Thứ
bảy, ngày 10 tháng mười một năm 2012
Dự án Ecopark-Văn Giang được Chính phủ phê duyệt năm 2004, trùng
khớp với năm ra đi về cõi vĩnh hằng của Luật sư Ngô Bá Thành, cố Chủ nhiệm Ủy
ban pháp luật Quốc hội các khoá 6, 7, 8 và 10, nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia
Việt Nam.
Từ sự đúc kết thực tiễn, bà đã có một câu nói để đời: “Việt Nam ta không đến mức thiếu
luật, có cả một rừng luật, nhưng lại làm theo luật rừng”.
Là người ký các văn bản hồ sơ lấy đất Văn Giang cho Ecopark trong dự án Ecopark-Văn Giang (Hưng Yên), ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, là người còn xuất hiện trong nhiều cuộc xoay quanh vụ này.
Đó là: Cuộc chạy và phê
duyệt dự án; cuộc trực tiếp quản lý chế độ, chính sách, vận dụng pháp luật về
đất đai, dự án đầu tư; cuộc xin phê duyệt dự án; cuộc bồi thường, bồi hoàn,
giải tỏa mặt bằng, và gần đây nhất là các cuộc gỡ rối khi nông dân mất đất phải
đi khiếu kiện.
Sáng 21/8/2012, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ
TN&MT, Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển có buổi đối thoại trực tiếp với người
dân bị thu hồi đất tại dự án khu đô thị sinh thái Ecopark (Văn Giang, Hưng
Yên). Tham dự có đại diện Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh
Hưng Yên, UBND huyện Văn Giang cùng lãnh đạo Tổng cục Quản lý Đất đai, Thanh
tra Bộ, Vụ Pháp chế.
Cuộc đụng độ khói lửa, đổ máu, long trời lở đất ngày 24-4 năm
nay trong nội tình chính quyền ra tay giúp đại gia cưỡng chế thu hồi đất…quyết
liệt, càng đẩy tới sự “cực chẳng đã” buộc Đặng Thứ trưởng phải vào cuộc.
Hơn 8 năm qua, từ ngày khởi động Dự án Ecopark, ông Võ chưa từng
được ngơi nghỉ, hầu như chưa bao giờ được thanh thản bởi sự kéo rê thời gian
quá dài của một dự án quá lớn và hậu họa mất lòng dân cũng siêu hạng.
Chiều 8-11 mới đây, việc
không thể đừng, buộc ông Gs. Võ Đất Đai phải ra trực diện đối thoại với bà con
nông dân 4 xã ở Văn Giang có đất liên quan đến dự án. Chính
Võ Đại Ca phải thừa nhận: “Vụ Văn Giang không đơn giản!”.
Điều đó đúng thôi, và thực tế các thủ đoạn, mánh lới bày trò, diễn kịch, đi tới diễn biến ngày càng phức tạp đã nói lên điều đó. Ông Võ đã thừa nhận thẩm quyền giao đất là “không đúng”, nhưng cũng theo ông thì vụ Văn Giang không chỉ đơn giản như vậy. Còn Bộ Tài nguyên Môi trường thì khẳng định: Cuộc đối thoại của ông Võ không phản ánh quan điểm của Bộ...
Điều đó đúng thôi, và thực tế các thủ đoạn, mánh lới bày trò, diễn kịch, đi tới diễn biến ngày càng phức tạp đã nói lên điều đó. Ông Võ đã thừa nhận thẩm quyền giao đất là “không đúng”, nhưng cũng theo ông thì vụ Văn Giang không chỉ đơn giản như vậy. Còn Bộ Tài nguyên Môi trường thì khẳng định: Cuộc đối thoại của ông Võ không phản ánh quan điểm của Bộ...
Thế mới biết, ông làm cho rác rưởi rối tung rối mù, gây cảnh
nháo nhào trong vụ này, thì nay ông lo mà dọn, lo mà hốt, đừng có tưởng nghỉ
hưu rồi là coi như “hạ cánh an toàn” mà bình chân như vại để lớp lãnh đạo kế
tiếp phải lo hốt rác, dọn xà bần giùm cho ông!
