Peter Navarro & Greg Autry
Nhóm Lê Minh Thịnh dịch
Kính thưa quý vị, chào các bạn,
Chúng tôi xin gửi đến quý vị Chương II của quyển sách Chết
dưới tay Trung Quốc
Tuần qua, có vị giới thiệu đến chúng tôi quyển sách in trên giấy
“Chết bởi Trung Quốc” do TS Trần Diệu Chân dịch thuật. Chúng tôi luôn
ủng hộ những việc làm có lợi cho quốc gia dân tộc và cũng đã gửi lời chào thân
ái và sự ngưỡng mộ đến TS Diệu Chân.
Qua việc dịch sách Death by China và hiệu đính thành bản
“Chết dưới tay Trung Quốc” mà một số bằng hữu cùng cộng tác lâu nay,
chúng tôi có dịp học hỏi thêm kiến thức về kinh tế, tài chánh v.v…, và nhất là
sự đa dạng ngôn ngữ. GS Peter Navarro đã chơi chữ nhiều trong sách của ông. Để
dịch sát nghĩa là một việc, nhưng hiểu cách chơi chữ của người Tây phương, rồi
chơi chữ lại theo kiểu người Á đông lại là một thách thức thú vị.
Chúng tôi sẽ tiếp tục dịch thuật quyển Death by China,
chuyển bằng điện thư, đồng thời đăng lên trang mạng Cộng Đồng Người Việt Quốc
Gia vùng Montréal để đông đảo quý đồng bào quốc nội và hải ngoại thưởng lãm.
Kính mong quý vị và các bạn ủng hộ nhiệt tình, và mong quý niên
trưởng tận tình chỉ bảo nếu thấy sơ sót.
Kính thư,
Ts. Lê
Minh Thịnh, Giám đốc Điều hành
phụ trách Ban Thông-tin
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal
*
*
Ở Trung Quốc, thức
ăn Trung Quốc được gọi là gì? Là “Thức ăn”! – Jay
Leno
Trong
khi câu đùa này nghe thú vị, thì cụm từ “thực phẩm Trung Hoa” lại hàm nghĩa
nghiêm trọng hơn nhiều khi mà Trung Quốc đang cung cấp cho Hoa Kỳ ngày càng
nhiều trái cây, rau quả, cá và thịt, không kể các loại vitamin và thuốc chữa
bệnh.
Trung
Quốc là nước xuất cảng hải sản lớn nhất sang Hoa Kỳ, là nguồn cung cấp chính về
gà thịt trắng và là nước xuất cảng trà lớn thứ ba trên thế giới. Các nhà nông
Trung Quốc cũng cung cấp cho chúng ta 60% nước táo ép, 50% tỏi, và một số lượng
lớn đủ các loại từ trái lê đóng hộp, nấm bảo quản đến mật ong và sữa ong chúa.
Về
dược phẩm, Trung Quốc cũng sản xuất cho thế giới đến 70% lượng penicillin, 50%
lượng aspirin, và 33% lượng tylenol. Các công ty dược phẩm Trung Quốc cũng đã
chiếm lĩnh phần lớn thị trường thế giới về kháng sinh, enzyme, các acid amin
chính và vitamin tổng hợp. Trung Quốc thậm chí đã thống lĩnh đến 90% thị trường
thế giới về vitamin C – cùng lúc đó họ đang có vai trò áp đảo trong việc sản
xuất các loại vitamin A, B12, và E, không kể nhiều loại nguyên liệu để sản xuất
vitamin tổng hợp.
Các
số liệu thống kê này làm tất cả chúng ta lo lắng chỉ vì một lý do đơn giản: Một
phần quá lớn các loại thuốc Trung Quốc đang tràn ngập các cửa hàng và siêu thị
thuốc của chúng ta thực sự là chất độc. Đấy là lý do tại sao thực phẩm và dược
phẩm Trung Quốc luôn được xếp hàng đầu trong các loại phải kiểm tra khi nhập
vào biên giới hoặc bị trả về bởi cả cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm
của Hoa Kỳ lẫn Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu.
Thế
sao Trung Quốc vẫn tiếp tục mang đến cho chúng ta các loại thực phẩm và thuốc
có thể làm chúng ta đau ốm hoặc giết chúng ta như vậy? Đôi khi các chất độc có
trong dây chuyền cung cấp thực phẩm và thuốc men là hậu quả ngẫu nhiên của
những yếu tố như phương pháp sản xuất kém chất lượng, quy trình kém vệ sinh,
hoặc là chất độc từ đất do môi trường bị ô nhiễm. Những khi khác thì do những
kẻ thiếu đạo đức hay còn gọi là “kẻ dã tâm” – một từ do chính người dân của họ
gọi – cố tình làm nhiễm bẩn thực phẩm và dược phẩm, đơn giản chỉ vì muốn gia
tăng lợi nhuận cho họ.
