Monday 6 December 2021

VÌ SAO BÁO NHÀ NƯỚC PHẢI BỎ HÌNH HOA HẬU GIƠ BA NGÓN TAY? (RFA)

 


Vì sao báo Nhà nước phải bỏ hình hoa hậu giơ ba ngón tay?

RFA
2021.12.06

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-did-the-state-newspaper-not-dare-to-show-the-picture-of-miss-with-three-fingers-12062021125335.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-did-the-state-newspaper-not-dare-to-show-the-picture-of-miss-with-three-fingers-12062021125335.html/@@images/4cd8301e-f542-4bc4-9941-8c676023ccc4.jpeg

Một người biểu tình giơ ba ngón tay chào trong cuộc biểu tình chống lại Điều 112, luật phỉ báng hoàng gia của Thái Lan, tại Bangkok vào ngày 31 tháng 10 năm 2021.  AFP

 

Cô Nguyễn Thúc Thùy Tiên đăng quang cuộc thi Miss Grand International 2021 vào tối ngày 4 tháng 12 vừa qua tại Thái Lan sau khi có bài phát biểu truyền cảm hứng và động tác chào bằng cách giơ ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út, đồng thời giữ ngón cái vào ngón út.

 

Đây là biểu tượng được người Thái Lan và người Myanmar sử dụng trong các cuộc biểu tình phản kháng quân đội hậu thuẫn chính phủ trong năm 2021 này.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-did-the-state-newspaper-not-dare-to-show-the-picture-of-miss-with-three-fingers-12062021125335.html/000_98k8ej.jpg/@@images/3617c089-2ff9-4103-98b3-79a66185ae76.jpeg

Người biểu tình giơ ba ngón tay chào trong cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự ở Yangon vào ngày 26 tháng 2 năm 2020. AFP

 

Ngay sau khi cô Thùy Tiên đăng quang, một số tờ báo chính thống trong nước đăng tin kèm hình ảnh cô hoa hậu giơ ba ngón tay, nhưng chỉ vài tiếng sau, hình ảnh này được thay bằng những hình ảnh khác. Điển hình là báo Thanh Niên với bài viết “Ứng xử thi hùng biện của Hoa hậu Thùy Tiên truyền cảm hứng cho người trẻ”; Báo Sức khỏe và Đời sống với bài viết “3 ngón tay và phần thi ứng xử đẳng cấp khiến sao Việt 'nổi da gà' của Thùy Tiên” được đổi thành “Phần thi ứng xử đẳng cấp khiến sao Việt "nổi da gà" của Thùy Tiên”. Dĩ nhiên hình ảnh cũng được thay đổi.

 

Nhà báo Võ Văn Tạo nhận định:

 

“Theo tôi thì hệ thống an ninh văn hóa hay tuyên giáo gì đó họ quan niệm đó là biểu tượng của những người đấu tranh ở Thái Lan, Myanmar giơ ba ngón tay trong lúc biểu tình. Đấy là biểu tượng của chống độc tài.

 

Cái mà nhà nước Việt Nam sợ nhất là biểu tình. Người dân biểu tình phản đối chặt cây xanh hay phản đối Formosa bị Nhà nước dẹp tơi bời bởi họ lo rằng một lúc nào đó, biểu tình bùng phát không kiểm soát nổi thì mất chế độ, mất “ngai vàng”. Do đó họ phải chặn ngay từ đầu.

Trong tư tưởng như thế thì khi báo chí đưa hình ảnh đó lên sẽ lập tức nhận được chỉ đạo miệng hoặc qua điện thoại để các tổng biên tập lấy xuống. Bây giờ họ ‘khôn’ lắm rồi, họ không đưa văn bản đâu.”

