
không phải là dân chủ, nhưng xét về góc
độ này
vẫn có thể phát triển
một số đặc
trưng của
dân chủ. Những thủ lĩnh địa
phương bị khai
trừ, đáng để ý nhất
là Bạc Hy Lai và Trần
Lương Vũ cũng từng
được
biết đến vì sự thách
thức công khai chính quyền
và các quyết sách của Thủ tướng
Ôn và chính phủ trung ương.
Điều
quan trọng hơn cả là chưa bao giờ trong
lịch sử 6 thập
kỷ của nước
CHNDTQ các nhóm lợi ích lại có quyền
lực và nhiều ảnh
hưởng
như những
năm gần
đây. Cũng như mọi
nơi khác trên thế giới,
các nhóm lợi ích Trung Quốc
rất đa dạng. Ví dụ như chúng gồm
các vùng lãnh thổ, các định chế hành
chính, quân đội,
truyền thông được thương mại
hóa nhanh chóng, các tổ chức phi chính phủ và
các chính quyền địa phương.
Các
chính quyền địa phương ở những
vùng duyên hải hay nội địa
cũng đều
là các nhóm lợi ích chính trị cố gắng
gây ảnh hưởng mạnh
mẽ lên Bắc Kinh và vận
động
để đảm
bảo rằng chính phủ trung
ương đưa ra những
chính sách kinh tế - xã hội góp phần
thúc đẩy
quyền lợi địa
phương họ.64
Thông tin cần thiết để hiểu
tình hình: năm 2010 trong số 100
xã giàu có nhất thì có đến 93 xã trong đó có 40 xã đứng
đầu
bảng đều ở vùng
duyên hải.65
Theo
một nghiên cứu mới
đây thì gần
90% xuất khẩu của
Trung Quốc vẫn xuất
phát từ các vùng duyên hải.66
Trong những năm gần đây, chính quyền
địa
phương các tỉnh,
các vùng lãnh thổ tăng cường số lượng
các văn phòng đại
diện (“Trú kinh ban”) của
mình ở Bắc Kinh để triển
khai hoạt động vận
động
hành lang (lobby). Tháng giêng năm
2010 chính phủ trung ương buộc phải
đưa ra các quy định
nhằm giảm đáng kể số lượng
các văn phòng đại
diện quyền lợi
địa
phương được
cấp phép và đòi hỏi kiểm
toán tài chính số các nhóm vận động
hành lang cấp tỉnh và thành phố
đang hoạt
động.67
Về vấn
đề các
giai tầng xã hội, các nhóm lợi
ích Trung Quốc có thể được
phân ra thành 3 nhóm chính: các nhóm lợi ích tập
đoàn và công nghiệp
(được
biết như “giới cổ cồn
đen”), giới
trung lưu mới
hình thành đã được
nói đến
ở trên (hay còn gọi
là “cổ cồn trắng”các
nhà chuyên môn), và nhóm xã hội dễ bị tổn
thương như dân nhập
cư (công nhân áo “cổ cồn
xanh dương”). Thuật
ngữ “cổ cồn
đen”gần
đây mới
ra đời
ở Trung Quốc có liên quan tới
số lượng ngày càng tăng những
người
giàu có và đầy
quyền lực hay mặc
đồ đen, lái xe ô tô đen, có nhiều
khoản thu nhập được
che giấu, sống một
cuộc sống bí ẩn
với các vợ bé, quan hệ với
xã hội ngầm tội
phạm –xã hội đen (“hắc
xã hội”) và quan trọng
hơn cả là
họ vận hành việc
kinh doanh và sử dụng quyền
lực kinh tế của
họ một cách mờ ám.68
Các
nhóm lợi ích tập đoàn và công nghiệp
tích cực nhất ở Trung
Quốc bao gồm 2 cụm
chính. Cụm thứ nhất
gồm giới chóp bu doanh nghiệp
nhà nước
độc
quyền ví dụ như ngân hàng,viễn
thông, hàng không, đường
sắt, thuốc lá và tàu biển.