Cho
dù là do ngẫu nhiên hay cố tình, việc đầu tiên bạn cần biết cụ thể về cái Chết
dưới tay Trung Quốc này là nó không nhắm vào một người nào. Thật vậy, người
Trung Quốc, dù là nông dân, ngư dân, nhà chế biến thực phẩm hay là người bán
thuốc, đều có thể đầu độc chính người dân của họ y như họ đầu độc người Mỹ,
người châu Âu, người Nhật, người Hàn và tất cả những ai trên toàn thế giới dùng
thực phẩm và dược phẩm của họ. Để thử xem câu nói trên đúng tới đâu chỉ cần xem
trả lời cho câu hỏi : “Cái gì trong chảo của anh thế?” – Có tới 10% nhà hàng ở
Trung Quốc sử dụng cái gọi là “dầu ăn bẩn” để nấu nướng.
Dầu
ăn bẩn là một hỗn hợp hôi hám của dầu đã được sử dụng và chất thải thu được từ
hố ga và cống rãnh từ các nhà bếp thương mại, chứa đầy nấm mốc độc aflatoxin
gây ung thư gan. Những người vô gia cư (*) ở Trung Quốc lén lút bán thứ này cho
nhiều nhà hàng với giá chỉ bằng một phần năm giá dầu đậu nành hay dầu lạc mới.
Ngoài khả năng gây ung thư, cái hỗn hợp gồm dầu bị mốc với đủ loại thực phẩm bỏ
đi này có thể là bản án tử hình bất ngờ cho bất kỳ ai bị dị ứng thực phẩm nặng.
Kẻ
giết người hàng loạt bằng Melamine Trung Quốc
Câu
chuyện dầu ăn bẩn này cho dù có thể làm chúng ta phẫn nộ, nhưng so với chuyện
những kẻ giết người hàng loạt bằng melamine Trung Quốc thì nó chưa là gì cả.
Những kẻ sát nhân này đã hạ sát nhiều nạn nhân trên đất Trung Quốc cũng như
trên khắp thế giới, và những nỗ lực thường là vô hiệu quả để bắt chúng cho thấy
một cách rõ ràng sự khó khăn cho cả Chính phủ Trung Quốc lẫn các cơ quan kiểm
soát Hoa Kỳ trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm và thuốc men khi mà bọn sát
nhân hoạt động chỉ vì lợi nhuận.
Vũ
khí giết người, melamine, thực ra là một hóa chất có giá trị khi chúng không bị
lén lút cho vào thực phẩm. Kết hợp melamine với formaldehyde để sản xuất nhựa
melamine, bạn sẽ có được một chất dẻo có độ bền cao dùng sản xuất các sản phẩm
như formica và các bảng viết bằng bút xóa. Trộn với một số hóa chất khác, bạn
có thể dùng melamine như một chất chống cháy, phân bón, hay là “phụ gia” siêu
dẻo dùng trong bê tông cường độ cao. Thế nhưng thêm melamine vào các sản phẩm
như thức ăn gia súc, sữa, hoặc sữa cho trẻ sơ sinh thì không còn cách nào nhanh
hơn để hủy hoại hai trái thận của con người.
Thế
tại sao những thương gia có dã tâm của Trung Quốc lại thêm melamine vào thực
phẩm của chúng ta? Đó là vì hàm lượng nitrogen cao trong melamine có thể nhái
mức protein cao trong thực phẩm. Sự giả mạo protein kiểu Trung Quốc này do đó
có thể đánh lừa các nhân viên kiểm tra thực phẩm trong việc xếp hạng thực phẩm
có hàm lượng protein cao. Vì melamine rất rẻ so với protein thật, nên điều này
có nghĩa là rất nhiều tiền sẽ vào túi thủ phạm, bất kể nhiều người có thể thiệt
mạng.
Ai
giết con mèo của tôi? Cái gì đã xảy ra với chó của tôi?
Thế
giới lần đầu biết đến việc giả mạo protein của Trung Quốc vào năm 2007, khi
hàng chục ngàn chó và mèo ở châu Âu, Hoa Kỳ và Nam Phi bị chết vì loạt thức ăn
nhiễm melamine. Và không chỉ thú vật nuôi bị ảnh hưởng. Theo Cơ quan Quản lý
Thực phẩm và Dược phẩm cùng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ba triệu người Mỹ đã tiêu
thụ thịt gà và thịt heo nuôi bằng thức ăn có chứa melamine.
