Trao
đổi ý kiến – Một vài suy nghĩ về câu “tiên học lễ, hậu học văn”
Hoàng
Kim
Posted on 02/12/2021 by Boxit
VN
https://boxitvn.online/?p=78317
Câu “Tiên học lễ, hậu học văn” không rõ ai nói
và nói từ bao giờ, tác giả Nguyễn Hoàng Lan xếp câu “tiên học lễ, hậu học văn”
vào tục ngữ Việt Nam (Tục Ngữ Việt Nam nhà xuất bản thanh niên). Cho nên, không
hề có căn cứ nào để khẳng định chữ Lễ trong tiên học lễ là kinh lễ của Khổng Tử.
Lần đầu tiên câu “tiên học lễ, hậu học văn” được
giải thích rõ ràng ở trong lời đề tựa của cuốn Sơ học độc bản do Quan
chánh Đốc học Bắc Kỳ Pe’ralle ký tên năm 1915:
“Mục đích của những người làm sách này
là cốt để khai tâm tính các con trước khi luyện trí: “Tiên học lễ, hậu học
văn”. Nghĩ như thế thật là rất phải vì biết ăn ở cho phải đạo là điều trước hết.
Học giỏi là điều nên khen, nhưng học giỏi lại có nết na mới thực đáng khen hơn,
mà vừa được mọi người quí mến.”
Câu trên nếu ta bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn”
sẽ trở thành: “Mục đích của những người làm sách này là cốt để khai tâm tính
các con trước khi luyện trí. Nghĩ như thế thật là rất phải vì biết ăn ở cho phải
đạo là điều trước hết. Học giỏi là điều nên khen, nhưng học giỏi lại có nết na
mới thực đáng khen hơn, mà vừa được mọi người quí mến.”. Thì nghĩa không đổi
nhưng không có gì là lễ mễ cả.
Như vậy “Tiên học lễ, hậu học văn” là phương
châm của các nhà làm sách giáo khoa tiểu học thời xưa có nghĩa là: Khai tâm
tính trước khi luyện trí.
Khai tâm tính là dạy cho học sinh biết ăn ở phải
đạo và có nết na. Nên có thể hiểu “Tiên học lễ, hậu học văn” có nghĩa là dạy
cho học sinh tiểu học cách làm người trước khi dạy các môn luyện trí.
Phương châm khai tâm tính trước khi luyện trí
( tiên học lễ, hậu học văn) này được nhóm tác giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc,
Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận triệt để áp dụng khi soạn Quốc Văn Giáo Khoa Thư.
Lời tựa cho lớp đồng ấu viết: “Trong sách có
ba chương. Chương thứ nhất nói về bổn phận của đứa trẻ trong gia đình; chương
thứ nhì nói về bổn phận của đứa trẻ ở học đường; chương thứ ba nói về những
tính tốt, tính xấu của đứa trẻ”.
Tiên học lễ, hậu học văn không phải là một khẩu hiệu, nó là phương
châm giáo dục của các nhà soạn sách giáo khoa tiểu học thời bấy giờ, vậy muốn
xét lại phương châm này thì phải dựa vào Quốc Văn Giáo Khoa Thư, xem coi
sách có dạy học sinh biết ăn ở cho phải đạo và có nết na trước khi dạy luyện
trí hay không.
Vì thế, nếu đem câu “Tiên học lễ, hậu học văn”
ra ngoài phương châm soạn sách giáo khoa cho học sinh tiểu học, rồi tranh luận
“tiên học lễ, hậu học văn” như là một khẩu hiệu, như là một câu tục ngữ là điều
vô căn cứ, còn chụp mũ lễ mễ cho câu “tiên học lễ, học học văn” là điều hết sức
vô duyên.
Hiểu “Tiên học lễ, hậu học văn” là “ khai tâm
tính trước khi luyện trí” thì không cần gì phải chấm dứt sử dụng khẩu hiệu
“tiên học lễ, hậu học văn” để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo
như GS-TS Trần Ngọc Thêm đề nghị cả.
Phương châm giáo dục có thể thay đổi theo thời
gian, nên, nếu thấy học sinh tiểu học bây giờ thay đổi nhiều so với ngày xưa
thì dùng phương châm khác để thay cho “tiên học lễ, hậu học văn”.
Thí dụ: Nếu muốn dạy luyện trí trước khai tâm
thì cứ đề ra phương châm “luyện trí trước khai tâm”. Nếu muốn dạy cùng lúc thì
đề ra “luyện trí và khai tâm đồng thời”… Nhưng điều lưu ý là phương châm mới phải
được đưa vào sách giáo khoa dạy cho học sinh tiểu học chứ không phải chỉ là những
khẩu hiệu dán trên tường.
Hiện nay phương châm giáo dục học sinh tiểu học
là gì? Dạy cái gì trước cái gì sau? Xóa bỏ phương châm “tiên học lễ, hậu học
văn” mà không có phương châm thay thế có thể khiến cho những nhà soạn sách giáo
khoa tiểu học lạc lối rồi dạy cho học sinh tiểu học: “”Núi cao, sông hãy còn
dài/Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen” thì hỏng cả nền giáo dục.
H.K.
Tác giả gửi BVN
No comments:
Post a Comment