Tam Dậu
November
6, 2012
Tam
Dậu là một người trẻ. Trẻ tuổi nhưng già dặn trong cách nhìn về sinh hoạt chính
trị. Đến Mỹ 20 năm trước, lúc còn là một cô bé 8 tuổi, nay Tam Dậu làm chuyên
gia trong ngành điện toán, nhưng thường để tâm vào những sinh hoạt chính trị,
và luôn thao thức về những gì đang diễn ra tại Việt Nam.
Bài
viết dưới đây cho thấy quan điểm của Tam Dậu về sự khác biệt căn bản giữa một
nền dân chủ và một chế độ độc tài.
-----------------
Chính trị Mỹ và Trung Quốc: Dơ
Mà Sạch, Sạch Mà Dơ
Tam
Dậu
Trong
tuần lễ đầu tiên của tháng 11, chúng ta có dịp theo dõi và so sánh hệ thống
chính trị của 2 quốc gia đứng đầu thế giới về kinh tế lẫn quân sự: Hoa Kỳ và
Trung Quốc.
Ngày
6 tháng 11, công dân nước Mỹ sẽ đi bõ phiếu để bầu chọn người lãnh đạo cho 4 năm
tới. Chỉ vỏn vẹn 2 ngày sau đó thì Trung Quốc cũng sẽ chọn ra nhóm lãnh đạo của
họ cho 10 năm tới. Nhưng điểm giống nhau của 2 cuộc bầu chọn này chấm dứt tại
đây. Trong khi dân chúng tại Mỹ bị tấn công tới tấp bởi những thông tin về bầu
cử, những lần tranh luận giữa 2 ứng cử viên, những lời bàn luận của các giới
chuyên môn, và kết quả những cuộc thăm dò hàng ngày thì dân chúng tại Trung
Quốc bị ngăn cấm đủ mọi cách để không thể tìm hiểu được những gì sắp xảy ra cho
chính đất nước họ.
Giới
chính quyền tại Trung Quốc đã tất bật ra thông cáo về những quy luật mới để bảo
vệ sự yên ổn cho Đại Hội Đảng. Vài quy luật mới gồm có:
-
Trục xuất những nhà bất đồng ý kiến ra khỏi Bắc Kinh
-
Không cho phép taxi bỏ khách gần quảng trường Thiên An Môn và trong xe phải
tháo bỏ những tay cầm quay kính đề phòng những ai muốn xuống kính để thả truyền
đơn
-
Các thuyền du lịch chung quanh thành phố phải ngưng hoạt động
-
Các cửa tiệm không được bán dao, kéo hay bất kỳ loại vũ khí nào
-
Cấm không được mua các đồ chơi có thể điều khiển bằng remote control
-
Dân chúng phải giử chim bồ câu trong lồng để bảo đảm chúng không bị dùng để chở
bom
Nói
cách khác, “Đảng
Cộng Sản Trung Quốc muốn cả nước phải nín thở cho tới khi đại hội kết thúc,” theo lời ông Bao Pu, một nhà báo và nhà đấu tranh
dân chủ tại Hong Kong.
Mấy
tháng vừa qua, dù rằng rất quan tâm đến chính trị nhưng có lắm lúc tôi cũng
phải bực mình vì càng gần ngày bầu cử thì cuộc vận động càng dơ. Hai đảng Dân
Chủ và Cộng Hòa không bỏ qua cơ hội nào để ném bùn vào mặt nhau. Hai ứng cử
viên thì đua nhau xoi mói đả kích đối phương thay vì đề cập đến phương pháp trị
nước của chính mình. Tôi cứ ước là phải chi hai ông tranh cử trong sáng hơn, tỏ
ra tích cực hơn, quân tử hơn thì tốt biết mấy.
Nhưng
sau khi đọc mấy bản tin về cuộc “bầu cử” của một đất nước bên kia trái đất thì
tôi mến cái nền chính trị “dơ” này. Vì đất nước này có tự do ngôn luận, tự do
báo chí nên mọi người tha hồ phanh phui những cái xấu của phe đối lập và theo
đó thì người dân tự tìm hiểu điểm nào là đúng điểm nào là sai. Và chính vì nó
“dơ” nên không ai giấu giếm được điều gì hết và vậy là chúng ta có được sự
trong sạch.
Ngược
lại, chính trị ở Trung Quốc rất “sạch” vì các lãnh tụ luôn luôn tuyên bố rằng
mọi người trong chính quyền vẩn một lòng, một lý tưởng và cùng hướng về một mục
tiêu. Họ không cho phép sự tranh chấp công khai giữa những đảng viên cao cấp và
không một ai biết được cách thức bầu chọn giới cầm quyền diễn ra như thế nào.
Đứng trước ống kính, các ông luôn tươi cười lịch sự với nhau để tạo một hình
ảnh chính trị trong sạch. Nhưng sau khi đóng cửa rồi thì có trời mới biết được
sự đấu đá lẫn nhau. Và tôi chắc là dơ lắm.
Chúng
ta hãy cùng nhau thưởng thức cái “dơ” của chính trị Mỹ và không quên hy vọng
chính trị Trung Quốc càng ngày sẽ bớt “sạch.”
No comments:
Post a Comment