Và
giờ bạn hãy nghe đây: Nếu bạn bị mất con vật nuôi đang khỏe mạnh vì một chứng
bệnh bí ẩn hay do hỏng thận, có lẽ là chúng bị chết do ”Chất độc Trung Quốc”.
Có thể biết trước được rằng khi sự khủng hoảng nổ ra, Chính phủ Trung Quốc đã
tìm cách ngăn chặn và thậm chí từ chối cho phép các thanh tra nước ngoài đến để
xem xét vấn đề. Tuy nhiên, khi sự kiện melamine nổ ra trên chính đất nước Trung
Quốc thì lại là một chuyện khác.
Không
nhắm vào riêng ai cả, Phần hai
“Tôi đã hoàn toàn
mất niềm tin vào sữa bột do Trung Quốc sản xuất”, Emily Tang, một công chức 31
tuổi ở thành phố Thẩm Quyến có cô con gái 3 tuổi nói. — Bloomberg Business Week
Năm
2008, gần 300,000 trẻ sơ sinh Trung Quốc bị ốm và 6 trẻ em đã chết sau khi 22
nhà máy sữa ở Trung Quốc bị nghi ngờ là đã cho thêm melamine vào sữa và sữa
dành riêng cho trẻ sơ sinh. Theo Triệu Huệ Bình (Zhao Huibin), một nông dân
nuôi bò sữa ở tỉnh Hồ Bắc: “Trước khi sử dụng melamine, người ta đã dùng cháo
gạo và tinh bột khoai để cố ý làm tăng số đo hàm lượng đạm, nhưng cách này rất
dễ bị phát hiện, nên họ chuyển sang dùng melamine”.
Trong
trường hợp cụ thể này, những kẻ giả mạo đầy dã tâm còn không thèm dùng loại
melamine tinh khiết công nghiệp. Thay vào đấy, chúng dùng loại rẻ tiền hơn – và
độc hại hơn – “melamine phế thải”. Không ngạc nhiên khi nhiều trẻ em dù khỏi
bệnh vì nhiễm độc melamine đã bị tổn thương thận nghiêm trọng. Điều làm người ta
rùng mình là sự việc xảy ra chỉ một năm sau khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã quyết
định chi thêm 1.1 tỷ đô-la và cử hàng trăm ngàn thanh tra đi kiểm tra các cơ sở
sản xuất thực phẩm và dược phẩm.
Tờ
New York Times đã có bài nói về sự thất bại triền miên trong quản lý này
như sau:
Sự
kiện liên quan đến các nhà máy sữa làm dấy lên một câu hỏi cốt lõi là liệu Đảng
Cộng sản đang cầm quyền có khả năng tạo ra một cơ cấu điều hành có trách nhiệm
và minh bạch trong hệ thống độc đảng hay không.
Ta
hãy xem câu chuyện hài nhỏ có thể trả lời câu hỏi ấy đồng thời nhấn mạnh sự
khác biệt căn bản giữa các chế độ xã hội mở và tự do với chế độ toàn trị tàn
bạo ở Trung Quốc. Năm 2010, nguyên nhà báo Triệu Liên Hải (Zhao Lianhai) bị tù
sau một phiên tòa vờ vịt trong đó anh không được phép đưa ra bằng chứng.
“Tội”
của Triệu không phải là đầu độc mọi người. Đúng hơn là anh bị kết tội ”gây rối
trật tự xã hội” vì đã cố đưa ra ánh sáng những kẻ giết người bằng melamine sau
khi con anh bị mắc bệnh. Và đấy cũng lại thêm một lý do nữa vì sao Cộng hòa
Nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể bảo đảm cho chúng ta các sản phẩm
an toàn hơn được. Không như ở các nước dân chủ, nơi quyền tự do ngôn luận và tự
do hội họp là bất khả xâm phạm để giúp soi rọi mọi hành vi sai trái, Trung Quốc
giấu nhẹm mọi thứ – và cho tất cả những người phản kháng vào trại tù cưỡng bách
lao động (kiểu gulags của Xô Viết).
Những
chất độc giết người có tên heparin của Trung Quốc
Bây
giờ, nếu bạn nghĩ rằng sự kiện melamine là xưa rồi, thì không phải vậy đâu! Cho
đến tận bây giờ, các sản phẩm nhiễm độc melamine vẫn ngày càng nhiều vì nó thực
sự đem lại lợi ích quá lớn khi được dùng làm chất phụ gia, cho dù nó tàn phá
thận của con người.
Còn
như bạn nghĩ rằng thủ đoạn kiếm lợi nhuận bằng việc sử dụng những chất nhiễm
độc như melamine chỉ có trong thực phẩm, thì cũng không phải chỉ thế thôi đâu.