 

Ông Tạo nói thêm, báo chí như thế là hèn nhưng cũng khó mà trách họ khi các tổng biên tập đều do Đảng đưa lên, đặt vào ghế ngồi. Có chuyên môn hay không không thành vấn đề. Việc của họ là phải nghe theo sự chỉ đạo của Đảng mà thôi. Ông giải thích:

 

“Tôi biết nhiều tờ báo họ tuyển những người có chức có quyền bên Đảng vì càng có chức có quyền thì bổng lộc càng lớn, bổng lộc nhiều vô kể, đặc biệt nhưng tờ báo lớn. Mấy vị đó không có chuyên môn nhưng bám chặt vào Đảng để ăn tiền thôi. Đảng cho lên chức tổng biên tập mà mất thì trắng tay. Rất hiếm người còn có tư cách biết nghĩ đến cái chung của dân, của nước. Thế cho nên khi báo chí đăng lên mà có lệnh là phải lấy xuống, không ông Tổng biên tập nào dám chống lệnh cả. Chống lại là cắt ghế ngay tức khắc.” 

 

Biểu tượng ba ngón tay khép lại lần đầu tiên xuất hiện ở Thái Lan vào năm 2014. Đây cũng là năm mà bộ phim The Hunger Games (tên tiếng Việt được dịch là Đấu Trường Sinh Tử) ra mắt. Trong phim, hình ảnh ba ngón tay khép lại là biểu tượng chim Húng Nhại, loài chim là biểu tượng của sự nổi loạn và cách mạng.

 

Những năm sau đó, người biểu tình ở Thái Lan, Myanmar và cả Hồng Kông đều sử dụng cách giơ ba ngón tay như một biểu tượng chống độc tài. Ngoài ra, đây cũng là cách chào của hướng đạo sinh quốc tế từ hơn 100 năm qua, như lời một hướng đạo sinh nói với RFA:

 

“Hướng đạo họ chào đúng như vậy. Ba ngón tay giữa giơ lên, ngón tay cái đè ngón tay út. Nghĩa là thề tuân theo ba lời hứa trong hướng đạo, đàn anh phải bảo vệ đàn em…”

 

Có thể thấy, việc chào bằng ba ngón tay được sử dụng nhiều trong các cuộc biểu tình đòi tự do, chống độc tài ở Myanmar năm 2016, Hồng Kông năm 2019 hay Thái Lan năm 2021 đã ít nhiều là hình ảnh ‘nhạy cảm’ với chính quyền các nước độc tài.

 

Nhà báo Trần Ngọc Tuấn hiện ở Cộng Hòa Séc nhận xét, sở dĩ báo chí trong nước phải thay hình hoặc đổi tựa những bài viết liên quan cô hoa hậu vì nó chạm vào tử huyệt của chế độ. Ông phân tích:

 

“Hình ảnh cô hoa hậu giơ ba ngón tay biểu tượng của tự do dân chủ và cả tự do bầu cử. Điều đó chạm vào yếu huyệt của thể chế độc tài. Đưa hình đó lên thì vô hình chung họ cổ vũ cho thể chế tự do dân chủ. Đó là điều cấm kỵ của họ. Đó là lý do chính. Tôi không ngạc nhiên khi báo chí không đưa hình lên hoặc lấy hình xuống như thế.

 

Báo chí ở Việt Nam là công cụ của Đảng và chỉ có một tổng biên tập là Ban tuyên giáo. Tiếp xúc với đồng nghiệp trong nước, tôi hiểu rất nhiều người muốn đưa những hình ảnh như thế, nhưng vì nằm trong vòng kim cô chịu nhiều sức ép nên họ không thể đưa được.

 

Nói đến Ban tuyên giáo thì tôi dị ứng lắm vì đấy là những cái lưỡi gỗ trì độn không đi được với những bước chân văn minh của nhân loại. Họ không chấp nhận quỹ đạo đấy mà chỉ đi theo thể chế độc tài.”

 

Trong khi thế giới văn minh cổ xúy cho quyền tự do ngôn luận thì ngay tại Việt Nam, nhiều người bị tù vì lên tiếng đòi hỏi cho quyền lợi chính đáng này. Dù Điều 25 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 nêu rõ: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định... không ai được lạm dụng các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích Nhà nước, tập thể và công dân.

 

Hôm 20 tháng 4 năm 2021, Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) công bố bảng xếp hạng Tự do báo chí năm 2020. Việt Nam đứng thứ 175 trên tổng số 180 quốc gia được xếp hạng, trên Trung Quốc nhưng dưới Lào.