Cuộc làm việc với người dân Văn Giang (Hưng Yên) chiều 8-11 là
sự cực chẳng đã đối với Đặng giáo sư, nghĩa là “hoàn toàn trên tư cách cá nhân”
vì ông “từng ký 2 văn bản” liên quan tới dự án khu đô thị Văn Giang. Ông cho
hay, sau đối thoại, chưa lãnh đạo hay quan chức nào có ý kiến gì với ông.
Kệ ông chứ, ai dính gì mà có ý kiến ý cọ? Làm sai, làm trật, vi phạm dân chủ nghiêm trọng, cố tình cưỡng chế thu hồi đất như cướp, như trấn lột giữa ban ngày ban mặt, mà như diễn đạt của ông là giữa “thanh thiên bạch nhật”, thì ráng tự lo lấy mà giải quyết hậu họa, tự nguyện chém đầu thay thế, hoặc những nỗ lực đứng ra gánh nhằm liều thân cứu Chúa kiểu gì cũng do ông cả.
Có điều, ông cũng không có quyền “vừa đá bóng vừa thổi còi”, cùng lắm thì
ông phá bóng chịu phạt, hoặc nhanh chóng đá bóng qua sân, đánh bùn sang ao,
đừng dại mà ôm đồm hết.
Ông nói rằng:
- Vấn đề quan trọng, mấu chốt đối với vụ việc này là xác định “thẩm quyền của Chính phủ hay Thủ tướng” trong quyết định giao đất. Bởi thẩm quyền đó kéo dài suốt từ 15/10/1993 cho tới 1/7/2004, suốt gần 11 năm, khi tất cả văn bản đều do Thủ tướng ký. Vấn đề là phải có lý do gì từ ngày xưa chứ, phải làm rõ tại sao, trên cơ sở nào hình thành “thông lệ” này chứ không phải đến dự án này mới có chuyện ấy...
- Vấn đề quan trọng, mấu chốt đối với vụ việc này là xác định “thẩm quyền của Chính phủ hay Thủ tướng” trong quyết định giao đất. Bởi thẩm quyền đó kéo dài suốt từ 15/10/1993 cho tới 1/7/2004, suốt gần 11 năm, khi tất cả văn bản đều do Thủ tướng ký. Vấn đề là phải có lý do gì từ ngày xưa chứ, phải làm rõ tại sao, trên cơ sở nào hình thành “thông lệ” này chứ không phải đến dự án này mới có chuyện ấy...
Võ Đại
Ca cũng không ngần ngại “công khai hóa” rằng: Ông đã hỏi Văn
phòng Chính phủ và được biết, số lượng quyết định của Thủ tướng về đất đai trên
cơ sở thẩm quyền của Chính phủ trong giai đoạn này là trên 3.000 văn bản.
Phóng
viên báo mạng VnExpressđã viết: Theo ông Võ, phân tích theo
chiều sâu luật pháp thì đây là điều “không bình thường”. “Pháp luật phải rất
chặt chẽ, không thể tư duy theo kiểu luật như thế này mà cơ quan quản lý có thể
thực hiện khác đi mà vẫn coi là được. Đấy là một kinh nghiệm khi nhắc đến việc
Thủ tướng quyết tất cả mọi thứ đối với đất đai trong khi thẩm quyền lại của
Chính phủ. Nếu nói Chính phủ ủy quyền cho Thủ tướng thì cũng chưa đúng với
luật. Còn tất nhiên vi phạm đất đai ở Việt Nam là chuyện cơm bữa.