Chất độc giết người trong heparin của Trung Quốc minh họa một cách sinh động
việc bọn con buôn bất lương Trung Quốc cũng đang bận rộn làm nhiễm độc cả thuốc
chữa bệnh cho chúng ta. Heparin là một loại thuốc chống đông máu dùng trong
phẫu thuật tim, truyền máu, chữa tĩnh mạch cho đến lọc thận. Nó được làm từ một
sản phẩm tầm thường là niêm mạc ruột heo. Chính vì vậy mà Trung Quốc tham gia
vào hoạt động sản xuất heparin: là nước sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới,
Trung Quốc luôn có nguồn cung cấp ruột heo hầu như vô tận.
Để
giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận, các nhà sản xuất Trung Quốc đã bí mật thêm
một chất tương tự như heparin, nhưng rẻ tiền và có thể gây chết người gọi là
chondroitin sulfate với hàm lượng sulfate vượt mức. Chất độc này có thể gây ra
những phản ứng nghiêm trọng, đôi khi gây chết người – từ hạ huyết áp và thở gấp
đến ói mửa và tiêu chảy.
Và
đây là điều bẩn thỉu của trò lừa đảo này: Chất gây độc cho heparin có cấu trúc
hóa học rất gần với heparin thật đến nỗi rất khó bị phát hiện. Giá của nó rẻ
hơn heparin thật 100 lần: 9 đô-la so với 900 đô-la mỗi pound! Vì giá cực thấp
như thế, một số lô heparin bị nhiễm độc đã có tới 50% là heparin giả!
Không
đâu xa, hãy xem trường hợp cụ thể của anh Leroy Hubley ởToledo,Ohiovề cái chết
bởi chất độc Trung Quốc. Anh đã mất người vợ 48 tuổi vì nhiễm chất heparin giả.
Chỉ một tháng sau đấy và trước khi phát hiện ra chất độc, con trai của Hubley,
cùng bị bệnh kém chức năng thận như mẹ cháu đã trở thành nạn nhân của cùng trò
giá rẻ bất lương của bọn Trung Quốc.
Đến
nay, chất độc heparin của Trung Quốc đã giết hại hàng trăm người Mỹ và làm hàng
ngàn người khác bị bệnh. Heparin kém chất lượng đã xuất hiện ở 11 nước khác như
Nhật Bản, Đức, Ấn Độ vàCanada. Mặc dù nhà chức trách của cả Hoa Kỳ và Trung
Quốc đã nỗ lực kiểm soát, cho đến nay heparin kém chất lượng vẫn có mặt ở các
phòng mổ và các trung tâm lọc thận.
Bây
giờ, chúng ta hãy tự hỏi: Vì sao mà nhiều kẻ dã tâm Trung Quốc lại sẵn sàng đầu
độc thức ăn và thuốc men chỉ vì lợi nhuận? Câu trả lời của một học giả nổi
tiếng Trung Quốc đã chỉ ra một cách sâu sắc đối với vấn đề suy thoái đạo đức
của tâm hồn Trung Quốc. Theo Giáo sư kinh doanh Lưu Hải Đồng (Luo Yadong) trong
Tạp chí Quản lý và Tổ chức, vấn đề suy thoái đạo đức – và việc chạy theo
lợi nhuận bằng mọi giá – đã xảy ra do sự đổ vỡ các nguyên lý Khổng giáo trong
môi trường không có đạo đức và luân thường đạo lý của chủ nghĩa cộng sản Trung
Quốc.
Chính
vì sự suy thoái đạo đức đó, cùng với việc các viên chức chính quyền tham nhũng
và luật pháp lỏng lẻo, đã thúc đẩy những người chế biến thực phẩm cố ý sử dụng
hóa chất công nghiệp độc hại để cải thiện vị ngon và bảo quản thực phẩm.
Thực
vậy, chính các nhà chức trách Trung Quốc cũng đã tìm thấy những điều quái gở
như nồi lẩu có thêm formaldehyde để có vị ngon hay nước tương có pha thêm acid
hydrochloric và tóc người để làm tăng độ đạm. Nhưng kẻ dã tâm Trung Quốc còn
làm xúc xích giá rẻ “tươi ngon” bằng cách cho cả thuốc trừ sâu cực độc
dichlorvos vào. Lần sau, mỗi khi định ăn cái gì ngon ngon mà “Made inChina”,
bạn hãy nhớ những tiểu xảo đó nhé!
Đôi
khi đấy không phải là chủ ý giết người – chỉ là ngộ sát!
