Maria
Kruczkowska (*).
Mạc Việt Hồng chuyển ngữ
06:41:pm 08/11/12
Mặc
dù những chiếc thẻ Đại hội đã được phát ra từ trước đó rất lâu, để chuẩn bị sẵn
sàng cho những tình huống bất ngờ, nhưng theo các nhà quan sát, đây sẽ là Đại
hội khó khăn nhất kể từ sự kiện đẫm máu tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm
1989. Bê bối ở đỉnh cao quyền lực đã khiến cho nội bộ đảng bị chia rẽ sâu sắc.
Hôm
thứ Năm, 2.270 đại biểu trên cả nước- được lựa chọn từ các đảng bộ địa phương
và đại diện cho hơn 82 triệu đảng viên Trung Quốc- sẽ họp một tuần tại Đại lễ
đường Nhân dân trên quảng trường Thiên An Môn. Họ sẽ phải chọn ra 300 ủy viên
Trung ương. Và từ đó sẽ chọn ra 24 uỷ viên bộ Chính trị, trong đó có đoàn chủ
tịch gồm 9 người là lãnh đạo tập thể của Trung Quốc.
Khi
đại hội kết thúc, chúng ta sẽ biết tên của các nhà lãnh đạo mới của đảng và đất
nước Trung Quốc, trong đó có Tổng bí thư ĐCS và thủ tướng. Họ sẽ thể hiện sức
mạnh trong một thập niên tới.
Nhưng
thực ra đây chỉ là một nghi thức. Quyết định về nhân sự đã được thực hiện trước
đó, bởi một nhóm nhỏ các quan chức cao cấp trong đó có các cựu lãnh đạo. Mỗi
nhân sự đều có người bảo trợ, những người này ủng hộ họ trong hậu trường và
trông đợi vào sự trả ơn [sau đó].
Từ
hai năm nay, người ta đã biết, người sẽ kế nhiệm Hồ Cẩm Đào là Phó Chủ tịch Tập
Cận Bình. Và vị trí của Ôn Gia Bảo sẽ được thay bằng phó thủ tướng Lý Khắc
Cường. Hai nhân vật gần như chưa được biết đến này, sẽ cai trị đất nước với 1,3
tỉ người trong 10 năm và sẽ tìm kiếm ý tưởng mới để [đảng] tiếp tục tồn tại …
Bê
bối nối tiếp bê bối
Đại
hội diễn ra trong bóng tối của vụ bê bối chính trị lớn nhất trong hai thập niên
qua. Nhân vật chính là Bạc Hy Lai, bí thư thành Ủy [Trùng Khánh] và vợ ông ta-
người đã đầu độc đối tác, một doanh nhân người Anh. Tháng tám vừa qua, Cốc Khai
Lai đã bị kết án tử hình treo. Việc xét xử Bạc Hy Lai – về tham nhũng và lạm
dụng quyền lực- sẽ được bắt đầu sau đại hội đảng.
Tuy
nhiên, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, người đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ
ông Bạc, hiện đang phải ‘tự vệ’. Tờ Thời báo New York gần đây tiết lộ rằng, gia
đình ông Bảo, trong thời gian ông cầm quyền đã gom được 2,7 tỷ USD.
Tiết
lộ của báo chí Mỹ gieo hy vọng cho phe cánh của Bạc, những người theo tư tưởng
Mao Trạch Đông. Bị tấn công, Ôn Gia Bảo đang cố gắng tự bảo vệ. Ông yêu cầu ĐCS
mở cuộc điều tra nhằm trả lại danh dự cho mình.
Vụ
bê bối đã tiết lộ những điều mà từ lâu dư luận nghi ngờ: Đằng sau sự thống nhất
giả tạo mà đảng cố gắng gìn giữ kể từ sự kiện Thiên An Môn, ẩn giấu sự chia rẽ
sâu sắc.
Phát
ngôn viên của đại hội phát biểu trong cuộc họp hôm thứ Tư về vụ Bạc Hy Lai (chỉ
riêng việc triệu tập cuộc họp này đã đủ cho thấy tình hình căng thẳng trong
Đảng Cộng sản Trung Quốc) rằng, vụ bê bối này là “một bài học sâu sắc đối
với Trung Quốc.” Ông đưa ra lời hứa sẽ chống tham nhũng và cải cách chính
trị.
Chính
quyền thích bí mật
Việc
chống tham nhũng và cải cách cũng là những điều mà tám trong số mười người dân
ở thành phố đòi hỏi.
Những
người được hỏi cho rằng, người nắm giữ quyền lực phải bị kiểm soát nhiều hơn
nữa, và đảng phải đẩy mạnh chống tham nhũng. Cuộc khảo sát này được tờ Hoàn Cầu
Thời Báo công bố ngay trước Đại hội đảng.