Thế là rõ, dân tình cũng mong ông minh bạch kiểu như thế, đừng
loanh quanh lò cò như mấy tháng nay nữa. Với một dự án lớn, đụng đến đất đai,
cuộc sống, kế sinh nhai của mấy nghìn hộ nông dân lại rất cần nghiên cứu, xem
xét kỹ. Nếu chỉ với cách quan hệ, chạy vạy của ông -kể cả “bồi dưỡng” hẻm này,
ngách kia, cửa nọ gì đó - thì ông vẫn là chức năng cơ quan chủ quản, nhiệm vụ
quản lý ngành, làm sao mà khẩn trương 4 ngày làm xong được thủ tục hơn cả kỷ
lục thế giới như vậy?
Điểm lại cái “chiến
dịch lách luật, né luật” 4 ngày nước rút:
- Ngày 27-6-2004,
Hội đồng thẩm định kỳ văn bản thẩm định.
- Ngày 28-6-2004,
UBND tỉnh Hưng Yên ký tờ trình gửi Bộ TNMT
- Ngày 29-6-2004,
BộTNMT ký tờ trình Chính phủ
- Ngày 30-6-2004,
Chính phủ ký quyết định thu hồi đất...
Dân ở thành phố cho dù nay đã được cái "ân huệ" cải
cách thủ tục hành chính một cửa, mà khi họ cần đến Tài nguyên-Môi trường cấp
quận xin giấy phép làm nhà có nhanh cũng phải chờ đợi mấy ngày. Thế mà tại sao
cả khối lượng văn bản, thủ tục, trình tự qua 4 cấp lớn thẩm định, phê duyệt chỉ
trong 4 ngày? Người ta thấy con voi chui qua được lỗ kim (!?).
Ai cũng phải ghi nhận chắc chắn một điều rằng, các cấp thẩm
quyền chỉ trong một ngày chỉ việc đọc thôi cũng chưa chắc đã nắm hết bộ hồ sơ
dày cộm này, chưa nói đến việc phải bảo đảm đúng nguyên tắc thủ tục, trình tự
đúng quy định của pháp luật, rồi những việc không thể qua loa như: đối chiếu,
so sánh, xem xét, kiểm tra, thẩm định, đối chiếu chính sách,...Thế mà bộ hồ sơ
này được các cơ quan thẩm quyền ký cót, dấu má đâu ra đó chỉ trong có 4 ngày?
Nhanh vèo vèo (?!). Quả là một sự cật lực còn hơn Đạo văn Hoàng Quang Thuận
thức trắng đêm nghe “thần Rắn Hổ Mang có mào” đọc cho chép một hơi một mạch 4
tiếng đồng hồ để cho xong một tập gồm 124 bài thơ thiền, để mong giật cái giải
Noben Văn học trước khi giải này về tay ông Mạc Ngôn bên Tàu. Sao cái con số 4
cứ giúp cho người ta làm những việc lớn, kể cả những cú lừa lớn một cách chóng
vánh như vậy? Hay là đúng với “cá tháng Tư” (1/4), ai cũng có quyền thả sức nói
dối? Trong vụ Ecopark này thì con số 4 cũng kỳ lạ, chạy hồ sơ thủ tục cấp phép
trong 4 ngày, khởi động bắt tay dự án và quyết định thu hồi đất của dân năm
2004, 4 cơ quan thẩm quyền từ tỉnh đến bộ, ngành,chính phủ phải chịu mọi trách
nhiệm, lại xảy ra cưỡng chế súng nổ đì đùng, mịt mùng khói lửa và cả đổ máu vào
ngày 24-4...
Theo
báo Đầu Tư: Tại Văn bản số 1495/CP-NN ngày 31/10/2003, Thủ tướng Chính phủ
cho phép và giao Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) làm
chủ đầu tư, thực hiện Dự án Ecopark. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định
số742/QĐ-TTg về việc thu hồi đất, giao đất để thực hiện Dự án Ecopark và xây
dựngđường bộ từ cầu Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên, theo phương thức sử dụng quỹ
đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.