 

Thống kê được đưa ra vào cuối năm 2020 của RSF cho thấy, hiện chính phủ Việt Nam vẫn giam giữ ít nhất 28 nhà báo, là những người dám lên tiếng chỉ trích chính phủ, lên tiếng về các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị ở Việt Nam. Họ cũng là những người thường xuyên bị đối xử tàn tệ trong tù, như bị biệt giam, đánh đập, không được tiếp xúc với gia đình và luật sư.

.

-----------------------

.

.

Báo nhà nước kiểm duyệt “ba ngón tay” của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên   

RFA
2021.12.06

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vn-state-medias-censored-three-fingers-gesture-of-miss-grand-nguyen-thuc-thuy-tien-12062021014137.html

 

Một người đẹp của Việt Nam lần đầu tiên đăng quang một cuộc thi sắc đẹp danh giá của thế giới, tuy nhiên hình ảnh của cô Nguyễn Thúc Thùy Tiên giơ ba ngón tay khép lại - biểu tượng của người biểu tình Thái Lan đòi tự do dân chủ trên sân khấu đã bị các tờ báo nhà nước kiểm duyệt không được xuất hiện hoặc đã bị gỡ bỏ không lâu sau khi đăng bài.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vn-state-medias-censored-three-fingers-gesture-of-miss-grand-nguyen-thuc-thuy-tien-12062021014137.html/@@images/3e6144a0-8cc9-4064-9e08-89a986b78cba.jpeg

Hình ảnh Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên đưa ba ngón tay hầu như biến mất trên báo chí nhà nước .  RFA edited

 

Một người đẹp của Việt Nam lần đầu tiên đăng quang một cuộc thi sắc đẹp danh giá của thế giới, tuy nhiên hình ảnh của cô giơ ba ngón tay khép lại - biểu tượng của người biểu tình Thái Lan đòi tự do dân chủ trên sân khấu đã bị các tờ báo nhà nước kiểm duyệt không được xuất hiện hoặc đã bị gỡ bỏ không lâu sau khi đăng bài. 

 

Báo Thanh Niên có bài viết "Ứng xử thi hùng biện của Hoa hậu Thùy Tiên truyền cảm hứng cho người trẻ", tuy nhiên vài tiếng sau khi đăng bài người dùng không thể truy cập và chuyển đến trang chính. 

 

Bài viết đăng tấm ảnh chụp màn hình khoảnh khắc thần thái của Thùy Tiên trên sân khấu của Miss Grand International 2021 với một tay chống nạnh và tay còn lại đưa cao cùng biểu tượng ba ngón tay khép lại. 

 

Tờ báo là "Diễn đàn của hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam" có đoạn viết: 

 

"Theo dõi đêm chung kết và xúc động với thông điệp mà Thùy Tiên truyền tải, Phạm Ngọc Hương Quỳnh, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, viết trên trang Facebook cá nhân: “Ba ngón tay là biểu tượng phản đối đảo chính ở Thái. Ba ngón tay đồng thời cũng đại diện cho tự do, bình đẳng, bác ái đối với người Thái. Ba ngón tay cùng câu nói 'Hãy cùng nhau mang hòa bình và sự tốt đẹp đến cho thế giới này' bằng tiếng Thái không còn gì xuất sắc hơn nữa. Tự hào quá Việt Nam ơi”.

 

Chuyên trang Pháp luật và Bạn đọc của báo điện tử Sức khỏe và Đời sống ngày 4/12 có bài viết với nhan đề: "3 ngón tay và phần thi ứng xử đẳng cấp khiến sao Việt 'nổi da gà' của Thùy Tiên" hiện vẫn truy cập được trên trang Báo Mới

 

Tuy nhiên khi bấm vào đường dẫn để vào trang chính của tờ báo là cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế thì bài viết đã đổi tiêu đề thành "Phần thi ứng xử đẳng cấp khiến sao Việt "nổi da gà" của Thùy Tiên" và hình ảnh cô đưa 3 ngón tay đã biến mất trên tờ báo này. 

