Giáo dục đơn nguyên và
chuyện cô cháu gái
Thứ Sáu, 09/09/2022 -
08:30 — nguyenngocgia
https://www.rfavietnam.com/node/7340
Bốn tin tức về giáo dục mới
nhứt, như dưới đây:
1. Tỉnh Hưng Yên đang xác
minh hàng trăm gia đình đồng loạt cho con nghỉ học [1]
2. Một thầy giáo dạy môn
Ngữ Văn cấp III đã dùng thước và nón bảo hiểm đánh vào đầu học sinh [2].
3. Thầy giáo đâm chết đồng
nghiệp tại căn tin nhà trường [3].
4. Khởi tố nữ sinh 16 tuổi
đã lột đồ, hành hung và làm nhục bạn giữa đường [4]
càng khiến người dân
hoang mang hơn bao giờ hết, khi toàn bộ học trò vừa khai giảng cho niên khóa mới
2022 - 2023.
Người dân không hiểu tại
sao giáo dục gần nửa thế kỷ qua đi, với sự lãnh đạo của ĐCSVN, sáng suốt là như
thế - trí tuệ là như vậy, bỗng ngày càng ghê rợn khủng khiếp như một xã hội vô
chính phủ, khiến người dân bất an vô cùng!
Song song bốn tin trên,
thêm 2 tin liên quan về giáo dục:
1. Hà Nội dự kiến chi
1.130 tỷ đồng hỗ trợ 50% học phí năm nay [5].
2. Nhà cầm quyền CSVN
đang xem xét để kỷ luật ông Phùng Xuân Nhạ - nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục -
Đào tạo - trong quãng thời gian ông ta chịu trách nhiệm về giáo dục toàn cõi xứ
thiên đàng [6];
liệu số tiền hơn ngàn tỷ
đó và việc kỷ luật cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ thay đổi được gì (?).
Giáo dục phi triết lý - phản triết học
Thể chế chính trị nào sanh ra cơ chế giáo dục đó. Với thể chế đơn nguyên độc đảng tại Việt Nam, dĩ nhiên, giáo dục chắc
chắn là một nền giáo dục đơn nguyên. Tính đơn nguyên đã loại bỏ tất cả những gì
gọi là "sáng tạo" và "phong phú" trong việc dạy học, ngay từ
những ngày trẻ chập chững bước vào lớp Một - lớp học vô cùng quan trọng cho tất
cả trẻ em, để hình thành nhân cách và phẩm hạnh làm người.
Xứ thiên đàng với giáo dục
XHCN, dù có đài thọ 100% học phí hay kỷ luật cấp cao nhứt trong giáo dục cũng
không thể thay đổi gì cả là vậy. Bởi giáo dục XNCH không dạy "LÀM NGƯỜI" - trước khi cung cấp
các môn học khác - ngay từ lớp thấp nhứt trong hệ thống giáo dục căn
bản - vốn là điểm khởi đầu. Điều này có nghĩa, khi trẻ đã bước qua tuổi 15, vô
cùng khó khăn để dạy về nhân cách. Cho nên - tới chương trình cấp Ba - những
chương trình thuộc lãnh vực "giáo dục công dân" nhằm dạy và hình
thành cho trẻ ý thức làm công dân - ngưỡng cửa của tuổi 18 - chứ không dạy về đạo
đức nữa. Vì vậy, cho tới đại học, những bài giảng về đạo đức Hồ Chí Minh trở
nên thừa thãi - nhàm chán và không hề có tác dụng gì, ngoài việc sinh viên buộc
phải có đủ tín chỉ để ra trường.
Gần nửa thế kỷ đã trôi
qua, tính từ 1975, nền giáo dục của nhà nước CHXHCNVN dường như không có lối
thoát và con đường đi lên hay đi tới vẫn nằm đâu đó xa ngái và đầy chập chùng,
hiểm nguy cùng với rủi ro đầy ắp, trên "con đường đến lớp" vốn được vẽ
lên thật êm đềm và lãng mạn, dành cho học trò - phụ huynh - thầy cô. Tuy vậy,
"nền giáo dục XHCN" hoàn toàn logic, bởi chịu sự lãnh đạo của ĐCSVN
mà cho tới nay vẫn loay hoay con đường tiến lên XHCN, lại không hề có một tia
sáng le lói nào cho người Việt Nam, bất chấp "hết mưa là nắng hửng lên
thôi" của ông Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch nước CHXHCNVN - vừa phát ngôn
trong lễ khai giảng năm học này [7].