Theo đó, Vihajico được cấp 499,07 ha đất thuộc các xã Xuân Quan,
Phụng Công, Cửu Cao (huyện Văn Giang) để thực hiện Dự án. Đổi lại, Vihajico
thực hiện Dự án Đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên, với mức đầu tư
gần 1.500 tỷ đồng. Chỉ trong 4 ngày, nhưng quả là
một sự tài tình và phải thật lắm võ, ông Võ đã giúp cho Ecopark luồn lách với
một tốc lực lớn, có thể không quản ngày đêm, đi xuyên qua cả một rừng luật.
Điều chưa hề có từ trước đến nay trên trái đất này!
Cái mà Võ Đất Đai gọi là “lộ trình” được chóng vánh hoàn thành, để
nhà đầu tư có đủ các 'miếng võ', các thứ bảo bối trong tay, nhà thi công hí
hửng đưa ra bắt nạt dân nghèo lấy đất của họ cho kỳ trắng tay.
Vậy, nếu không có lệnh, có quyền thế đủ mạnh, dù tiền lo lót nhiều đến cỡ nào thì cũng khó mà gói gọn trong 32 tiếng đồng hồ theo giờ làm việc hành chính mà gọn hơ một việc tầm cỡ cần thời gian khá dài mới hoàn thành quy trình thủ tục như thế (?!).
Trả
lời phỏng vấn của báo Đại Đoàn Kết, vô hình trung "Đặng gia" đã tự
xưng lên rằng: “Thanh
thiên bạch nhật mà nói thì thủ tục thu hồi đất của dự án này, tôi nhắc lại,
không có gì sai pháp luật...Làm ngày 27/6 ở Hưng Yên đưa lên Hà Nội, đến ngày
29/6/2004, Bộ TNMT do tôi thừa lệnh Bộ trưởng ký tờ trình lên Thủ tướng CP và
ngay ngày hôm sau (30/6/2004), Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định. Ở đây, không
có vấn đề chạy dự án…”. Không hiểu sao, chỉ cần nhìn
liếc qua đã thấy ngay bộ hồ sơ thủ tục đệ trình bất thường này (chỉ trong 3
ngày đã xong đến cấp bộ, ngành) thi Chính phủ phải dừng bút xem lại trước khi
ký, nhưng rồi TTg cũng ký luôn trong ngày (30/6), gây phát sinh nhiều hệ lụy
tai hại dây dưa như hiện nay?
Do sự hồ hởi nào đó, ‘Đặng giáo sư’ lại cao ứng lên để “lộ đuôi chồn” là trong phi vụ này có sự hợp thức hóa hồ sơ, thủ tục bằng cửa khác (có khi phải ký ngoài giờ, có thể cả tại nhà riêng, ngày mai nhân viên chỉ có việ đóng dấu là xong).
Ông nói:
- Tuy ngày 27/6/2004, Hội đồng thẩm định ký duyệt dự án nhưng chúng tôi bắt đầu tiến hành thẩm định dự án này từ 3 tháng trước, thẩm định đến đâu đều "có sự chứng kiến và ký nhận của lãnh đạo xã đó" (Ôi! xã mà to quyền quá!"-BVB). Các ngày ký thẩm định, trình và quyết định dự án liên tục như thế đúng là dễ khiến mọi người nghi ngờ những người làm dự án có tư lợi gì ở đây không. Nhưng sẽ dễ hiểu nếu xem lại "lộ trình”...Phải tạo thủ tục, phải xong sớm trước khi Luật Đất đai mới ra đời, đó là quyết tâm của Chính phủ (Vậy là Chính phủ không hiểu so cũng lách luật, né luật?). Nếu không thì sau khi Luật Đất đai mới ra đời, chậm một ngày là một ngày mất đi cơ hội…Trước khi trình Thủ tướng Chính phủ, dự án đều được các bộ chuyên ngành như: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính… thỏa thuận về quy hoạch, dự án, chiếm đất của dân đổi hạ tầng… bằng công văn”.