Bây
giờ tôi nghĩ là đã rõ mọi vấn đề, nếu Trung Quốc muốn sống trong thế kỷ 21 này,
thì họ phải sản xuất theo những tiêu chuẩn như vậy – Thượng Nghị sĩ
Richard Durbin (Đảng Dân chủ – Tiểu bang Illinois)
Trong
khi “tội giết người cấp một” là bản án trong những vụ án melamine hay heparin
thì trong nhiều vụ khác đấy chỉ là “tội ngộ sát” – tức tội giết người không có
“chủ đích trước”. Vấn đề chủ yếu ở đây là khi Trung Quốc đã trở thành công
xưởng sản xuất của thế giới, thì họ cũng đồng thời trở thành bãi chứa chất thải
nguy hại và là đất nước ô nhiễm nhất thế giới. Bãi rác cực lớn ấy giờ đây có
nghĩa là mảnh đất Trung Quốc dùng để nuôi dưỡng thế giới chứa đầy những chất
gây ung thư, kim loại nặng, thuốc trừ sâu bất hợp pháp và những chất độc hại
khác. Có nghĩa rằng việc chất độc từ mảnh đất Trung Quốc đang ngấm vào bữa ăn
của người Mỹ, người châu Âu, người Nhật, người Hàn phải trở nên hiển nhiên đối
với bất kỳ ai quan tâm.
Ăn
một quả táo Trung Quốc mỗi ngày đủ cho các Bác sĩ chuyên khoa ung thư của Hoa
Kỳ có việc làm cả đời
Hãy
xem một ví dụ. Hộp nước ép ngon và đẹp mắt bạn dùng trong bữa trưa của con bạn.
Thế là đã có một cơ hội để bạn, thay vì đưa một lon nước có gas, đã cho con bạn
uống một thứ có vẻ là “tốt cho sức khỏe” chứa đầy arsen, một thứ kim loại nặng
có thể gây ung thư. Đây là lý do tại sao:
Hơn
30 năm qua, các nhà nhập cảng nước táo đặc Trung Quốc đã tăng từ 10,000 gallon
lên đến gần nửa tỷ gallon mỗi năm; và ngày nay Trung Quốc chiếm lĩnh hơn một
nửa thị trường Hoa Kỳ.
Điều
chắc chắn là, giá của họ rẻ hơn giá của các nhà nông Hoa Kỳ. Nhưng có một lý do
làm cho nó rẻ là vì các vườn cây Trung Quốc dùng rất nhiều các loại thuốc trừ
sâu bất hợp pháp có chứa arsen để rồi thấm vào cây và cô đọng trong quả.
Bạn
muốn tách trà “loại thường” hay “không chì”?
Có
một câu nói: “mọi thứ trà đều là trà Tàu cả”. Đúng thế, dù rằng khó tin! Một vị
nguyên là Phó giám đốc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã mô tả
trên Đài phát thanh Quốc gia phương pháp mà người Trung Quốc đã sử dụng để phơi
khô lá trà như sau: Người sản xuất rải “lá trà trên một cái sân kho rất rộng
rồi dùng xe tải cán lên cho chóng khô”. Vì xe Trung Quốc dùng xăng pha chì nên
không có cách nào hiệu quả hơn thế để biến lá trà thơm ngon trở thành một thứ
vũ khí giết người.
Chẳng
có tí sự thật nào trong nhãn hiệu thực phẩm Trung Quốc cả!
Ngoài
ra, một trong những thói quen lừa đảo của những kẻ dã tâm Trung Quốc là thường
xuyên ghi sai nhãn cho các thực phẩm “hữu cơ”. Không ngạc nhiên là các nhà nông
Trung Quốc luôn nóng lòng muốn nhảy vào thị trường thực phẩm hữu cơ Hoa Kỳ,
nhưng sự thú nhận của một chủ cửa hàng Trung Quốc đã nói lên tất cả:
Có
khoảng chừng 30% các nông trại sản xuất thực phẩm hữu cơ thật và họ ghi nhãn
hữu cơ trên đó. Tôi nghĩ chính quyền cần cải tiến công tác kiểm nghiệm. Nhưng
giờ họ quá bận với an toàn thực phẩm nên chả còn sức đâu mà lo cho thực phẩm
hữu cơ nữa.
Với
sự thú nhận này thì không có gì đáng ngạc nhiên khi Walmart, Whole Foods, và
các nhà bán lẻ khác phát hiện các sản phẩm tưởng là “hữu cơ” của Trung Quốc
nhiễm đầy thuốc trừ sâu.