Thăm
dò được công bố vào thời điểm đáng chú ý, khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại,
hàng ngàn các cuộc biểu tình lan rộng và đảng nhận thấy nhu cầu cấp thiết phải
thay đổi.
Một
cách ngẫu nhiên, Đại hội lại bắt đầu ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Giới
trẻ sử dụng Internet ở Trung Quốc đang rất thích thú [so sánh]. Họ viết trên
các trang mạng rằng, họ biết tất cả về Barack Obama và Mit Romney, nhưng lại
không biết gì về các lãnh đạo nước mình.
-
“Người Mỹ có thể hỏi mọi thứ và thảo luận các vấn đề chính trị” – Nhà
báo 29 tuổi Liu Jinyang nói với kênh truyền hình CBS như vậy. Nhà báo đã dịch
các bài diễn thuyết của hai ứng cử viên trên blog của mình và nhận được hàng
chục triệu lần truy cập. “Chắc còn phải rất lâu nữa, Trung Quốc mới được như
thế này“- ông nói.
Nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới,
chỉ sau một nước, đó là Mỹ, vẫn còn bị cai trị trong bí mật. Một nghìn nhà báo
ngoại quốc đã đăng ký dự đại hội vẫn không tiếp cận được với Bộ Chính trị. Họ
cũng không thể tiếp xúc được với các nhà bất đồng chính kiến- những người này
từ trước đại hội đã bị quản chế tại gia hoặc đưa ra khỏi thành phố.
Bắc
Kinh thắt chặt các biện pháp an ninh. Thiên An Môn được tuần tra bởi rất nhiều
nhân viên cảnh sát mặc sắc phục. Các xe taxi đều khóa cửa kính sau để các hành
khách không thể vứt bỏ các tờ rơi, và các siêu thị không bán dao hay các vật
sắc nhọn trong thời gian đại hội.
Chống
tham nhũng bằng… tính tự giác
“Nếu
chúng ta không khắc phục được, tham nhũng sẽ là thảm họa, dẫn tới sự tan rã của
đảng và đổ vỡ của nhà nước”.- Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo như vậy hôm nay trong đại hội
ĐCS Trung Quốc, nơi ông sẽ bàn giao quyền lực cho phó chủ tịch Tập Cận Bình, 59
tuổi.
Trong
bài phát biểu dài 2 tiếng của mình, Hồ Cẩm Đào đã nói nhiều tới tham nhũng nhà
nước và coi đó như là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc biểu
tình trong xã hội.
Trước
đại hội, hàng chục ngàn người Trung Quốc thông qua các trang như Nhân Dân Nhật
báo hay các kênh truyền hình đưa ra đòi hỏi phải chấm dứt tham nhũng. Sự thiếu
độc lập của ngành tư pháp cũng như hệ thống truyền thông khiến tham nhũng không
bị trừng phạt, và ngày nay, thậm chí đến báo của đảng cũng phải lên tiếng.
Trong bài phát biểu của mình, ông Hồ đã
không đề cập đến cải cách chính trị. “Đảng phải thận trọng trong các cải
cách cơ cấu chính trị” – ông chỉ nói thế, mà không đưa ra chi tiết, nhưng
nhắc lại rằng, “Trung Quốc không đi theo con đường dân chủ phương Tây”.
Thiếu
những rào cản về định chế, 50 triệu quan chức Trung Quốc [chống tham nhũng] dựa
trên sự tự giác. Ông Hồ kêu gọi các đồng chí chống lại sự cám dỗ. “Công
chức, đặc biệt là công chức cao cấp phải quán triệt sự tự giác, đồng thời tăng
cường giáo dục và quản lý các thành viên trong gia đình”.- ông nói.
Trung
Quốc đang ngày một giầu lên và muốn dẫn dắt cả châu Á, nắm giữ quyền lực trên
biển. Điều này làm Nhật Bản, nước đang có tranh chấp về quần đảo Senkaku không
yên tâm, và cả Việt Nam, Philippines nữa, những nước cũng đang tranh chấp lãnh
thổ với Trung Quốc…
Các
nhà quan sát cũng nhận thấy, bên cạnh ông Hồ còn có người “cha đỡ đầu” Giang
Trạch Dân 86 tuổi nữa, người vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong đảng.
Nguồn
Wyborcza:
©
Đàn Chim Việt
—————————————–
(*)
Tác giả là cây bút nhiều năm chuyên về mảng Trung Quốc của nhật báo lớn nhất Ba
Lan- Wyborcza.
No comments:
Post a Comment