Cụm thứ hai gồm
các nhóm vận động hành lang làm việc
cho nhà nước,
khu vực kinh tế nước
ngoài và tư nhân, ví dụ như bất
động
sản. Truyền thông Trung Quốc
đã đề cập
rộng rãi tới việc
các nhóm lợi ích kinh doanh thường
xuyên hối lộ các quan chức
địa
phương và hình thành nên
“liên minh ma quỷ”với các chính quyền
sở tại.69
Ví
dụ như nhiều đối
tượng
trong xã hội liên kết với
nhà phát triển bất động
sản và hình thành nên những
nhóm lợi ích đặc biệt
quyền lực nhất
ở Trung Quốc hiện
nay. Quyền lực siêu mạnh
của nhóm này đã giải thích vì sao phải
mất tới 13 năm để thông
qua Luật Chống Độc
Quyền, vì sao chính sách quản
lý kinh tế vĩ mô trong thập kỷ vừa
qua trên quy mô lớn là thiếu hiệu
quả; và vì sao bong bóng bất
động
sản mặc dù cả xã
hội đã nhận thức
được
vẫn cứ tiếp
tục phình to ra. Trong từng
trường
hợp đơn lẻ kể trên,
các nhóm lợi ích tập đoàn và công nghiệp
đã xâm lấn
cả quá trình ra quyết
định
của chính phủ
bằng
cách tạo ra nút thắt hay bế tắc
cho chính sách của nhà
nước
hoặc là biến tấu
chính sách theo cách có lợi cho họ.
Theo
báo cáo chính thức của nhà nước,
hơn 70% trong số 120
công ty nằm dưới sự điều
hành của Ủy ban Giám sát và Quản
lý tài sản Nhà nước (SASAC) đã tham gia vào kinh
doanh bất động sản
trong năm 2010.70 Phản
ứng lại, Ủy
ban SASAC đã chỉ thị cho
78 doanh nghiệp phải rút các khoản
đầu
tư khỏi
việc kinh doanh đó.71 Tuy nhiên sự chống
trả từ phía các công ty đó đã khiến
cho chỉ thị chính phủ gần
như không có hiệu
lực. Nhiều ý kiến
suy xét cho rằng một phần
lớn gói kích cầu (4000 tỷ nhân
dân tệ- khoảng US$ 586 tỷ)
đưa ra vào năm 2008 trước
tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu
đã bị lái
nhầm hướng sang phát triển
bất động sản.
Theo một nhà nghiên cứu
cao cấp của Bộ Gia
cư và Phát triển
Đô thị -
Nông thôn thì có khoảng 32% gói kích cầu
đã được
đầu
tư vào bất
động
sản.72
Đối
với giai tầng xã hội
cấp dưới, sự thiếu
hụt lao động chân tay ở một
số thành phố vùng duyên hải
trong những năm gần đây phản
ánh thực trạng ý thức
chính trị của những
nhóm xã hội dễ bị
tổn thương này (“nhược thế quần
thể”), ngày một được
nâng cao, đặc
biệt là ở thế hệ các
công nhân nhập cư trẻ tuổi.
Họ đã nhận thức
được
rằng cần phải
bảo vệ quyền
lợi của mình và ngày càng
phẫn nộ trước
mọi chính sách kỳ thị chống
người
lao động
nhập cư, nông dân và dân nghèo thành thị.
Họ buộc phải
nhảy từ công việc
này sang công việc khác chỉ
để nhận
được
đồng
lương xứng
đáng và tử tế hơn. Ít ra thì nhờ có
những kiến nghị không
biết mệt mỏi
của họ mà ở Trung
Quốc
gần đây đã có những cải
thiện ngoạn mục
về lương bổng.
Những
thách thức bắt nguồn
từ các nhóm xã hội khó thuyết
phục và các nhóm lợi
ích tập đoàn công nghiệp tham lam không phải
là duy nhất ở nước
Trung Quốc thời cải
cách. Các nền dân chủ ở Phương Tây (và cả phương Đông) tất
nhiên là không miễn nhiễm đối
với các vấn đề này,
ngược
lại, những kiến
nghị của quần
chúng đòi công bằng
xã hội thường được
nhìn nhận như một bộ phận
của đời sống
kinh tế- xã hội bình thường
của các quốc gia đó.