Bệnh
nôn mửa vì đậu xanh tại Nhật
Không
phải chỉ có Hoa Kỳ mới ăn phải chất độc Trung Quốc. Hãy xem điều gì xảy ra với
một nhà phân phối thực phẩm Nhật Bản nhập cảng trên 50,000 kiện đậu xanh Trung
Quốc được cho là “tươi ngon” từ Công ty Thực phẩm Yên Đài Bắc Hải của tỉnh Sơn
Đông. Sau khi những người tiêu dùng bị nôn mửa rồi bị tê miệng, các viên chức
của Bộ Y tế Nhật Bản đã tìm thấy nồng độ thuốc trừ sâu độc hại có trong đậu
xanh cao gấp gần 35,000 lần nồng độ cho phép!
Dĩ
nhiên, chúng ta có thể ghi lại hết chuyện này sang chuyện khác về “cái chết bởi
thuốc độc Trung Quốc”. Chẳng hạn như vụ ở châu Âu liên quan đến Vitamin A nhiễm
vi trùng suýt nữa thì được dùng pha chế sữa dành cho trẻ sơ sinh. Người ta đã
tìm thấy các viên vitamin tổng hợp lẫn tạp chất chì, mật ong, tôm nhiễm thuốc
kháng sinh. Vụ việc tai tiếng đã đăng tải ầm ĩ về loại xi-rô thuốc ho rẻ tiền
chứa chất chống đông đã giết hại hàng ngàn người trên thế giới. Những ví dụ như
thế này chỉ có ích nếu chúng giúp ta hiểu ra những vấn đề to lớn hơn.
Vấn
đề to lớn cuối cùng chúng tôi muốn minh họa bằng ví dụ sau đây về ngành nuôi cá
ở Trung Quốc: trong bối cảnh các vấn đề môi trường liên quan đến thực phẩm và
dược phẩm Trung Quốc vẫn đang hiện diện cùng với hành vi thiếu đạo đức của các
thương gia Trung Quốc hoành hành ở khắp nơi, thì việc Cơ quan Quản lý Thực phẩm
và Dược phẩm Hoa Kỳ, Cơ quan Quản lý An toàn và Thực phẩm châu Âu cũng như Ủy
ban An toàn Thực phẩm Nhật Bản kiểm soát được các sản phẩm nhập cảng từ Trung
Quốc hầu như là bất khả thi. Thực vậy, việc các nhà nuôi trồng thủy sản Trung
Quốc đã đè bẹp các đối thủ cũng như các nhà chức trách về an toàn thực phẩm chỉ
là một mô hình thu nhỏ các sai lầm của việc phụ thuộc vào thực phẩm – và cá –
Trung Quốc!
Không
chỉ có người Trung Quốc sống trong điều kiện chen chúc
Các
dòng nước của chúng tôi ở đây quá bẩn. Đơn giản là vì có quá nhiều cơ sở nuôi
trồng thủy sản trong vùng này. Tất cả họ đều xả nước bẩn ra đây, làm ô nhiễm
các trang trại khác –
Triệu Diệp (Ye Chao) nông dân nuôi
lươn và tôm ở Phúc Thanh, Trung Quốc.
“Câu
chuyện thủy sản” Trung Quốc không may lại hoàn toàn là sự thật này bắt đầu ở
miền Đông Nam Hoa Kỳ, nơi mà trong những năm 90 việc nuôi cá tra miền Nam là
một trong những câu chuyện thành công lớn của ngành thủy sản Hoa Kỳ. Thế rồi
con rồng châu Á bước vào đấu trường “Long tranh Hổ đấu”.
Như
chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn trong Phần II, “Những Vũ khí Hủy diệt Việc làm”,
các thương nghiệp Trung Quốc kiếm lợi nhuận bằng mọi trò lừa đảo trong kinh
doanh, và các trại nuôi thủy sản của Trung Quốc không phải là ngoại lệ. Thật
vậy, bắt đầu vào những năm đầu của thế kỷ XXI, dưới sự tấn công dữ dội của
ngành xuất cảng được trợ cấp của Trung Quốc, nhiều trại nuôi thủy sản Hoa Kỳ ở
các tiểu bang như Louisiana, Mississippi, và Alabama đã thực sự hoàn toàn biến
mất.
Ngày
nay, Trung Quốc là nhà cung cấp thủy sản nuôi số một thế giới và chiếm lĩnh các
thị trường cá tra, cá rô phi, tôm, và lươn. Tuy nhiên, các trại nuôi thủy sản
Trung Quốc cho chúng ta một hình ảnh thôn quê không yên bình và không hòa hợp
với thiên nhiên. Hơn thế nữa, họ còn tạo ra một cơn ác mộng của sự bẩn thỉu
kinh người như dưới địa ngục.
