Việt
Nam trong số 4 nước Đông Nam Á bị Mỹ áp thuế mới lên pin mặt trời
02/12/2024
Bộ
Thương mại Hoa Kỳ vừa công bố loạt mức thuế mới lên đến hơn 270% đối với các tấm
pin năng lượng mặt trời nhập từ Việt Nam và 3 nước Đông Nam Á khác khi các sản
phẩm này bị cáo buộc đang cạnh tranh thiếu công bằng trên thị trường Mỹ.
https://gdb.voanews.com/b8e938a5-218e-4a97-9d1c-b01d4337c284_cx0_cy6_cw0_w1023_r1_s.jpg
cholas
Hartnett, chủ sở hữu của Pure Power Solar, đang lắp một tấm pin mặt trời lên
mái nhà ở Frankfort, Kentucky, ngày 17/7/2023. Mỹ nhập phần lớn pin mặt trời từ
Việt Nam, Malaysia, Campuchia và Thái Lan.
Quyết
định sơ bộ này được Bộ Thương mại Mỹ đưa ra hôm 29/11, áp dụng cho cả Malaysia,
Campuchia và Thái Lan. Đây là quyết định sơ bộ lần thứ 2 của Bộ trong vụ khiếu
nại nhắm vào tấm pin năng lượng mặt trời từ 4 nước Đông Nam Á trên của các công
ty trong lĩnh vực này có trụ sở tại Mỹ. Quyết định sơ bộ đầu tiên được đưa ra
vào tháng 10.
Trong quyết
định công bố ngày 29/11, Cơ quan Thương mại Quốc tế (ITA) của Bộ đưa
ra mức thuế chống bán phá giá từ 21,31% đến 271,28%, áp dụng cho các công ty
khác nhau của 4 quốc gia Đông Nam Á, trong đó một công ty ở Việt Nam bị áp mức
thuế cao nhất.
Công
ty Vietnam-Wide Entity bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế 271,28% trong khi hầu hết
các công ty còn lại ở quốc gia Đông Nam Á này bị áp mức thuế gần 55%. Việt Nam
cũng là nước có số lượng lớn nhất các công ty bị áp thuế trong số 4 quốc gia
Đông Nam Á, với 12 công ty, trong khi Malaysia có 6, Thái Lan có 4 và Campuchia
có 3.
Trong loạt
thuế đầu tiên được công bố vào tháng 10, ITA cho biết họ đã xác định
chắc chắn rằng ngành sản xuất tấm pin mặt trời của Mỹ đang bị tổn hại nghiêm trọng
do việc nhập khẩu pin và tấm pin mặt trời bằng silibon từ Việt Nam, Malaysia,
Campuchia và Thái Lan. Gần một chục công ty của Việt Nam lúc đó bị áp mức thuế
lên đến gần 300%.
Vụ
điều tra xuất phát từ vụ kiện thương mại của một nhóm các doanh nghiệp gồm
Hanwha Qcells của Hàn Quốc và First Solar có trụ sở tại bang Arizona cùng một số
nhà sản xuất nhỏ khác tại Mỹ, khi họ tìm cách bảo vệ hàng tỷ đô la đầu tư vào sản
xuất năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ. Họ cáo buộc rằng các nhà sản xuất tấm pin
mặt trời của Trung Quốc có nhà máy ở Việt Nam, Malaysia, Campuchia và Thái Lan
đã bán các sản phẩm này vào Mỹ, khiến giá sụt giảm trên toàn cầu.
Các
tấm pin mặt trời của công ty Jinko Solar của Trung Quốc bị áp thuế 56,51% với
xuất xứ từ Việt Nam và 21,31% với xuất xứ từ Malaysia. Trong khi đó, sản phẩm của
một công ty khác của Trung Quốc, Trina Solar, chịu thuế 54,46% khi được sản xuất
ở Việt Nam và 77,8% khi được sản xuất ở Thái Lan.
Theo
dữ liệu được ITA đưa ra, Mỹ nhập khẩu pin mặt trời từ Việt Nam nhiều nhất trong
số 4 nước Đông Nam Á kể trên, với giá trị lên đến gần 4 tỷ USD vào năm ngoái,
cao hơn Thái Lan (hơn 3,7 tỷ USD), Campuchia (hơn 2,3 tỷ USD), và Malaysia (gần
1,9 tỷ USD).
Việt
Nam và 3 nước Đông Nam Á bị Bộ Thương mại điều tra chống bán phá giá chiếm khoảng
80% lượng pin mặt trời mà Mỹ nhập khẩu.
Quyết
định cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ sẽ được đưa ra vào ngày 18/4 năm tới và Ủy
ban Thương mại Mỹ sẽ ấn định quyết định cuối cùng vào ngày 2/6/2025 trước khi
đưa ra lệnh cuối cùng 1 tuần sau đó.
Bộ
Công thương Việt Nam chưa đưa ra phản ứng công khai nào trước loạt thuế mới mà
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố. Sau quyết định áp thuế sơ bộ đầu tiên của Mỹ hồi
tháng 10, Cục Phòng vệ Thương mại của Bộ Công thương đã khuyến
nghị các doanh nghiệp Việt Nam “chuẩn bị và hợp tác tốt với DoC (Bộ
Thương mại Mỹ) trong các chương trình cáo buộc mới có thể bổ sung sắp tới cũng
như quá trình thẩm tra tại chỗ để hạn chế khả năng bị tăng thuế trong kết luận
cuối cùng.”
Trong
năm nay, chính quyền Biden đã lên tiếng báo động về việc Trung Quốc tăng cường
đầu tư vào nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm năng lượng sạch. Tổng thống Joe
Biden đã cam kết khôi
phục hoạt động sản xuất của Mỹ bằng cách khuyến khích sản xuất những
loại hàng hóa trong nước mà có thể góp phần chống lại biến đổi khí hậu, bao gồm
các tấm pin mặt trời và pin xe điện vốn là những sản phẩm chủ yếu được sản xuất
ở Trung Quốc.
Để
thúc đẩy phát triển lĩnh vực này, chính quyền Biden đã trợ cấp mạnh mẽ cho các
công ty sản xuất sản phẩm năng lượng sạch trên đất Mỹ thông qua Đạo luật Giảm lạm
phát, vốn đã thúc đẩy nhiều nhà máy mới sản xuất tấm pin mặt trời được thiết lập
tại Mỹ gần đây, theo Reuters.
Tổng
thống đắc cử Donald Trump đã chỉ trích Đạo luật Giảm lạm phát là quá tốn kém
nhưng cũng cho biết ông có kế hoạch áp đặt mức thuế quan cao đối với một loạt
các lĩnh vực để bảo vệ người lao động Mỹ.
“Với
các mức thuế sơ bộ này, chúng tôi đang tiến gần hơn đến việc giải quyết nhiều
năm vấn đề thương mại không công bằng có hại và bảo vệ hàng tỷ đô la đầu tư vào
sản xuất cũng như chuỗi cung ứng mới về năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ,” Tim
Brightbill, đối tác tại công ty luật Willey Rein và là cố vấn chính cho những
công ty đệ đơn vụ kiện thương mại, nói với Reuters.
No comments:
Post a Comment