Nói
về các nhóm lợi ích tập
đoàn và công nghiệp
ở một số nước
phương Tây thì có lẽ chúng
còn mạnh và có nhiều ảnh
hưởng
hơn các nhóm tương tự ở Trung
Quốc. Ở Hoa Kỳ chẳng
hạn, có hàng trăm nhóm vận động
hành lang làm tràn ngập thủ đô Washington và hiện
đã trở thành
một đặc điểm
quan trọng của nền
chính trị Mỹ. Dần
dần, những nhóm vận
động
có động
cơ kinh doanh đó đã biết
tận dụng hệ thống
dân chủ để phục
vụ lợi ích thương mại
cho công ty. Trong tác phẩm kinh điển của
mình viết về dân chủ,
Robert Dahl lập luận rằng
sự phát triển dân chủ ở phương Tây là một
quá trình được
dẫn dắt bởi
nhiều nhóm thủ
lĩnh khác nhau, mỗi
nhóm lại tiếp cận
được
tới tập hợp
những nguồn lực
chính trị và đại diện
cho lợi ích của các khu vực
và nhóm khác nhau trong xã hội.73 Hệ thống
chính trị đa nguyên luôn phân tán quyền
lực, ảnh hưởng,
uy thế và sự điều
hành ra khỏi một nhóm duy nhất
các thủ lĩnh quyền lực,
đồng
thời nó chia sẻ
cùng một
nền tảng xã hội
cho những cá nhân, nhóm, hiệp
hội và tổ chức
đa dạng
và đủ loại.74
Theo ý nghĩa đó, dân chủ chính
là việc hình thành nên các quy tắc
để dàn
xếp những quyền
lợi mâu thuẫn nhau giữa
các nhóm xã hội trong một cộng
đồng
nhất định. Diêu Dương, một
giáo sư của
đại
học Bắc Kinh đã lập
luận tương tự: “một
thể thức chính trị mở và
bao gồm ở các nền
dân chủ phát triển, chẳng
hạn như Hoa Kỳ, nói chung, luôn
giám sát quyền lực của
các nhóm lợi ích. Thực chất,
đây mới
chính là trách nhiệm được ủy
thác của một chính quyền
không vụ lợi –đó là cân đối
các đòi hỏi,
yêu sách của những nhóm xã hội
khác nhau.”75
Hoạt
động
chính trị của nhóm lợi
ích nên được
nhìn nhận không là mối đe dọa
sự ổn định kinh tế -
xã hội mà cũng chẳng phải
là sự thách thức tính hợp
pháp của chính quyền, và đúng ra nên được
coi là những thành tố
cần
thiết của một
nền quản trị dân
chủ. Mấu chốt
để điều
phối nền chính
trị có những nhóm lợi
ích khác nhau là phải hình thành nên các cơ chế dân
chủ mang tính
thể chế.
Các nhóm lợi ích khác nhau có thể gây
ảnh hưởng qua những
cuộc bầu cử,
các thể thức ra
quyết định hành chính và
pháp lý. Đồng
thời, tính độc lập
của truyền thông và thượng
tôn của bản
hiến pháp luôn giám sát và bảo
vệ quá trình dân chủ.
Các cuộc khủng hoảng
chính trị thỉnh thoảng
vẫn xảy ra, nhưng những
định
chế dân chủ nói chung và hoạt
động
chính trị của các nhóm
lợi ích nói riêng (kể cả vai
trò quan trọng của giới
trung lưu) không phải
là nguồn gốc của bất
ổn xã hội, mà đúng ra chúng lại
là nền tảng của
sự ổn định về lâu
dài. Sự ra đời nhanh chóng của
các nhóm lợi ích đa dạng, tạo
nên một nền chính trị năng động
ở Trung Quốc đã làm thay đổi sâu
sắc phương thức quản
trị đất nước
này.
Xu hướng ba: Đảng yếu, đất nước mạnh
ĐCSTQ là một
đảng
cầm quyền lớn
nhất thế giới,
nó gồm 4 triệu đảng
bộ cơ sở, 82.6 triệu
đảng
viên và còn tiếp tục gia tăng. Do không hiện
diện lực lượng
đối
lập có tổ chức
nên đảng
dường
như không gặp
bất kỳ một
thách thức nào trong một tương lai gần.
Cũng cần
lưu ý rằng
các cuộc cải cách chính trị ở Trung
Quốc, kể cả nỗ lực
dân chủ hóa trong đảng sau Hội
nghị Trung ương 4 khóa 17 ĐCSTQ họp vào mùa Thu năm 2009 hầu
như không mang lại
kết quả. Có thể quy
kết tình trạng này cho hai yếu
tố mang tính chất hoàn cảnh.
Một là, cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu
năm 2008 đã cho thấy
những bất cập
của các nền dân chủ phương Tây và do đó đã dẫn
đến
việc một số nhà
lãnh đạo
và các trí thức của công chúng Trung
Quốc có xu hướng tả khuynh
có thêm cơ sở để bảo
vệ chế độ chuyên
quyền bền bỉ và
biện hộ cho sức
sống và tính ưu việt của
chế độ độc
đảng
cầm quyền ở Trung
Quốc. Hai
là, phong trào Mùa Xuân Á rập đã trình diễn
bức tranh đáng lo ngại đối
với các nhà lãnh đạo
ĐCSTQ bởi
lẽ họ có thể nhận
được
kết cục giống
như chế độ Mubarak.