Sự
bẩn thỉu của các trại nuôi thủy sản bắt đầu bằng sự kiện chỉ có dưới một nửa
nước Trung Quốc là có cơ sở giải quyết nước thải. Vậy thì cái cách thức mà
những thứ do người thải ra này – cùng với không biết bao nhiêu thuốc trừ sâu,
phân bón, bùn than, thuốc kháng sinh, thuốc nhuộm, và các chất gây ô nhiễm khác
– tìm được đường đến bữa cơm tối thứ Sáu ở nhà bạn thật đáng để chúng ta được
biết.
Cuộc
hành trình đau «lòng» này bắt đầu từ thượng nguồn sông Dương Tử, chảy dài hơn
3,000 dặm đường sông đến đồng bằng phía đông Trung Quốc. Và chính tại đây, phần
lớn thủy sản nhiễm bẩn được nuôi để xuất sang Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản và các
nước khác.
Nằm
dọc theo dòng Dương Tử, những thành phố lớn đang phát triển như Thành Đô và
Trùng Khánh đổ thẳng ra sông hàng tỷ tấn chất thải chưa được giải quyết từ con
người, động vật và cả chất thải công nghiệp. Đống độc hại này sau đó lại có
thêm thời gian để lên men và rữa ra khi dồn về hồ chứa đằng sau đập Tam Hiệp
khổng lồ phía bên dưới Trùng Khánh.
Chuyến
đi ba ngày bằng du thuyền “hạng sang” xuôi dòng Dương Tử từ Trùng Khánh đến đập
Tam Hiệp – như nhiều du khách Hoa Kỳ vẫn thường đi – thực ra là để nếm trải cơn
ác mộng về môi trường đang bị đe dọa. Nước hồ ánh lên một màu xanh kỳ quái và
thỉnh thoảng bốc mùi hôi hám dưới một đám khói thường trực từ những nhà máy
chạy bằng than đá. Giống như “con chó không sủa” của Sherlock Holmes, sự thiếu
vắng hầu như hoàn toàn của các giống chim le le, rùa, và loài vật lưỡng cư –
chưa kể đến những con cá heo nước ngọt màu hồng một thời trước đây thường vui
đùa và là biểu tượng của dòng sông nay đã tuyệt chủng – cho thấy mức độ ô nhiễm
nghiêm trọng của một trong những con sông – và là nguồn cung cấp nước ngọt –
lớn nhất Trung Quốc.
Còn
hỏi tại sao câu chuyện này lại liên quan đến thủy sản Trung Quốc mà bạn ăn ở
Hoa Kỳ, hãy nhớ rằng chính những đống mùn rác trên dòng Dương Tử, cũng như nước
từ những con sông Châu Giang và Hoàng Hà bất hạnh, đang đổ vào những cơ sở nuôi
trồng thủy sản nhập cảng ở bờ Đông Trung Quốc. Lẽ dĩ nhiên, vì lươn, cá, tôm
của Trung Quốc được nuôi trong điều kiện độc hại như vậy, các loài này sẽ bị
nhiễm đủ loại vi trùng và ký sinh trùng. Học giả Trung Quốc Lưu Thành Tâm (Liu
Chenglin) ghi nhận:
Các
điều kiện để nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc thật tệ hại: Những người sản xuất
dồn chặt vào bể nuôi hàng ngàn cá, tôm để có sản lượng cao nhất. Điều này tạo
ra một lượng lớn chất thải làm ô nhiễm nước và truyền những bệnh có thể giết
hết cả mẻ cá nếu không được giải quyết hợp lý. Cho dù căn bệnh không giết hết
tôm cá trong bể nuôi, thì những loại vi trùng còn lại như Vibrio, Listeria, hay
Salmonella vẫn có thể làm cho những người ăn phải tôm cá bị nhiễm bệnh.
Để
giải quyết điều kiện nuôi, những người nuôi cá Trung Quốc thường bơm đủ loại
kháng sinh, kháng nấm, thuốc kháng vi rút và thuốc nhuộm bị cấm vào nước đã bị
ô nhiễm. Những độc chất này, bao gồm từ chất nhuộm màu lục malachit,
chloramphenicol, fluoroquinolones cho tới nitrofurans, thuốc ngừa thai, thuốc
tím gentian không tránh khỏi việc ngấm vào thịt sinh vật. Chúng có thể gây ra
đủ thứ bệnh từ ung thư, các bệnh hiếm gặp như bệnh thiếu máu cho tới việc làm
suy giảm khả năng sử dụng kháng sinh chữa bệnh của cơ thể con người.
Trên
cả những sự vi phạm trắng trợn này, các nhà máy chế biến thủy sản Trung Quốc
còn thường xuyên dùng những chất như khí carbon monoxide để làm cho miếng cá có
màu đỏ tươi. Việc này không những làm tăng vẻ ngoài hấp dẫn của sản phẩm mà còn
che giấu được những sản phẩm đã hư thối. Bạn hãy nhớ kỹ trò lừa đảo nhỏ mọn này
mỗi khi bạn thấy một miếng cá Trung Quốc đỏ tươi và nghĩ rằng nó được “đông
lạnh lúc còn tươi nguyên”.