Chuyện cô cháu gái
Bất chấp cải cách, bất chấp
đầu tư giáo dục, bất chấp sự quan tâm của đảng và nhà nước, nền giáo dục XHCN
chưa hề làm cho người dân an tâm trong hiện trạng xã hội đang đối diện với quá
nhiều xáo trộn.
Người dân quèn và người
dân nghèo buộc phải tự xoay xở, lo lắng cho tương lai có vẻ mờ mịt và vô định của
con em mình. Dười đây là câu chuyện thật về cô cháu gái từ năm 2019.
Cô cháu gái lên 15, còn
vài tháng nữa sẽ thi. Cô bé không chịu học nữa. Ba mẹ nó hỏi ý kiến tôi.
Lâu ngày, mới gặp cô bé.
Tuổi 15, nó lớn phổng phao, ra dáng thiếu nữ với cặp giò dài, da ngăm ngăm -
đúng "mốt" trẻ hiện nay. Cô bé cũng facebook như bao đứa trẻ khác. Nó
thật sự sốc với hiện trạng học đường hiện nay, khi xem clip nữ sinh đánh nhau
không thua đám đánh mướn.
Tôi khuyên nó:
- Còn vài tháng nữa thôi,
con ráng học cho xong đi.
Nó lắc đầu quầy quậy và
buông một câu nghe choáng váng:
- Tại bác hổng biết chớ!
Bây giờ trong trường còn phức tạp hơn ngoài xã hội nữa!
Tôi trợn tròn mắt. Nó tiếp:
- Bác tưởng ngoài xã hội
phức tạp hơn à? Không! Ở ngoài xã hội, người ta còn có quyền chọn bạn mà chơi.
Trong trường mà hổng chịu chơi với mấy bạn "đầu gấu" là ăn đập liền!
Nghe mà đau điếng!
Tôi nói với ba mẹ nó:
- Nó đã nói vậy thì cũng
nên cho nó nghỉ học đi.
Ba nó phân vân:
- Nhưng nhỏ quá! Nó nghỉ
học rồi làm gì bây giờ, anh?
Tôi khuyên:
Hãy cho nó đi học nghề.
Chọn những nghề nữ công gia chánh như: nấu ăn, làm bánh, cắm hoa, may vá hoặc học
nail. Còn không cho nó học làm tóc, make-up, thiết kế thời trang.
Thời buổi này, đừng nghĩ
đến mảnh bằng đại học nữa. Vô giá trị, vô dụng. Hãy nhìn các ông bà "giáo
sư tiến sĩ" các loại mà coi! Và biết bao nhiêu sinh viên ra trường thất
nghiệp, chạy grab và làm đủ thứ nghề mưu sinh. Bốn năm đại học, chỉ phí tiền.
Quan trọng nhất là đứa trẻ sẽ chán ngán, bỏ nửa chừng càng nguy hiểm.
"Thời đại kỹ sư, bác
sĩ" mà thế hệ chúng ta mong muốn đã quá lạc hậu rồi. Hơn nữa, cho nó học
những nghề như nấu ăn, bartender, khi tốt nghiệp rất dễ kiếm việc, vì nhà hàng,
khách sạn, resort bây giờ rất nhiều.
Nhưng học gì thì học, nhớ
phải cho nó học tiếng Anh. Thế hệ tụi nhỏ mà không có tiếng Anh không được. Khi
nó giỏi tiếng Anh và giỏi nghề càng có cơ hội làm việc nước ngoài, vì các quốc
gia văn minh hiện nay họ rất coi trọng những nghề mang tính nghệ thuật. Tương
lai của con bé là chỗ đó
Giáo dục bây giờ nát bấy!
Đừng làm khổ xấp nhỏ nữa! Đây cũng là lời khuyên chân
thành của tôi đến các bậc
phụ huynh.
---------------
CHÚ THÍCH :
[4] https://tuoitre.vn/khoi-to-nu-sinh-16-tuoi-lam-nhuc-ban-giua-duong-20220907203728665.htm
[5] https://thanhnien.vn/ha-noi-du-kien-chi-1130-ti-dong-ho-tro-50-hoc-phi-nam-nay-post1498054.html
.
No comments:
Post a Comment