Hậu quả là đa số trong
ban lãnh đạo
ĐCSTQ đã vượt
qua lằn ranh phân chia phe phái để quyết
không tiếp tục theo đuổi
các cải cách chính trị.
Thay vào đó, họ đã siết chặt
hơn việc
quản lý các cuộc tụ tập
đông người,
các cuộc bầu cử ở cơ sở,
truyền thông và xã hội
dân sự.
Có
thể nêu một giả thiết
có lý rằng chứng hoang tưởng
và việc lạm dụng
quá mức lực lượng
cảnh sát để đối
phó với cái được gọi
là “Cách mạng Hoa nhài Trung Quốc”–một
vụ tụ tập
đông người
xảy ra ở đối
diện nhà hàng McDonald gần
quảng trường Thiên An Môn hồi
tháng 2 năm 2011 là tín hiệu
cho thấy đảng không mạnh.76
Một tín hiệu nữa
về sự suy yếu
đó là tổng
số tiền được
sử dụng cho mục
đích “giữ gìn
ổn định xã hội”năm 2009 là 514 tỷ nhân
dân tệ - gần bằng
tổng ngân sách sách quốc
phòng (532 tỷ nhân dân tệ
- NDT)
cùng năm đó. Ngân sách quốc
phòng Trung
Quốc năm 2012 là 670.3 tỷ NDT,
tuy nhiên ngân sách cho lực lượng cảnh
sát và các lực lượng an ninh công cộng
khác đúng bằng
701.8 tỷ NDT (tăng 11.5%).77 Nhiều
người
cho rằng các chính quyền
Trung Quốc đã chi phí 60 triệu
NDT hàng năm để theo
dõi có một mình luật sư mù Trần
Quang Thành, chủ yếu để trả lương cho khoảng
100 cảnh sát địa phương và một
số cán bộ khác nữa.78
Dòng
tiền với quy mô lớn
chảy ra nước ngoài trong những
năm gần
đây (có lẽ của
các quan tham) càng cho thấy giới chóp bu của
đảng
thiếu lòng tin vào sự ổn
định
chính trị- xã hội. Theo báo cáo năm 2011của
tổ chức Liêm chính Tài
chính Toàn cầu (Global Financial Integrity: GFI) – một
cơ quan có trụ sở tại
Washington, giai đoạn
từ năm 2000 tới năm 2009 lượng
vốn bất hợp
pháp đưa ra khỏi
Trung Quốc ước tính lên tới
2740 tỷ USD, gấp 5 lần
lượng
tiền chuyển bất
hợp pháp ra nước ngoài của
Mexico, nước
đứng
hàng thứ hai trong lĩnh vực này.79 Ngân hàng
Nhân dân Trung Quốc có một báo cáo vào năm 2011 cho biết,
từ giữa những
năm 1990 tới
2008, hàng ngàn quan chức và nhân viên các doanh nghiệp
nhà nước
đã chuyển
tổng số 800 tỷ NDT
(126 tỷ USD) ra nước ngoài.80
Theo
một báo cáo nội bộ của
Ban Tổ chức trung ương ĐCSTQ thì trong số 8370
cán bộ cao cấp làm việc
trong 120 doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc
chịu sự quản
lý trực tiếp của
SASAC (cơ quan quản
lý vốn nhà nước –ND), đã có tới
6370 người
có thành viên gia đình sống
ở nước ngoài hoặc
sở hữu hộ chiếu
một quốc gia khác. Ở Quảng
Châu, trong khoảng 1000 vụ
tham nhũng bị điều
tra những năm gần đây, một
nửa xảy ra trong các doanh
nghiệp nhà nước (SOE) và những
người
chạy trốn ra nước
ngoài cùng tài sản thì có tới 70% từ các
SOE và định
chế tài chính
trung ương. 81 Lý Thành Ngôn, giám đốc
Trung tâm nghiên cứu quản trị thuộc
đại
học Bắc Kinh, gần
đây tiết
lộ với truyền
thông Trung Quốc rằng “dòng tiền
với quy mô lớn chạy
khỏi đất nước
do các quan chức tham nhũng thực hiện
cho thấy các lãnh đạo ĐCSTQ biết rõ hơn bất kỳ
ai
rằng cái gọi là mô hình Trung Quốc (chế
độ chuyên quyền bền bỉ và dẻo dai) là một sai lầm và là một thứ