Tất
nhiên là ở Trung Quốc, “cái gì người Mỹ dùng được thì thường lại không phải là
cái mà dân Tàu dùng được”. Thật vậy, cái kiểu “tô son điểm phấn” này chịu những
hình phạt rất nặng nếu dùng cho thủy sản phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc.
Bây
giờ là điểm quan trọng hơn trong câu chuyện về thủy sản Trung Quốc – và mới
thực sự là điều duy nhất bạn cần nhớ: Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm
Hoa Kỳ thiếu nhiều nhân viên đến nỗi mặc dù họ kiểm soát 80% nguồn cung thực
phẩm của Hoa Kỳ, họ chỉ có thể kiểm tra dưới 1% thực phẩm nhập cảng. Chính vì
lý do này mà mỗi khi bạn ăn bất cứ thứ gì xuất xứ từ Trung Quốc thì có nghĩa là
bạn đang chơi “trò may rủi chết người với thức ăn Trung Quốc” đấy. Và Chính phủ
Trung Quốc cũng như nhà chức trách Hoa Kỳ muốn nói thế nào cũng không thể cho
bạn tin được là bảo đảm an toàn!
Bán
than giả cho Newcastle
Một
vài công ty Trung Quốc hiện đang sản xuất và bán số lượng lớn gạo giả cho những
dân làng không mảy may nghi ngờ. Theo một báo cáo đăng trên tờ Tuần san Hong Kong ấn
bản tiếng Đại Hàn, những người sản xuất đã trộn khoai tây, khoai lang và nhựa
công nghiệp để làm gạo giả – Natural News.
Chúng
tôi có thể sẽ thiếu trách nhiệm khi kết thúc chương này mà không chia sẻ với
bạn hai trong số những ví dụ về trò giả mạo sản phẩm vô liêm sỉ gần đây của
Trung Quốc. Những ví dụ này đưa ra lời cảnh báo là nếu các thương gia Trung
Quốc sẵn sàng làm giả đối với dân chúng của họ, thì sao chúng ta lại mong họ
cung cấp cho mình những sản phẩm, thực phẩm và dược phẩm an toàn?
Ví
dụ thứ nhất là về âm mưu làm gạo giả bán cho dân quê nghèo. Trong trò lừa lợi
dụng lòng tin của người dân này, những kẻ làm giả trộn một hỗn hợp khoai tây và
khoai lang rồi ép khuôn thành hình những hạt gạo. Sau đó nhựa tổng hợp được
thêm vào để giữ nguyên hình cho hạt gạo. Kết quả là bạn có thể nấu thứ gạo này
hàng giờ mà nó vẫn cứng và sượng. Một viên chức của Hiệp hội Nhà hàng Trung
Quốc cho rằng ăn ba bát gạo quỉ quái này cũng bằng nuốt hết một cái túi
plastic. Thế mà trước đây bạn cứ nghĩ là ăn cám lúa mì làm hư đường tiêu hóa!
Trong
ví dụ thứ hai, âm mưu rất phổ biến trong những tỉnh lớn của Trung Quốc, bao gồm
các tỉnh Cam Túc, Hà Nam, Thanh Hải, Sơn Tây và Tứ Xuyên. Trong trò lừa đảo
này, người ta thêm hương vị và mùi thơm giả vào gạo thường để làm cho nó có
hương vị giống như loại gạo thơm Vũ Xương đắt tiền.
Chỉ
cần thêm nửa ký hương thơm thì người chế biến gạo gian Trung Quốc có thể tạo
mùi hương cho 10 tấn gạo. Âm mưu này bị bại lộ khi các phương tiện truyền thông
Trung Quốc công bố một báo cáo thống kê khôi hài: Mỗi năm, nông dân trồng được
800,000 tấn gạo Vũ Xương, nhưng bán ra thị trường những hơn 10 triệu tấn!
Không
hề thấy một sự hối hận nào từ thủ phạm của những trò lừa đảo này. Khi buộc phải
đối chất, phát ngôn viên của một công ty bị bắt quả tang làm giả chỉ nói: “Gạo
giả bán rất chạy vì giá rẻ so với gạo thật”. Thật là những kẻ vô đạo đức không
có tí lương tâm xã hội nào cả.
Hết
Chương II
Dịch
từ: Death by China
P.N.
---------------------------------------------
CHẾT
DƯỚI TAY TRUNG QUỐC (Peter Navarro
và Greg Autry)
No comments:
Post a Comment