- Tuy ngày 27/6/2004, Hội đồng thẩm định ký duyệt dự án nhưng chúng tôi bắt đầu tiến hành thẩm định dự án này từ 3 tháng trước, thẩm định đến đâu đều "có sự chứng kiến và ký nhận của lãnh đạo xã đó" (Ôi! xã mà to quyền quá!"-BVB). Các ngày ký thẩm định, trình và quyết định dự án liên tục như thế đúng là dễ khiến mọi người nghi ngờ những người làm dự án có tư lợi gì ở đây không. Nhưng sẽ dễ hiểu nếu xem lại "lộ trình”...Phải tạo thủ tục, phải xong sớm trước khi Luật Đất đai mới ra đời, đó là quyết tâm của Chính phủ (Vậy là Chính phủ không hiểu so cũng lách luật, né luật?). Nếu không thì sau khi Luật Đất đai mới ra đời, chậm một ngày là một ngày mất đi cơ hội…Trước khi trình Thủ tướng Chính phủ, dự án đều được các bộ chuyên ngành như: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính… thỏa thuận về quy hoạch, dự án, chiếm đất của dân đổi hạ tầng… bằng công văn”.
Hay
quá, việc này chưa nói ra thì chắc không ai biết. Rõ ràng ‘Đặng giáo sư’ đã chưa
khảo mà xưng.
Qua sự
kiện này, Ts Nguyễn Quang A nói rằng: “Ông Đặng Hùng Võ đã mạnh bạo lên tiếng về sự thu hồi đất trái pháp
luật của chính quyền Hải Phòng đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn. Ông được
đánh giá là chuyên gia đất đai số một của Việt Nam và sự lên tiếng này của ông
được báo giới đánh giá rất cao.
"Thế mà lạ thay trong vụ Ecopark-Văn Giang, với câu hỏi của BBC “quyết định thu hồi đất của chính quyền Văn Giang có đúng với pháp luật hay không?” Không ngờ ông Võ lại trả lời: “Tôi cho rằng đây là một quyết định đúng”. Ô hay, ông còn "đánh võ mồm" cho rằng những bất cập của dự án Ecopark “chủ yếu thuộc về khung pháp luật mà không thuộc về phần thực thi pháp luật”. Nói cách khác việc thực thi pháp luật là đúng (thẩm quyền, thủ tục) nhưng do pháp luật chưa hoàn chỉnh nên đã nảy sinh những rắc rối”.
"Thế mà lạ thay trong vụ Ecopark-Văn Giang, với câu hỏi của BBC “quyết định thu hồi đất của chính quyền Văn Giang có đúng với pháp luật hay không?” Không ngờ ông Võ lại trả lời: “Tôi cho rằng đây là một quyết định đúng”. Ô hay, ông còn "đánh võ mồm" cho rằng những bất cập của dự án Ecopark “chủ yếu thuộc về khung pháp luật mà không thuộc về phần thực thi pháp luật”. Nói cách khác việc thực thi pháp luật là đúng (thẩm quyền, thủ tục) nhưng do pháp luật chưa hoàn chỉnh nên đã nảy sinh những rắc rối”.
Cũng
theo theo Ts. Nguyễn Quang A:
Giá mà có cuộc đối thoại tương tự giữa bà con nông dân Văn Giang với nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và giá như ông cũng can đảm nhận sai lầm, nếu ông đã sai, và trong trường hợp ấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thời điiẻm đó, thì uy tín của Thủ tướng chắc sẽ lên cao.
"Và nữa, giá mà các quan chức nhà nước và các cơ quan nhà nước bớt được 50% (hay hơn) số vụ họ vi phạm luật do chính họ (nhà nước) làm ra, thì sự phát triển của đất nước đã tốt đẹp hơn rất nhiều"...
Giá mà có cuộc đối thoại tương tự giữa bà con nông dân Văn Giang với nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và giá như ông cũng can đảm nhận sai lầm, nếu ông đã sai, và trong trường hợp ấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thời điiẻm đó, thì uy tín của Thủ tướng chắc sẽ lên cao.
"Và nữa, giá mà các quan chức nhà nước và các cơ quan nhà nước bớt được 50% (hay hơn) số vụ họ vi phạm luật do chính họ (nhà nước) làm ra, thì sự phát triển của đất nước đã tốt đẹp hơn rất nhiều"...