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vn-state-medias-censored-three-fingers-gesture-of-miss-grand-nguyen-thuc-thuy-tien-12062021014137.html/baomoi-rfa612-02.jpg/@@images/808e83f4-59e3-4ca4-bb00-2da871b92494.jpeg

Bài báo của chuyên trang Pháp luật và bạn đọc trên Báo mới (ảnh trái) và ở tin gốc. Ảnh chụp màn hình

 

Tương tự, các tờ báo khác cũng đưa lại đoạn video Hoa hậu hòa bình Việt Nam nói tiếng anh trong phần thi hùng biện và dịch sang tiếng Việt, mặc dù vậy sau đoạn Thùy Tiên chuyển sang nói tiếng Thái là đoạn phim kết thúc. 

 

Duy có mạng báo Tuổi Trẻ, trong bài viết "Thùy Tiên đăng quang Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2021" của tác giả Hoài Phương là đăng đầy đủ video, nhưng không giải thích gì thêm về biểu tượng này. 

 

Như chúng tôi đã thông tin, cô Nguyễn Thúc Thùy Tiên, 23 tuổi, đăng quang cuộc thi Hoa hậu hòa bình thế giới (Miss Grand International 2021) vào tối 4/12 ở Thái Lan sau khi có bài phát biểu truyền cảm hứng và giơ ba ngón tay - biểu tượng của người biểu tình đòi dân chủ ở xứ Chùa Vàng. 

 

Hình ảnh ba ngón tay khép lại là biểu tượng chim Húng Nhại trong phim 'The Hunger Games' và được người biểu tình đòi dân chủ ở cả Thái Lan và Myanmar sử dụng trong các cuộc xuống đường trong năm 2021. 

 

Cử chỉ này lần đầu tiên xuất hiện ở Thái Lan chỉ vài ngày sau một cuộc đảo chính quân sự vào tháng 5 năm 2014 gây ra sự phẫn nộ trong cử tri trên khắp vương quốc, sau đó nó bị cấm. 

 

Đến năm 2021, người biểu tình ở Thái Lan, Myanmar và cả Hồng Kông đều sử dụng như một biểu tượng chống độc tài, một số người giải thích cử chỉ này biểu thị cho "tự do, bình đẳng và đoàn kết". Giải thích với tờ Matichon của Thái Lan sau khi đăng quang về biểu tượng mà cô đưa ra ở cuộc thi, Nguyễn Thúc Thùy Tiên nói. 

 

Tôi đã biết về tình hình ở Thái Lan cách đây vài tháng về những người đấu tranh và biểu tình ở Thái Lan. Vì vậy, tôi chỉ muốn giơ ba ngón tay với ý nghĩa của câu tiếng Thái: 'Hãy biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người'. 

 

Tôi nghĩ những gì đã xảy ra ở Thái Lan cách đây vài tháng và bây giờ hơi muộn để nói về nó. Vì vậy, tôi muốn nhắn nhủ đến nhiều người hơn nữa hãy giúp nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”. 

.

--------------------

.

.

 

Hoa hậu hòa bình Việt Nam giơ 3 ngón tay của người biểu tình Thái Lan trước khi đăng quang

RFA
2021.12.05

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/miss-grand-vietnam-raises-3-fingers-of-thai-protestes-symbol-before-being-crowned-12052021015337.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/miss-grand-vietnam-raises-3-fingers-of-thai-protestes-symbol-before-being-crowned-12052021015337.html/@@images/97b3f592-c989-42a5-a5aa-3a9b42ba4f94.png

Chụp màn hình video Miss Grand International 2021

 

Cô Nguyễn Thúc Thùy Tiên, 23 tuổi, vừa đăng quang cuộc thi Hoa hậu hòa bình thế giới (Miss Grand International 2021) vào tối 4/12 ở Thái Lan sau khi có bài phát biểu truyền cảm hứng và giơ 3 ngón tay - biểu tượng của người biểu tình đòi dân chủ ở xứ Chùa Vàng. 