mô
hình phát triển không bền vững (81).82
Cho
dù sự kiện cách chức
Bạc Hy Lai được nhìn nhận
như một
vận động đúng hướng,
nhưng dù sao vụ việc
đầy
kịch tính này đã làm tổn hại
uy tín của lãnh đạo ĐCSTQ. Cùng với
các vấn đề rắc
rối trong nội bộ ban
lãnh đạo
của đảng, điều
này đã gây nên ấn
tượng
về sự yếu
kém của đất nước
Trung Quốc. Tuy nhiên không nên nhận
định
tình hình theo cách lẫn lộn giữa
ĐCSTQ với
đất
nước
Trung Quốc. Trong bài phát biểu
tại Diễn đàn Cải
cách Trung Quốc hồi tháng 12/2011 mà
giờ đây đã trở thành nổi
tiếng, Chương Lập Phàm, một trí thức
của công chúng ở
Bắc
Kinh đã phát biểu
“Trung Quốc không gặp nguy mà là ĐCS Trung Quốc
đang nguy”. 83 Theo
nhận xét của Chương, hiện
nay nhiều đảng viên ĐCSTQ không quan tâm
liệu đảng sẽ sụp
đổ hay
không nhưng họ lại
chỉ lo cho hạnh phúc riêng của
gia đình họ.
Các lãnh đạo
của ĐCSTQ cũng đã vun vén chu toàn cho tương lai cá nhân. Chương Lập
Phàm tuyên bố thẳng thừng:
“Nếu thế hệ các
nhà lãnh đạo
thế hệ tiếp
theo không đi theo đường
lối cải cách chính trị ngay
trong nhiệm kỳ đầu
(5 năm –ND) của
mình, thì tới nhiệm kỳ thứ hai
sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa”.
Theo Chuơng thì “Trung Quốc hoặc cần phải có cải cách trong vòng 5 năm nữa, hoặc là ĐCSTQ sẽ bị
cáo
chung
trong 10 năm tới”.84
Kiến
nghị gần đây của
các trí thức về thực
thi chủ nghĩa hợp hiến
cùng với lời kêu gọi
từ một số sĩ quan quân đội
về chủ trương “quân đội
của Quốc Gia”thay vì “quân đội
của đảng “đã gây ra những
thách thức đối với
sự lãnh đạo của
Đảng
Cộng sản. Vì ĐCSTQ đang suy yếu
đi nên các nhà
bình luận ở Trung Quốc
quan tâm nhiều hơn tới vai trò vận
động
ngầm của Quân Giải
phóng Nhân dân Trung Quốc
(PLA). Tiễn Lý Quần, một
học giả nổi
tiếng ở đại
học Bắc Kinh, gần
đây cảnh
báo “nếu các lãnh đạo dân sự không
có khả năng thành lập một
liên minh mạnh để tiến hành
cải cách chính trị thì
các sĩ quan trẻ trong
PLA sẽ chớp lấy
thời cơ. Đó sẽ là một
thảm họa nếu
như quân đội
lại cất cao giọng
về ʻthay đổi dân chủ”ở đất
nước
Trung Quốc. Điều tương tự đã từng
là cơn ác mộng
đối
với Trung Quốc trong thế kỷ XX
và đó cũng đã là bài học
chết người về sự nổi
lên của chủ nghĩa quân phiệt
Nhật”.85 Tiễn Lý Quần
tin rằng các thái tử
đảng
trong PLA sẽ ủng hộ thế lực
quân đội
trong thời kỳ của
Tập Cận Bình sắp
tới, bởi vậy
khả năng can thiệp
của quân đội vào nền
chính trị quốc gia sẽ gia
tăng.
Những
lo ngại của Tiễn
Lý Quần lại càng được
tăng lên bởi
nhận định gần
đây của
Trương Mộc Sanh, một
học giả nổi
tiếng bảo thủ và
thân cận với tướng
Lưu Nguyên (thuộc
hàng ngũ thái tử
đảng
trong PLA, một ngôi sao đang lên trong giới
lãnh đạo
cao cấp quân đội vốn
thích tranh luận, cũng là con trai cố Chủ tịch
CHNDTH Lưu Thiếu
Kỳ). Trương Mộc Sanh có một
phát biểu gây tranh cãi khi lập
luận rằng Trung Quốc
hiện nay đang do những nhà lãnh đạo
bất tài và kém cỏi
điều
hành và họ đã đưa đất nước
vào một cuộc khủng
hoảng xã hội và chính trị.