Chiều 8/11, bà con Văn Giang vỗ tay là bởi từ trước đến nay, chỉ
thấy cán bộ nghiêm mặt, vênh mặt trước dân, chỉ thấy cán bộ hoạnh họe, ra oai,
hạch sách dân, nay bỗng thấy ông râu xồm quen mặt đã xuống nước ngỏ lời xin
lỗi, nên họ vỗ tay mà thôi.
Nhưng đâu phải thấy bà con vỗ tay là vụ việc coi như ổn. Cán bộ thì khác, khuyết điểm, vi phạm pháp luật cỡ nào, làm thiệt hại gây hậu quả nghiêm trọng cỡ nào, chỉ cần một câu xin lỗi là mọi chuyện êm xuôi tất cả. Nhưng, dân thì không! Đấu tranh mấy năm nay không đơn thuần chỉ một tràng pháo tay lẹt đẹt phát ra từ những bàn tay khô gầy, gân guốc do đói ăn là coi như “hòa cả làng". Tác giá J.B Nguyễn Hữu Vinh trong bài “Tại sao người dân Văn Giang phải vỗ tay?” đã viết:
“Lời
nhận lỗi của ông Đặng Hùng Võ nói ra với một thái độ khiên cưỡng, cố mà gượng
cười nhăn nhở, mới nghe có vẻ nhẹ nhàng đơn giản. Nhưng hậu quả của lỗi đó, là
người nông dân cay đắng đã 8 năm nay trên quê hương, đất đai của mình, cha ông
họ bị đào xới, đất đai, ruộng vườn của họ bị chiếm đoạt. Đó là sự chia ly gia
đình, mất đi nghĩa tình làng xóm, đặc biệt là làm rạn vỡ truyền thống yêu
thương, đùm bọc nhau vốn có tự ngàn đời nay trong nông thôn Việt Nam.
"Thế
nhưng, sau lời nhận lỗi của ông, bà con nông dân Văn Giang đã vỗ tay nhiệt
liệt. Tại sao vậy?
“Có
phải họ nghĩ rằng cuộc đấu tranh của họ suốt 8 năm nay, chỉ là để nhận được lời
xin lỗi của một quan chức hồi hưu, mà thân phận giờ đây cũng chỉ bằng họ
(thường dân) là xong, là thỏa mãn? Có lẽ không phải thế. Những tràng vỗ tay
chiều nay khi ông Võ nhận lỗi, là một minh chứng cho thấy rằng việc họ gian nan
đấu tranh bao tháng năm qua của người dân Văn Giang là cuộc đấu chính nghĩa, sự
thật và lẽ phải thuộc về họ. Vì thế họ vui, họ phấn khởi khi lời nhận lỗi là
một bằng chứng sống động… Vấn đề là với những con người, cơ quan, nhà nước đã
gây lỗi với họ sẽ làm gì trong thời gian tới. Và như thế, họ sẽ còn đấu tranh,
còn tiếp tục khẳng định những giá trị của mình và họ tin rằng cuối cùng thì
công lý sẽ phải đứng về phía họ”.
Cũng cần phải nói thêm rằng: Có thể họ vỗ tay vì thấy lời nhận
lỗi của một vị nguyên Thứ trưởng lâu nay quen cái lối cửa quyền, ỷ mình mạnh
thế, lớn chức, “cả vú lấp miệng em”, mạnh mồm đổ lỗi cho dân, tranh đúng tranh
phải về mình, nay bà con bất ngờ thấy ông râu xồm buông ra được hai từ “xin
lỗi”, chuyện hiếm có từ trước đến nay, vỗ tay! Nó cũng hiếm có như cái tài hóa
phép của Võ Đất Đai và Ecopark gấp rút trong 4 ngày nhét con voi chui qua lỗ
kim, ngang nhiên xuyên nhanh qua cánh rừng luật mà thôi!
B.V.B
No comments:
Post a Comment