 

Tuy nhiên, hình ảnh cô giơ 3 ngón tay đã bị các tờ báo trong nước kiểm duyệt và cắt đi, đây là  biểu tượng chim Húng Nhại trong phim 'The hunger games' và được người biểu tình đòi dân chủ ở cả Thái Lan và Myanmar sử dụng trong năm 2021 này. 

 

Trong phần thuyết trình bằng tiếng Anh, Nguyễn Thúc Thùy Tiên cho biết: 

 

"Hòa bình giống như không khí ở xung quanh chúng ta. Chúng ta sống và nghĩ về nó hàng ngày, nhưng không hiểu sao chúng ta cho rằng bảo vệ hòa bình không phải là nhiệm vụ của chúng ta. 

 

Chiến tranh không chỉ xảy ra ở quá khứ mà chiến tranh còn là cuộc chiến giữa thiên thần và ác quỷ trong mỗi người chúng ta. Vì thế chúng ta là những người có thể kiểm soát và kiềm chế nó. 

 

Việc lớn lên không cùng với cha mẹ đã dạy cho tôi điều quan trọng nhất của tình yêu là gì. 

Ngày hôm nay tôi đứng ở đây để sát cánh cùng với những người bị bỏ rơi và cả những ai muốn làm tổn thương người khác. 

 

Làm ơn hãy để tình yêu và sự cảm thông trỗi dậy trong bạn để chiến tranh và bạo lực không còn xảy ra nữa. 

 

Tôi từng bị bỏ rơi nhưng tôi sẽ không phớt lờ bạn vì tôi biết mỗi người chúng ta là một phần trong việc thay đổi thế giới .

 

Chúng ta đều là anh hùng của chính mình. Chúng ta hãy cùng nhau tạo lập một thế giới hòa bình và tươi đẹp!"

 

Ngay sau đó, Hoa hậu hòa bình Việt Nam nói một câu bằng tiếng Thái có nghĩa là "Làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người", đồng thời giơ cao 3 ngón tay khép lại. Giải thích với tờ Matichon của Thái Lan sau khi đăng quang về biểu tượng mà cô đưa ra ở cuộc thi, Nguyễn Thúc Thùy Tiên nói. 

 

Tôi đã biết về tình hình ở Thái Lan cách đây vài tháng về những người đấu tranh và biểu tình ở Thái Lan. Vì vậy, tôi chỉ muốn giơ ba ngón tay với ý nghĩa của câu tiếng Thái: 'Hãy biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người'. Tôi nghĩ những gì đã xảy ra ở Thái Lan cách đây vài tháng và bây giờ hơi muộn để nói về nó. Vì vậy, tôi muốn nhắn nhủ đến nhiều người hơn nữa hãy giúp nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”. 

 

Trong phần thi ứng xử ở tốp 5 chung cuộc, Hoa hậu hòa bình Việt Nam cũng ngỏ lời cảm ơn tới người đã sáng chế ra vắc-xin của hãng AstraZeneca và chia sẻ bản quyền miễn phí vì thế nó rẻ hơn những vắc-xin của các hãng khác. 

 

"Nếu có cơ hội được ngỏ lời với người mà tôi ngưỡng mộ, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới người đã sáng chế ra vắc-xin Astra vì cô ấy không cần tới số tiền thưởng dành cho bằng sáng chế. Tôi muốn nói với cô ấy rằng tôi cảm thấy vô cùng biết ơn. Đôi khi chúng ta làm việc tốt mà không cần tới sự ghi nhận".

 

Cũng trong cuộc thi Miss Grand 2020 tổ chức hồi tháng 3 năm nay, Hoa hậu hòa bình Myanmar - cô Han Lay cũng đã đưa cao 3 ngón tay khép lại ngay trên sân khấu của cuộc thi và sau đó đã phải ở lại Bangkok để xin tị nạn do lo sợ chính quyền quân sự của Miến Điện sẽ bắt giữ cô khi về nước. 

 

Tin, bài liên quan

·         Việt Nam đoạt giải Á hậu 3 Siêu quốc gia




No comments:

Post a Comment

View My Stats