“Thế hệ lãnh đạo
tương lai”theo lời
học giả này, “sẽ không
như vậy”.86
He Pin một
nhà phân tích nhiều kinh nghiệm, chuyên về giới
chóp bu trong nền chính trị
Trung Quốc
lại tỏ ra nghi ngờ về những
kịch bản dự đoán quân đội
sẽ nắm quyền
hoặc náo loạn ở
Trung Quốc. Ông tin tưởng rằng
“khả năng nội loạn
ở Trung Quốc là thấp
vì 4 lý do sau đây: (1) Thiếu
vắng những tư lệnh
quân khu mạnh, (2) trừ
một
vài vùng sắc tộc thiểu
số, không có xung đột
quan trọng ở các vùng lãnh thổ về vấn
đề tài
nguyên, (3) ban lãnh đạo
mới nhiều khả năng sẽ
khuyến khích sự
hội
nhập kinh tế của
Trung Quốc, và (4) xét về góc
độ môi
trường
quốc tế, các siêu cường
nước
ngoài cũng không muốn
nội loạn ở Trung
Quốc.”87
Một
thực tế là cuộc
khủng hoảng Bạc
Hy Lai làm tổn thương ban lãnh đạo ĐCSTQ nghiêm trọng
hơn là gây ảnh
hưởng
đến
nền kinh tế Trung Quốc
đã phản
ánh mức độ trưởng
thành của xã hội Trung Quốc
và nội lực của
Trung Quốc nói chung. Đất nước
Trung Quốc không trên đà suy thoái và tất
nhiên không đi về phía
sụp đổ. Không nên bỏ ngoài
tầm mắt bức
tranh toàn cảnh về một
Trung Quốc đang ở trong thời
kỳ lịch sử vận
động
đi lên, dù rằng
sự đi lên đó không chắc đã thẳng
tắp do những thách thức
dễ làm nản chí trong các lĩnh vực
xã hội –kinh tế, chính trị,
môi trường,
dân số và đối ngoại.
Tiến
trình quá độ sắp
tới của Trung Quốc
để chuyển
sang một hệ thống
chính trị ít tham nhũng hơn, có tính giải trình hơn, có tính đại
diện hơn được khởi
động
ban đầu
bởi cuộc khủng
hoảng về tính chính danh, đang diễn
ra sẽ không hề dễ dàng.
Tuy nhiên nhận thức được
chia sẻ trong công chúng Trung Quốc
về cái thế đi lên của
đất
nước
trên trường
quốc tế và tất
cả những thành tựu
đạt
được
trong thời kỳ cải
cách đang góp phần
cho sự bền bỉ và
dẻo dai của đất
nước
(mà không phải là sự bền
bỉ và dẻo dai của
chế độ chuyên quyền
của ĐCSTQ) có thể
làm cho
sự
chuyển
đổi
đó khác hẳn
những gì đã diễn ra ở Liên
Xô trước
đây hay khối
cộng sản Đông Âu và các quốc
gia “Ả rập đang thức
dậy”.
Bất
chấp sự suy giảm
gần đây trong xu thế tăng trưởng
đầy
ấn tượng của
mình, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp
tục là một trong những
nền kinh tế tăng trưởng
nhanh nhất thế giới
trong thập kỷ tới
và tiếp tục sau này nhờ vào
tập hợp các yếu
tố - đó là nền công nghiệp
quốc gia khỏe mạnh
và vững chắc, hạ tầng
cơ sở ngang
tầm quốc tế vừa
được
xây dựng, mức đầu
tư và tiết
kiệm cao, dòng vốn đầu
tư nước
ngoài mạnh mẽ vẫn
tiếp tục chảy
vào và khối lượng dự trữ ngoại
hối đầy ấn
tượng,
tinh thần kinh doanh đang dâng cao và điều
cuối cùng, nhưng tất nhiên không phải
ít quan trọng, là việc Trung Quốc
cam kết chuyển sang một
phương thức
tăng trưởng
lấy nhu cầu nội
địa
làm mục tiêu và thân thiện
với môi trường.88
Cao
hơn tất
cả những yếu
tố vừa nêu đó là nhân dân Trung
Quốc, người đã sáng tạo
nên sự thần kỳ kinh
tế, không ai muốn phải bị dừng chân trước cánh cửa của nền chính trị dân chủ.
No comments:
Post a Comment